Powered by Techcity

Thái Nguyên bứt tốc giải ngân vốn đầu tư công


Chỉ còn 1 tháng nữa để thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tức là đến hết tháng 1-2025. Đây được xem là giai đoạn “nước rút” để các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân nguồn vốn thực hiện các công trình, dự án, nhằm mục tiêu hoàn thành tối thiểu 95% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhiều công trình, dự án đang được thi công “bứt tốc” để về đích theo kế hoạch.





Thi công thảm nhựa những mét mặt đường cuối cùng thuộc gói thầu số 1 Dự án đường Vành đai V, đoạn qua tỉnh Thái Nguyên (nối huyện Phú Bình với tỉnh Bắc Giang). Ảnh: N.N
Thi công thảm nhựa những mét mặt đường cuối cùng thuộc gói thầu số 1 Dự án đường Vành đai V, đoạn qua tỉnh Thái Nguyên (nối huyện Phú Bình với tỉnh Bắc Giang). Ảnh: N.N

Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ giao là trên 5.612 tỷ đồng; HĐND, UBND tỉnh giao trên 9.299 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, công tác giao vốn đã được UBND tỉnh thực hiện sớm, làm cơ sở để các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án; các chủ đầu tư thanh toán vốn kịp thời cho nhà thầu thi công. Tỉnh xác định phương châm “triển khai tốt, giải ngân nhanh, điều hành linh hoạt”, thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 trên địa bàn tỉnh còn đạt thấp, nhiều công trình chậm đưa vào sử dụng, tồn đọng vốn. Tính đến ngày 16/12/2024, thanh toán vốn kế hoạch năm 2024 đạt trên 4.261/5.612 tỷ đồng, đạt 76% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 47% kế hoạch vốn địa phương giao.

Mặc dù gặp không ít khó khăn song nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã và đang rất nỗ lực hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Tính đến ngày 10/12/2024, huyện Đồng Hỷ giải ngân vốn đầu tư công đạt 72,5% kế hoạch. Tổng vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã giao là trên 9,3 tỷ đồng, tính đến ngày 6/12/2024 mới giải ngân được 36,9% kế hoạch.

Để đốc thúc tiến độ giải ngân, tại cuộc họp của UBND huyện tổ chức trung tuần tháng 12-2024, đồng chí Vũ Thị Anh Dung, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ, đề nghị các phòng, ban, đơn vị nỗ lực hơn nữa, nỗ lực từng ngày để đạt được yêu cầu tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Đồng chí cũng yêu cầu các phòng, ban, đơn vị tiếp tục tham mưu, đề xuất giải pháp phù hợp giúp UBND huyện chỉ đạo thực hiện hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Đồng chí Vũ Duy Nghĩa, Chủ tịch UBND TP. Sông Công, cho biết: Để đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, chúng tôi đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án chuyển tiếp, kéo dài từ các năm trước để bàn giao đưa vào sử dụng trong năm nay; đồng thời hoàn thiện thủ tục để khởi công dự án mới được giao vốn. Hằng tuần, lãnh đạo UBND thành phố đều tổ chức họp để kiểm điểm việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, giám sát và đôn đốc tiến độ thi công từng dự án…

Năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh (viết tắt là Ban QLDA giao thông) được giao kế hoạch vốn trên 1.989 tỷ đồng, với 11 dự án, trong đó riêng Dự án Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên – Bắc Giang – Vĩnh Phúc có tổng kế hoạch vốn năm 2024 là trên 1.252 tỷ đồng, đến ngày 16/12/2024 mới giải ngân được gần 50% kế hoạch vốn.

Ông Bùi Tiến Chính, Giám đốc Ban QLDA giao thông, cho biết: Chúng tôi quyết liệt chỉ đạo, yêu cầu các nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị để triển khai thêm các mũi thi công; tăng ca, kíp khi điều kiện thời tiết thuận lợi, bảo đảm thi công đến đâu có sản phẩm đủ điều kiện nghiệm thu đến đó. Tuy nhiên, do thời tiết năm nay mưa nhiều, nguồn cung cấp vật liệu khó khăn và năng lực của số ít nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu nên tiến độ thi công các cây cầu và tường chắn có cốt còn chậm, nguy cơ không hoàn thành trước ngày 31/3/2025. Ban QLDA giao thông đã báo cáo UBND tỉnh đưa nhà thầu phụ vào để đẩy nhanh tiến độ thi công.





Công ty CP Minh Đăng đẩy nhanh tiến độ thi công phần dầm cầu vượt Quốc lộ 3 trên Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc.
Công ty CP Minh Đăng đẩy nhanh tiến độ thi công phần dầm cầu vượt Quốc lộ 3 trên Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên – Bắc Giang – Vĩnh Phúc.

Theo tính toán của Ban QLDA giao thông, đối với Dự án Tuyến đường liên kết, kết nối vùng, đến ngày 31/12/2024 khả năng giải ngân nguồn vốn đạt trên 800 tỷ đồng, còn khoảng 350 tỷ đồng khó có thể giải ngân theo kế hoạch, vì thế đơn vị đề nghị UBND tỉnh cho kéo dài sang năm 2025.

Còn đối với các dự án khác do Ban QLDA giao thông làm chủ đầu tư, như: Tuyến đường Vành đai V đoạn qua tỉnh Thái Nguyên (nối huyện Phú Bình với tỉnh Bắc Giang) năm 2024 được giao kế hoạch vốn trên 204 tỷ đồng; tuyến đường nối ĐT.261 – ĐT.266 được giao trên 180 tỷ đồng… Ban cam kết với UBND tỉnh giải ngân xong trước ngày 31/1/2025.

Tìm hiểu thực tế tại một số địa phương, chúng tôi nhận thấy các nhà thầu đang tăng tốc thi công 3 ca 4 kíp để đảm bảo tiến độ các công trình, dự án. Việc nghiệm thu, thanh toán cũng được thực hiện khẩn trương, tránh dồn việc vào tháng cuối cùng.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, theo đồng chí Hà Văn Dương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: Sở đã tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tháo gỡ các điểm nghẽn, tập trung đẩy mạnh, giải quyết dứt điểm vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chỉ đạo nhà thầu bổ sung máy móc, nhân lực, phục vụ thi công, tranh thủ triệt để giai đoạn thời tiết thuận lợi để tổ chức thi công, tăng ca, tăng kíp, đảm bảo thời gian, tiến độ.                                                                                                                      

Trong 2 tháng cuối năm 2024, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp để nắm bắt những khó khăn trong thực hiện các dự án, từ đó đề ra giải pháp quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc cam kết về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai từng dự án cụ thể phải được báo cáo, đề xuất, tham mưu giải pháp sát thực tế để có hướng xử lý ngay nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong thời điểm “nước rút” cuối năm…

Càng về cuối năm, trên các công trường thi công công trình hạ tầng giao thông, xây dựng càng nhộn nhịp. Các công trình, dự án đầu tư công được hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên và cả vùng.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/thoi-su-thai-nguyen/202412/thai-nguyen-but-toc-giai-ngan-von-dau-tu-cong-2f212a5/

Cùng chủ đề

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Nghề của ba – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau trận đau giữa năm, ba già và yếu đi hẳn. Ba ít ra đồng hơn và thường ngồi trầm ngâm nhìn xa xăm. Có khi đó là vị trí ngồi chỗ hiên, nhìn ra cây vú sữa có tổ chim sâu treo đòng đưa. Ba tỉ mẩn nhìn chú chim con bé tẹo chuyền từ cành cao xuống cành thấp rồi chui tọt vào tổ. Có khi ba ra chỗ lan can nhà, ngồi đó, ba nhìn ra phía...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Cùng tác giả

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Nghề của ba – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau trận đau giữa năm, ba già và yếu đi hẳn. Ba ít ra đồng hơn và thường ngồi trầm ngâm nhìn xa xăm. Có khi đó là vị trí ngồi chỗ hiên, nhìn ra cây vú sữa có tổ chim sâu treo đòng đưa. Ba tỉ mẩn nhìn chú chim con bé tẹo chuyền từ cành cao xuống cành thấp rồi chui tọt vào tổ. Có khi ba ra chỗ lan can nhà, ngồi đó, ba nhìn ra phía...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực vượt khó hoàn thành mục tiêu

Năm 2024, ngành Công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó, nhiều doanh nghiệp đã duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh.  Nỗ lực vượt khó, Công ty CP Phụ tùng máy số 1 đã hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024. Giữ nhịp tăng trưởng ổn định Với nỗ lực của cộng đồng...

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 537 hợp tác xã nông nghiệp. Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản phẩm, nhiều hợp tác xã đẩy mạnh chế biến sâu và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Các sản phẩm xúc xích, thịt sấy khô, lạp xưởng tươi của Hợp tác xã bò Mông số 11 (xã Văn Lăng, Đồng Hỷ) đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận. Hợp tác xã (HTX) bò Mông số 11, xã...

Dồn lực hút các nhà đầu tư công nghệ cao

Để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, từ cuối năm 2023, nhiều đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dẫn đầu đã tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2024, các đoàn lãnh đạo tỉnh tiếp tục tham dự diễn đàn kinh tế, xúc...

Trồng hoa đón Tết – Báo Thái Nguyên điện tử

Những ngày này, người làng hoa Túc Tiến (nay thuộc tổ 14, phường Túc Duyên, TP. Thái Nguyên) khá bận rộn. Không chỉ tỉ mỉ chăm bón, tưới nước cho hoa thường xuyên, bà con nơi đây còn phải theo dõi, kịp thời kích hoặc hãm để các loại hoa nở đúng Tết Nguyên đán. Năm nay, ông Nguyễn Văn Tiến, làng hoa Túc Tiến, phường Túc Duyên (TP. Thái Nguyên) đầu tư trồng hơn 1 vạn cây hoa cúc...

Phú Bình – huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên

Năm 2022, Phú Bình là địa phương đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Tiếp nối thành quả đó, năm 2024, Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân để quyết tâm trở thành huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh. Diện mạo nông thôn huyện Phú Bình có nhiều đổi mới với những ngôi nhà khang trang,...

Năm 2025: Tăng tốc, bứt phá

Năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, khai thác tốt các lợi thế, tiềm năng, khắc phục mọi khó khăn,  thách thức, đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đây chính là nền tảng, động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất