Powered by Techcity

Tăng vốn ủy thác: ‘Đòn bẩy’ an sinh bền vững


Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên “rót” 140 tỷ đồng vào nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, gấp nhiều lần so với những năm trước. Đây được xem là “cú hích” quan trọng, tạo thêm nguồn lực giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách trên có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống, góp phần hiện thực hóa mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội bền vững…





Nguồn vốn ủy thác giúp tăng thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách, trực tiếp hỗ trợ người nghèo và các đối tượng yếu thế phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Nguồn vốn ủy thác giúp tăng thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách, trực tiếp hỗ trợ người nghèo và các đối tượng yếu thế phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Dòng vốn lan tỏa

Vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang cho NHCSXH quản lý và cho vay đối với các đối tượng chính sách xã hội. Nguồn vốn này giúp tăng thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách, trực tiếp hỗ trợ người nghèo và đối tượng yếu thế phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống…




Giai đoạn 2020-2024, tỉnh Thái Nguyên đã ủy thác 258,8 tỷ đồng từ ngân sách địa phương qua NHCSXH, tăng hơn 166 tỷ đồng so với năm 2019. Trong đó, ngân sách tỉnh là 133,4 tỷ đồng, cấp huyện 117,2 tỷ đồng và các tổ chức khác. Từ nguồn lực này, trên 21.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay, với tổng doanh số cho vay trên 371 tỷ đồng.





Thông qua nguồn vốn ủy thác, nhiều hộ dân ở huyện Đồng Hỷ được vay vốn tạo việc làm.
Thông qua nguồn vốn ủy thác, nhiều hộ dân ở huyện Đồng Hỷ được vay vốn tạo việc làm.

Các chương trình cho vay tập trung vào lĩnh vực trọng yếu như: Hỗ trợ tạo việc làm, xây dựng nhà ở xã hội, hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng… Tổng dư nợ đến cuối năm 2024 đạt 255,6 tỷ đồng, tăng 163,6 tỷ đồng so với năm 2019. Nhiều gia đình từ cận nghèo, khó khăn nhờ nguồn vốn ủy thác đã vươn lên, phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững.

Chị Nguyễn Thị Sen, ở xóm Tam Va, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ) chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, nhờ nguồn vốn vay ủy thác 50 triệu đồng từ NHCSXH, tôi đầu tư trồng chè giống mới và trồng rừng. Năm 2021, gia đình đã thoát nghèo, có của ăn của để. Giờ tôi tiếp tục vay vốn chương trình hộ mới thoát nghèo để tăng gia sản xuất và vươn lên phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, chương trình cho vay hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù cũng ghi nhận những kết quả tích cực. Ông Đào Văn Miên, xóm La Lẻ, xã Tân Thành (Phú Bình) chia sẻ: Trở về địa phương sau khi chấp hành án phạt tù, tôi từng loay hoay không biết bắt đầu lại từ đâu. Tháng 3-2024, nhờ được vay 100 triệu đồng từ NHCSXH, tôi quyết định đầu tư nuôi 2 con trâu lấy thịt, 3 con lợn nái và thả đàn gà khoảng 100 con. Nhờ nguồn vốn này, tôi có cơ hội gây dựng lại cuộc sống, từng bước ổn định kinh tế gia đình, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.





Biểu đồ tăng vốn ủy thác của Thái Nguyên giai đoạn 2020-2025.
Biểu đồ tăng vốn ủy thác của Thái Nguyên giai đoạn 2020-2025.

Nguồn lực mạnh mẽ này sẽ tiếp tục được ưu tiên giải ngân vào các chương trình tín dụng có sức lan tỏa lớn, tạo sinh kế bền vững, trực tiếp góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.

Áp lực vốn – những “nút thắt” cần tháo gỡ

Trong nhiều năm, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH ở Thái Nguyên tăng trưởng chậm, chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn lớn của người nghèo và đối tượng chính sách. Nguyên nhân chủ yếu do ngân sách tỉnh và các huyện còn hạn chế, thiếu tính chủ động trong việc lồng ghép, ưu tiên vốn ủy thác vào kế hoạch đầu tư công. Nhiều địa phương lúng túng trong việc cân đối ngân sách, chưa xác định rõ vai trò của vốn ủy thác như một kênh đầu tư hiệu quả cho an sinh xã hội. Thêm vào đó, sự ưu tiên cho các dự án hạ tầng hoặc lĩnh vực khác khiến nguồn lực cho vốn ủy thác bị hạn chế…

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt khi tỉnh quyết định chuyển 140 tỷ đồng vào nguồn vốn ủy thác, gấp nhiều lần so với những năm trước. Mặc dù vốn đã tăng nhưng qua khảo sát nhu cầu vay vốn trên địa bàn những năm tới tiếp tục tăng mạnh. Năm 2025, nhu cầu vốn cho các chương trình tín dụng chính sách dự kiến lên tới 731,8 tỷ đồng, trong khi nguồn lực chỉ đáp ứng được 433 tỷ đồng, thiếu gần 300 tỷ đồng. Đặc biệt, giai đoạn 2026-2030, tổng nhu cầu vốn ước tính hơn 3.351 tỷ đồng, trong đó riêng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã chiếm gần 2.800 tỷ đồng.





