Powered by Techcity

Thơm hương chè, thắm hương tình


Nắng mùa Thu như trải mật trên những nương chè ngát xanh, gió vi vút thổi đưa hương chè thơm mùi nắng mai khiến tâm hồn được nới lỏng, thảnh thơi “vờn nghịch” những búp chè non mỡn, mỡ màng. Bức tranh quê thanh bình và hữu tình, khiến ai dù chỉ một lần đặt chân đến những vùng chè nổi tiếng của huyện Đại Từ đều không nỡ rời chân…





Một góc đồi chè xóm Cầu Đá, xã Hoàng Nông (Đại Từ).
Một góc đồi chè xóm Cầu Đá, xã Hoàng Nông (Đại Từ).

Chè “tham gia” làm du lịch

Đứng trên đỉnh đồi chè xóm Cầu Đá, xã Hoàng Nông (Đại Từ), có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng không gian bao la, rộng lớn, ngước lên là nền trời xanh thẳm, mây trắng lảng bảng bay, dưới là thảm chè xanh mướt mát như nhung, óng ánh như mạ vàng khi mặt trời chiếu rọi lên những giọt sương sớm long lanh đậu trên búp chè.

Để đón đợi, chiêm ngưỡng những khoảng khắc này, chúng tôi đã phải dậy rất sớm, vượt hơn 30km từ TP. Thái Nguyên lên với Hoàng Nông – một trong những địa phương của huyện Đại Từ không chỉ nổi tiếng bởi thức uống từ chè mà còn có phong cảnh hữu tình mê hoặc lòng người từ những đồi chè bát úp, những con suối, mặt hồ trong xanh… Nhiều du khách từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh đã tìm đến Hoàng Nông để du lịch, píc-níc, nghỉ dưỡng, tham gia trải nghiệm thu hái, sản xuất chè cùng bà con nơi đây.

Anh Nguyễn Văn Dũng, ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết: Trước kia, tôi từng học đại học ở Thái Nguyên nên có khá nhiều bạn bè, những ngày nghỉ lễ, các bạn thường mời tôi lên Thái Nguyên chơi. Lần này, chúng tôi chọn Hoàng Nông là điểm đến, thật là một sự lựa chọn tuyệt vời. Chúng tôi ngắm đồi chè vào buổi sớm, sau đó đi tắm suối Cửa Tử, rồi cùng nhau nướng thịt, tổ chức ăn uống, ca hát bên bờ suối… Dự định tiếp theo, chúng tôi sẽ tham gia một buổi trải nghiệm thu hái, sao sấy chè cùng một gia đình ở xóm Cầu Đá.

Không chỉ có Hoàng Nông mới mang lại cho du khách những phút giây thư giãn thú vị, vui vẻ bên người thân, bạn bè mà đến với những địa danh như Tiên Hội, Bản Ngoại, La Bằng, Phú Xuyên, Yên Lãng, Phú Thịnh, Phú Cường, Minh Tiến… du khách cũng được hòa mình vào thiên nhiên, được sải bước bên những đồi chè bát úp, những nương chè trải rộng ngút tầm mắt, được người nông dân chăm bón kỹ càng, cẩn thận.

Từ lâu, cây chè đã là một trong những cây kinh tế mũi nhọn của huyện Đại Từ, không chỉ giúp người làm chè thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu; giờ đây, nhằm giúp hương chè Đại Từ ngày càng bay xa, huyện Đại Từ đã tích cực xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè gắn với phát triển du lịch.

Các “nhà” cùng hợp tác   

Đến hẹn lại lên, cứ 2 năm 1 lần, huyện Đại Từ lại tổ chức Lễ hội Trà với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, như: Tổ chức thi gian hàng và trình diễn nghệ thuật pha trà; trưng bày ảnh đẹp; không gian thưởng trà; tổ chức Hội thi “Bàn tay vàng chế biến chè”… Đặc biệt, năm 2024, Lễ hội Trà Đại Từ có thêm điểm mới là huyện đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao giá trị cây chè và sản phẩm trà gắn với phát triển du lịch”, với sự tham dự của các nhà quản lý; nhà khoa học; nghệ nhân sản xuất, chế biến chè; nghệ nhân pha trà; người có chuyên môn am hiểu, nghiên cứu về cây chè và sản phẩm trà…





Người dân xóm Hòa Tiến 2, xã Minh Tiến thu hái chè.
Người dân xóm Hòa Tiến 2, xã Minh Tiến (Đại Từ), thu hái chè.

Tại Hội thảo, đại diện đại biểu đã sôi nổi trao đổi, thảo luận, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao giá trị cây chè và các sản phẩm trà gắn với phát triển du lịch ở địa phương, như: Chuyển đổi cơ cấu giống chè chất lượng; bảo tồn giống chè trung du; sản xuất chè an toàn, hữu cơ để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, an toàn; đầu ra cho sản phẩm trà của các hợp tác xã; sản xuất chè theo chuỗi; đa dạng hoá sản phẩm trà; phát triển các sản phẩm trà gắn với du lịch…

Đại Từ là vùng đất có điều kiện thuận lợi về đất đai, thời tiết, khí hậu… phù hợp cho sự phát triển cây chè. Với diện tích chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên và đứng thứ 2 so với các huyện trong cả nước (hơn 6.500ha), cây chè được địa phương xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết Đại hội Đại biểu đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, xác định “Đẩy mạnh phát triển cây chè, phát triển nông nghiệp chất lượng cao là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2020 – 2025”…

Để nghị quyết đi vào cuộc sống, bên cạnh việc quy hoạch vùng nguyên liệu, với chính sách hỗ trợ 100% giá giống chè, địa phương đã chỉ đạo trồng mới, trồng thay thế các giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao (chủ yếu là các giống chè lai), nâng tổng diện tích trồng chè giống mới của huyện lên 5.300ha (chiếm 80% diện tích).

Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất chè cũng luôn được các cấp, ngành và người làm chè trong huyện quan tâm; công tác tập huấn, chuyển giao khoa học – công nghệ được thực hiện thường xuyên, liên tục; việc hỗ trợ sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, cấp mã số vùng trồng, lắp đặt hệ thống tưới chè tiết kiệm được thực hiện hiệu quả.

Diện tích chè toàn huyện được lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm đến nay là trên 1.500ha; diện tích sản xuất chè Đông trên 1.600ha; diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là 1.836ha, chứng nhận hữu cơ là 15ha; 18 vùng nguyên liệu chè được cấp mã số vùng trồng… Nhờ đó, năng suất chè đạt gần 130tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt hơn 80.000 tấn; giá trị chè hàng năm đạt trên 2.000 tỷ đồng; giá trị trên 1ha đất trồng chè đạt trên 400 triệu đồng/năm…

Đến nay, huyện Đại Từ có 53 làng nghề; 136 tổ hợp tác; 58 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh chè, góp phần mang đến người tiêu dùng những sản phẩm trà chất lượng, mẫu mã đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, các cơ quan chuyên môn và các xã, thị trấn đã tích cực, chủ động tuyên truyền, hỗ trợ người dân trong việc cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về thị trường thông qua công tác khuyến nông, khuyến công, các hoạt động xúc tiến thương mại như: Hội chợ triển lãm, Festival chè của tỉnh; Lễ hội Trà do huyện tổ chức…

Đến nay, đã có trên 10 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia website chè tích hợp hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm trà Thái Nguyên; 9 đơn vị lập được website riêng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trà; 40 sản phẩm trà được bán trên các sàn thương mại điện tử. Huyện đã có 22 sản phẩm trà được công nhận sản phẩm OCOP (trong đó có 15 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 7 sản phẩm đạt OCOP 4 sao)…

Đi giữa nương chè, dừng chân bên quán nhỏ, thưởng thức trà thơm với cốm nếp Vải trong tiết trời thu tháng Tám, thấy lòng mình khoan khoái, dẽ dịu đến lạ thường… Có lẽ, trong chén trà thơm, người làm chè đã ấp ủ, gửi gắm vào đó cả hương tình nên mới làm đắm say lòng người đến thế…





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202409/thom-huong-che-tham-huong-tinh-d49230d/

Cùng chủ đề

Quán triệt, triển khai các văn bản về đại hội đảng các cấp

Ngày 18-9, Đảng bộ Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, với hơn 300 đại biểu tham dự. Các đại biểu dự Hội nghị. Tại Hội nghị, các đại biểu được quán triệt nội dung cơ bản, quan trọng của Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội...

Bí thư Đảng ủy Đại học Thái Nguyên nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Ngày 18-9, Đảng bộ Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) tổ chức Lễ trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng đối với đồng chí Phạm Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng ĐHTN. Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, dự buổi Lễ. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Sơn trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng...

Làng nghề Cam Giá khát khao khôi phục vườn đào

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, người dân ở Làng nghề trồng hoa đào Cam Giá, phường Cam Giá (TP. Thái Nguyên), bị thiệt hại khá nặng nề. Trong tổng diện tích trên 30ha trồng đào có 22ha bị ngập úng, hư hỏng, ước thiệt hại gần 22 tỷ đồng. Mặc dù nhiều gia đình mất trắng tiền tỷ nhưng bà con nơi đây không nản, quyết tâm khôi phục lại vườn đào... Toàn bộ 1.400 gốc...

Chủ động, sáng tạo hơn nữa trong triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông

Chiều 17-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo, nhằm bàn giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Phiên họp được...

Các ngân hàng rà soát thiệt hại để hỗ trợ khách hàng

Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 và ảnh hưởng mưa lũ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đang cùng các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn rà soát, tổng hợp, đánh giá thiệt hại của khách hàng để kịp thời áp dụng có biện pháp hỗ trợ. Hoạt động giao dịch, hỗ trợ khách hàng tại Ngân hàng thương...

Cùng tác giả

Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Người

Lời căn dặn của Bác như một lời hiệu triệu tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đánh đuổi giặc ngoại xâm, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ghi sâu lời dạy của Người, 70 năm qua, tỉnh Phú Thọ đã cùng với cả nước đã lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lời Người vang vọng...

Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ

Trong mưa lũ, khi bị thương, người dân sơ cứu đúng cách, đầy đủ theo các bước, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván. Trong mưa lũ gười dân trang bị các thiết bị bảo hộ đầy đủ như giày, găng tay… khi lao động, dọn dẹp. Việc này giúp hạn chế vết thương chảy máu hoặc vết xước nhỏ, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Trường hợp bị thương, người dân sơ cứu...

Cứu trợ vùng bão lũ: Kịp thời, thiết thực, đúng người, đúng thời điểm

Để biết người dân bị ảnh hưởng của bão lũ cần gì nhất thì các đoàn cứu trợ nên liên lạc thông qua kênh chính thức là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập Đỏ.   “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các...

Quán triệt, triển khai các văn bản về đại hội đảng các cấp

Ngày 18-9, Đảng bộ Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, với hơn 300 đại biểu tham dự. Các đại biểu dự Hội nghị. Tại Hội nghị, các đại biểu được quán triệt nội dung cơ bản, quan trọng của Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội...

Bí thư Đảng ủy Đại học Thái Nguyên nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Ngày 18-9, Đảng bộ Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) tổ chức Lễ trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng đối với đồng chí Phạm Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng ĐHTN. Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, dự buổi Lễ. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Sơn trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng...

Cùng chuyên mục

Làng nghề Cam Giá khát khao khôi phục vườn đào

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, người dân ở Làng nghề trồng hoa đào Cam Giá, phường Cam Giá (TP. Thái Nguyên), bị thiệt hại khá nặng nề. Trong tổng diện tích trên 30ha trồng đào có 22ha bị ngập úng, hư hỏng, ước thiệt hại gần 22 tỷ đồng. Mặc dù nhiều gia đình mất trắng tiền tỷ nhưng bà con nơi đây không nản, quyết tâm khôi phục lại vườn đào... Toàn bộ 1.400 gốc...

Chủ động, sáng tạo hơn nữa trong triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông

Chiều 17-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo, nhằm bàn giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Phiên họp được...

Các ngân hàng rà soát thiệt hại để hỗ trợ khách hàng

Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 và ảnh hưởng mưa lũ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đang cùng các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn rà soát, tổng hợp, đánh giá thiệt hại của khách hàng để kịp thời áp dụng có biện pháp hỗ trợ. Hoạt động giao dịch, hỗ trợ khách hàng tại Ngân hàng thương...

Nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Năm nay, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ giao là trên 5.612 tỷ đồng; HĐND, UBND tỉnh giao trên 9.299 tỷ đồng. Với quyết tâm giải ngân đạt 100% vốn theo kế hoạch, tỉnh xác định phương châm “Triển khai tốt, giải ngân nhanh, điều hành linh hoạt”, thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn. Kết quả giải ngân vốn đầu tư...

Cục Chăn nuôi: Kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Nguyên

Ngày 16-9, Đoàn công tác của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) kiểm tra thực tế thiệt hại do bão số 3 gây ra và công tác khắc phục hậu quả trong chăn nuôi tại Thái Nguyên. Thành viên Đoàn công tác của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) kiểm tra thực tế tại một trang trại chăn nuôi gà ở xóm Vải, xã Cao Ngạn (TP. Thái Nguyên). Xã có 89 trang trại chăn nuôi, trong đó...

Chi cục Hải quan Thái Nguyên: Thu ngân sách năm 2024 đạt trên 69% chỉ tiêu được giao

Đến ngày 31-8, thu ngân sách nhà nước thông qua Chi cục Hải quan Thái Nguyên đạt trên 1.726 tỷ đồng, bằng 69,04% chỉ tiêu được giao (2.500 tỷ đồng) và bằng 97% cùng kỳ năm trước. Tổng số tờ khai tại Chi cục đạt 73.561 tờ khai, tăng 8% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 20,4 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ. Lãnh đạo Chi cục Hải quan Thái Nguyên trao đổi, hỗ trợ bộ phận...

Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất: Nhiều thay đổi đáng được quan tâm

Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai năm 2024 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Để Luật đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, thiết thực, tạo thuận lợi cho công tác quản lý cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân, tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thực hiện tốt việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa, đất rừng đặc...

Thái Nguyên cấp mới 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 7,67 triệu USD

Trong tháng 8-2024, toàn tỉnh cấp mới đăng ký kinh doanh cho 134 doanh nghiệp (DN) với số vốn đăng ký 740 tỷ đồng; cấp điều chỉnh thay đổi cho 302 DN, cấp phép thành lập 71 đơn vị trực thuộc. Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH SHINPOONG TECH VINA, Khu công nghiệp Sông Công I. Ảnh: CTV Tính chung 8 tháng năm 2024, toàn tỉnh cấp mới đăng ký kinh doanh cho 742 DN với số vốn đăng ký 6.345...

Dồn lực khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh bị ngập lụt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp; nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan sau đợt mưa lũ rất cao. Theo ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay, ngành Nông nghiệp đang chỉ đạo các đơn vị, địa phương dồn lực khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt...

Ổn định sản xuất tại các doanh nghiệp, điểm mỏ

Bám sát sự chỉ đạo của các bộ, ngành, tập đoàn, UBND tỉnh, từ khi bão số 3 xuất hiện, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch để ứng phó. Nhờ sự chủ động với nhiều giải pháp cụ thể, các DN đều duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra. Công ty Than Khánh Hòa có nhiều giải pháp đảm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất