Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2

Sáng 30-8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chào mừng 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023).





Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2.

Cùng dự có đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy-giai đoạn 2 đã được nghiên cứu từ nhiều năm trước đây, UBND Thành phố đã phê duyệt dự án tại Quyết định số 4610/QĐ-UBND ngày 5/10/2011 bằng nguồn vốn ngân sách thành phố; tuy nhiên không được triển khai do nằm trong danh mục các công trình đình, giãn, hoãn tiến độ giai đoạn 2013-2015 của thành phố. Đến năm 2017, Dự án tiếp tục được nghiên cứu triển khai theo hình thức hợp đồng BT.

Năm 2019, thành phố Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết phải triển khai xây dựng cầu Vĩnh Tuy-giai đoạn 2 và đề nghị cho phép chuyển đổi hình thức dự án đầu tư từ hình thức hợp đồng BT sang đầu tư công bằng ngân sách của thành phố và được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 7/2/2020.

Dự án đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2673/QĐ-UBND ngày 24/6/2020 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 17/1/2023, với các nội dung chủ yếu sau:

Mục tiêu: Xây dựng hoàn thiện cầu Vĩnh Tuy đủ mặt cắt ngang theo quy hoạch nhằm từng bước hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai II của thành phố Hà Nội; tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố, bảo đảm an toàn giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng các quận: Hai Bà Trưng, Long Biên nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô theo quy hoạch.

Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng: công trình do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, Liên danh nhà thầu Vinaconex-Trung Chính thi công gói thầu chính vượt sông Hồng; cầu Vĩnh Tuy-giai đoạn 2 được xây dựng ngay bên cạnh cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 về phía hạ lưu, tim cầu giai đoạn 2 nằm song song và cách tim cầu giai đoạn 1 về phía hạ lưu sông Hồng 21,25m với hình dáng tương tự cầu giai đoạn 1.

Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê-tông cốt thép và bê-tông cốt thép dự ứng lực với tải trọng thiết kế HL-93 theo TCVN11823-2017; tần suất lũ thiết kế: P=1%; cấp động đất cấp tám (VIII); tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 3.473 m, trong đó phần cầu bao gồm 61 nhịp với chiều dài 3.123m, nhịp chính vượt dòng chủ dài 135m.

Điểm đầu giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai, điểm cuối giao với đường Đàm Quang Trung, đường Cổ Linh; mặt cắt ngang cầu B=19,25m (khai thác với 4 làn xe). Chiều cao tĩnh không H=11m, khẩu độ thông thuyền B>85m. Tổng mức đầu tư của dự án là 2.538 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp là 2.035 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án: từ năm 2020 đến năm 2023. Nguồn vốn: Ngân sách thành phố.

Dự án khởi công ngày 9/1/2021. Sau khi khởi công, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án, các nhà thầu xây dựng tiến độ phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc, thiết bị thi công 3 ca liên tục bám sát tiến độ tổng thể, quản lý tốt tiến độ Dự án, đặc biệt là các hạng mục, công việc thuộc đường găng phải hoàn thành.

Trong quá trình triển khai Dự án, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như: Công trình có điều kiện địa chất, thủy văn, phức tạp, thi công trong đô thị, vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông đi lại của giao thông đường thủy và đường bộ; Thi công trong mùa lũ, khi mực nước dâng cao phải dừng thi công và di chuyển máy móc, thiết bị thi công để tránh lũ; Dịch Covid-19 năm 2021 bùng phát trở lại, nhất là giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, việc huy động nhân công khó khăn phần nào ảnh hưởng đến tiến độ dự án; Biến động giá vật liệu xây dựng tăng, nhất là thép xây dựng khiến nhiều doanh nghiệp, nhà thầu gặp khó khăn,…

Mặc dù việc triển khai Dự án gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, sự nỗ lực quyết tâm của Ban Quản lý dự án, tư vấn giám sát và các nhà thầu thi công; đến nay công trình đã hoàn thành bảo đảm tiến độ, an toàn, chất lượng và mỹ quan đô thị và được Cục Quản lý đầu tư xây dựng-Bộ Giao thông vận tải ra thông báo kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình, đủ điều kiện đưa vào khai thác sử dụng đúng vào dịp chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh và chào mừng 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; rút ngắn thời gian xây dựng khoảng 4 tháng so với kế hoạch.





Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy-giai đoạn 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là công trình đóng vai trò quan trọng, góp phần giải quyết điểm nghẽn giao thông kết nối giữa hai bờ sông Hồng, nhằm hoàn thiện tuyến đường Vành đai 2 và kết nối với các tuyến vành đai khác của thành phố Hà Nội mà chúng ta đang triển khai, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề cho việc hình thành không gian phát triển mới, chuỗi các đô thị phía bắc Thủ đô.

Thủ tướng nêu rõ, phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, dành nguồn lực lớn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau và chính sách phù hợp để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều công trình giao thông hiện đại như đường bộ cao tốc, những cây cầu mới, bến cảng, sân bay đã và đang được tích cực đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, giúp khai thác được lợi thế so sánh của các vùng, miền, khai thác hiệu quả hơn nguồn lực đất đai, con người, văn hóa, xã hội…

Đối với Hà Nội, thời gian qua chúng ta đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu giao thông theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có cây cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là một cấu thành quy hoạch giao thông Hà Nội. Cầu Vĩnh Tuy (bao gồm cả cầu giai đoạn 1) là cây cầu có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất Hà Nội với 8 làn xe ô-tô (40m).

Với việc hoàn thành giai đoạn 2 cầu Vĩnh Tuy góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố; giải quyết áp lực cho các tuyến giao thông trọng điểm của Thủ đô, nhất là giảm tải lưu lượng trên cầu Thanh Trì và đường Vành đai 3; từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Hà Nội theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Mặc dù việc thi công dự án cầu Vĩnh Tuy-giai đoạn 2 gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài; mặt bằng thi công trên sông, điều kiện thủy văn sông Hồng phức tạp, thời tiết khắc nghiệt… nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị thành phố Hà Nội và sự ủng hộ của các cơ quan Trung ương, giúp đỡ các bộ, ngành liên quan, nhân dân chung quanh dự án; đặc biệt, Ban Quản lý dự án, các nhà thầu, các đơn vị tư vấn và các cán bộ, công chức, người lao động tham gia xây dựng công trình đã có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tích cực đổi mới tư duy, cách nghĩ cách làm để khắc phục các khó khăn về dịch bệnh, thời tiết bất lợi, làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ, làm việc không kể ngày đêm, “tăng ca, tăng kíp”, huy động đủ nguồn lực, thiết bị và máy móc, thực hiện nghiêm các quy trình kỹ thuật theo quy định, sau gần 3 năm thi công, dự án cầu Vĩnh Tuy-giai đoạn 2 dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan liên quan, đã hoàn thành vượt tiến độ, không đội vốn, đây là một cố gắng lớn trong điều kiện khó khăn.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương sự quyết tâm, quyết liệt, nhạy bén, sáng tạo, tích cực đổi mới của các chủ thể có liên quan, gồm các cơ quan lãnh đạo, quản lý, tư vấn, nhà thầu, nhân dân vùng dự án; nêu rõ, từ kết quả và ý nghĩa của công trình này càng củng cố thêm cho chúng ta những kinh nghiệm quý trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển hạ tầng nói riêng, đó là không có việc gì khó, quan trọng phải có quyết tâm cao, hành động quyết liệt, hiệu quả.

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhất là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; cùng với đó là phân bổ nguồn lực, tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc. Chuẩn bị kỹ các khâu chuẩn bị như thiết kế, lựa chọn nhà thầu, tư vấn…; lường trước các vấn đề khó khăn chưa có tiền lệ; phát huy nội lực, tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại, quyết tâm hành động từ các cấp, các ngành liên quan, các địa phương, từ đó để có thêm kinh nghiệm triển khai các dự án lớn như đường Vành đai 4, nhất là các khâu thiết kế, đặc biệt là khâu giải phóng mặt bằng. Sau công trình này, Thủ tướng đề nghị các cơ quan liên quan tổng kết, sơ kết đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm quản lý, điều hành, nhất là trong việc huy động sức mạnh của nhân dân.

Sắp tới, Thủ tướng đề nghị khẩn trương hoàn thiện đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện. Khẩn trương nghiên cứu tổng thể giải pháp kết nối giao thông của thành phố Hà Nội, nhất là xử lý các điểm nghẽn giao thông, vệ sinh môi trường trong đó có môi trường sống, các hạ tầng điện, nước, viễn thông đang quá tải, các vấn đề liên quan hệ thống sông ngòi, không gian phát triển để vừa khai thác các yếu tố thiên nhiên, vừa làm cho sạch đẹp, giữ gìn môi trường tốt hơn. Vấn đề liên quan nhà ở cần phân bổ, quy hoạch lại dân cư để giảm tải ùn tắc ở khu vực trung tâm.

Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư cầu Tứ Liên trong năm 2024, triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn từ nay đến năm 2025 với kinh nghiệm là không được đầu tư dàn trải vì nguồn lực có hạn, phải ưu tiên nguồn lực để giải quyết bài toán tổng thể, vừa bảo đảm các vấn đề cụ thể.

Đối với các dự án đang triển khai, Thủ tướng đánh giá dự án giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 cơ bản hoàn thành; biểu dương chính quyền các cấp thành phố Hà Nội đã làm tốt việc này; biểu dương chính quyền, cả hệ thống chính trị đã vận động nhân dân vào cuộc; đề nghị sau đây, hoàn chỉnh hồ sơ, các cơ quan liên quan giảm bớt thủ tục hành chính, triển khai đầu tư nhanh dự án phần đầu tư công; tiếp tục khởi công các cầu như Hồng Hà, Mễ Sở trong năm 2024; chú trọng vấn đề mỹ thuật công trình khi thiết kế, nhất là cây cầu ở Hà Nội cũng là một sản phẩm du lịch, nâng tầm văn hóa, điều kiện tự nhiên, xã hội, mang tính đặc trưng, xứng tầm với Thủ đô Hà Nội, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh.

Trong quá trình triển khai các dự án, các bộ, ngành, địa phương cùng Hà Nội phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, bảo đảm tiến độ, không đội vốn, bảo đảm kỹ mỹ thuật, an toàn lao động. Từ đây, chúng ta tiếp tục công tác quy hoạch Thủ đô, tập trung trí tuệ của cả hệ thống chính trị, nhân dân, nhà khoa học, chuyên gia, bạn bè quốc tế, để làm quy hoạch bài bản, lớp lang, bảo đảm chất lượng, tiến độ, xứng tầm Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình; khai thác tiềm năng, huy động được sức mạnh tổng hợp.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ đồng hành, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả cùng Hà Nội làm tốt nhất công tác quy hoạch, đáp ứng các yêu cầu theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ, Quốc hội, Thành phố Hà Nội liên quan Thủ đô. Thủ tướng cũng yêu cầu Trung ương và Hà Nội phải tích cực, chủ động, khẩn trương trong vấn đề này, tranh thủ mọi cơ hội để vươn lên phát triển, không phụ lòng tin của nhân dân với tinh thần đã làm tốt rồi thì tốt hơn nữa, đã cố gắng rồi thì cố gắng hơn nữa, nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn nữa, theo đúng theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “Năm sau tốt hơn năm trước”.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan, thành phố Hà Nội tiếp tục giải quyết tốt các vấn đề còn lại sau khi khánh thành cầu Vĩnh Tuy-giai đoạn 2.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo đã thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy-giai đoạn 2.



Nguồn

Cùng chủ đề

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Thực hiện vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu chủ yếu

Ngày 11-1, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức Hội nghị người lao động để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Thép Việt Nam.  Các đại biểu dự Hội nghị người lao động Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Năm 2024, gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thị...

Kiểm tra, giám sát trong Đảng: Nâng cao chất lượng chuẩn bị đại hội

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, thời gian qua các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã và đang triển khai kịp thời nhiệm vụ nhằm giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, góp phần chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Định Hóa. Để góp phần chuẩn...

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực ngay từ đầu năm

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng (tăng hơn 10% so với năm 2024). Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bám sát kế hoạch, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.  Công ty TNHH KD Heat Technology Thái Nguyên chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nhiệt tôi cao tần. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn...

Giao lưu văn hóa Hàn Quốc tại Đại học Thái Nguyên

Tối 10-1, tại Đại học Thái Nguyên, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Thái Nguyên phối hợp với tổ chức DIVA (Hàn Quốc) tổ chức chương trình giao lưu và trải nghiệm tiếng Hàn, văn hóa Hàn Quốc.  Phần thi nói tiếng Hàn của một sinh viên. Điểm nhấn của Chương trình là Cuộc thi nói tiếng Hàn với sự tham gia của 7 thí sinh xuất sắc. Các bài thi xoay quanh những chủ đề như tình hữu nghị...

Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở TP. Phổ Yên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Qua đó tạo sức lan tỏa, góp phần giúp các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực thi đua...

Cùng tác giả

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Thực hiện vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu chủ yếu

Ngày 11-1, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức Hội nghị người lao động để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Thép Việt Nam.  Các đại biểu dự Hội nghị người lao động Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Năm 2024, gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thị...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thành lập Trường THPT Lê Hồng Phong, TP. Phổ...

Các đại biểu dự Lễ Kỷ niệm Về dự buổi Lễ có lãnh đạo một số cơ quan thuộc các bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Thái Nguyên có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đặng  Xuân Trường, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Bùi Văn Lương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Phổ...

Kiểm tra, giám sát trong Đảng: Nâng cao chất lượng chuẩn bị đại hội

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, thời gian qua các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã và đang triển khai kịp thời nhiệm vụ nhằm giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, góp phần chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Định Hóa. Để góp phần chuẩn...

Sản phẩm OCOP đón sóng thị trường Tết

Thay vì bán hàng riêng lẻ, liên kết là cách mà nhiều chủ thể OCOP (chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) lựa chọn nhằm tạo nên bộ sản phẩm vừa đa dạng vừa tiện dụng, tăng tính cạnh...

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực ngay từ đầu năm

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng (tăng hơn 10% so với năm 2024). Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bám sát kế hoạch, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.  Công ty TNHH KD Heat Technology Thái Nguyên chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nhiệt tôi cao tần. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn...

Cùng chuyên mục

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Thực hiện vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu chủ yếu

Ngày 11-1, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức Hội nghị người lao động để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Thép Việt Nam.  Các đại biểu dự Hội nghị người lao động Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Năm 2024, gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thị...

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực ngay từ đầu năm

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng (tăng hơn 10% so với năm 2024). Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bám sát kế hoạch, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.  Công ty TNHH KD Heat Technology Thái Nguyên chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nhiệt tôi cao tần. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn...

Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh: Dư nợ tín dụng đạt trên 155 tỷ đồng

Ngày 10-1, Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh, phường Tiên Phong (TP. Phổ Yên), tổ chức Đại hội đại biểu thành viên năm 2024. Đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên chúc mừng Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh. Năm 2024, vượt qua khó khăn do suy giảm kinh tế và biến động lãi suất huy động, Quỹ tín dụng nhân dân Yên Minh tiếp tục duy trì hoạt động ổn định và phát triển....

Masan High-Tech Materials: “Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024”

Masan High-Tech Materials vừa được vinh danh “Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024” tại Lễ công bố và trao giải VNR500 do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo Vietnamnet tổ chức. Masan High-Tech Materials được vinh danh “Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024”. Masan High-Tech Materials (MHT) góp mặt trong Bảng xếp hạng VNR500 nhờ những thành tựu và giải pháp chiến lược...

Xử lý phụ phẩm nông nghiệp hữu cơ, phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn

Đây là nội dung Hội thảo do Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức ngày 10-1. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia và đại diện 50 hộ dân người dân tộc thiểu số ở các xã Văn Hán, Nam Hòa (Đồng Hỷ). Đại diện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tham luận tại Hội thảo. Tại Hội thảo, các đại biểu được phổ biến kinh nghiệm của thế giới và...

Cơ hội hợp tác giữa Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Công ty CP Gang thép Thái Nguyên

Chiều 8-1, tại trụ sở Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) diễn ra Hội nghị làm việc giữa Tổng cục Công nghiệp quốc phòng với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên và Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Các đại biểu dự Hội nghị. Dự Hội nghị có các đồng chí: Đoàn Thị Hảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cùng các ĐBQH tỉnh...

Sử dụng vật tư nông nghiệp hiệu quả

Với 42.044ha đất cấy lúa cả năm, 54.430ha đất trồng cây lâu năm và 13.694ha đất trồng cây hàng năm, nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh là khá lớn. Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước nên việc sử dụng vật tư nông nghiệp của người dân bảo đảm đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả. Người trồng na trong tỉnh sử dụng phân bón hữu cơ...

Doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng xanh

Với mục tiêu hướng tới các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, những năm gần đây, gói tín dụng xanh được các tổ chức tín dụng triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Gói tín dụng này bước đầu đã đem lại lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế, hướng tới tăng trưởng xanh, bền vững. Tuy nhiên, để tiếp cận với nguồn tín dụng này, nhiều doanh nghiệp đang...

Nhu cầu chăm sóc xe ô tô tăng cao dịp giáp Tết

Tết Nguyên đán đang đến gần, các trung tâm chăm sóc xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận lượng khách tăng đột biến. Nhiều cơ sở phải hoạt động với công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tại các cơ sở chăm sóc xe hơi, showroom ô tô lớn, lượng xe đến bảo dưỡng, vệ sinh trong những tháng giáp Tết tăng khoảng 30%. Theo khảo sát của chúng tôi tại các showroom ô...

Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Yên Bình 3

Ngày 8-1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành trong quý I/2025. Đây là cơ sở để...

Tin nổi bật

Tin mới nhất