Nhiều hộ dân ở các xã La Hiên, Phú Thượng, Lâu Thượng (Võ Nhai) được vay vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển vùng cây ăn quả, đặc biệt là cây na.
Nhiều hộ dân ở các xã La Hiên, Phú Thượng, Lâu Thượng (Võ Nhai) được vay vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển vùng cây ăn quả, đặc biệt là cây na.

Từ thực tế cho thấy, nguồn vốn Trung ương phân bổ khó tăng đột biến, ngân sách địa phương hạn hẹp. Nếu không chủ động tính toán nguồn lực, Thái Nguyên sẽ đứng trước nguy cơ hụt vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và hiệu quả thực hiện các chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội. Ông Lê Văn Hồng, Phó Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, nhấn mạnh: Nếu không có sự vào cuộc quyết liệt, tăng cường nguồn lực ủy thác, chúng ta sẽ khó đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng của người dân. Tỉnh cần sớm đưa vốn ủy thác vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, lâu dài.

Kế hoạch dài hạn, kiến tạo an sinh

Bà Khuông Thị Kim Nhung, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Lương, cho biết: Nếu có thêm vốn, Hội sẽ mạnh dạn nhận ủy thác, giúp nhiều phụ nữ vùng sâu, vùng xa có điều kiện phát triển kinh tế. Còn ông Trần Trọng Quyết, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Võ Nhai, nhận định: Nguồn vốn ủy thác không chỉ là tiền, đó là sinh kế, là cơ hội để người nghèo vươn lên. Đầu tư cho tín dụng chính sách chính là đầu tư cho tương lai…





Biểu đồ nhu cầu và thiếu hụt vốn năm 2025.
Biểu đồ nhu cầu và thiếu hụt vốn năm 2025.

Từ thực tế trên, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đề xuất UBND tỉnh bố trí 140 tỷ đồng trong năm 2025 và xây dựng kế hoạch ủy thác 1.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2026-2030. Việc chủ động đưa vốn ủy thác vào kế hoạch đầu tư công sẽ là giải pháp then chốt giúp Thái Nguyên duy trì thành quả giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tạo đà phát triển kinh tế – xã hội bền vững, nhất là tại các xã nông thôn mới. Các ngành chức năng của tỉnh cũng tính toán mở rộng xã hội hóa nguồn vốn ủy thác, vận động doanh nghiệp, tổ chức xã hội tham gia, giúp nhiều nhóm yếu thế tiếp cận vốn, như phụ nữ vùng sâu, thanh niên khởi nghiệp, đồng bào dân tộc.





Nhiều phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, từ đó có thêm điều kiện phát triển kinh tế.
Nhiều phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, từ đó có thêm điều kiện phát triển kinh tế.

Tín dụng chính sách và nguồn vốn ủy thác là công cụ tài chính hữu hiệu, tạo sức bật cho các địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nếu tận dụng tốt nguồn lực này, Thái Nguyên hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội, vươn lên trở thành điểm sáng về an sinh xã hội và phát triển nông thôn mới kiểu mẫu khu vực trung du và miền núi phía Bắc…





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202503/tang-von-uy-thac-don-bay-an-sinh-ben-vung-aca226f/

Cùng chủ đề

Thái Nguyên có 2 hợp tác xã đạt giải CoopStar Awards 2025

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về giải Ngôi sao hợp tác xã năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thái Nguyên có 2 đơn vị đạt giải, gồm: Hợp tác xã Trà Sơn Dung, phường Quang Trung (TP. Thái Nguyên) và Hợp tác xã miến Việt Cường, thị trấn Hóa Thượng (Đồng Hỷ). Các sản phẩm trà đặc sản của Hợp tác xã Trà Sơn Dung được trưng bày, giới thiệu tại nhiều...

Nâng cao kiến thức về văn hoá trà, nghệ thuật thưởng trà

Sáng 1-4, UBND huyện Định Hóa phối hợp với Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công tổ chức Chương trình trao đổi phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà Thái Nguyên cho công chức, viên chức, người lao động làm việc liên quan đến lĩnh vực này. Chương trình có sự tham gia của Nghệ nhân, Nhà báo Hoàng Anh Sướng. Nghệ nhân, Nhà báo Hoàng Anh Sướng trao đổi về văn hóa trà tại Chương...

Cảnh giác khi mua bán vàng online

Mua vàng từ lâu là kênh đầu tư phổ biến và tích trữ tài sản của nhiều người dân. Cùng với sự phát triển của công nghệ, giao dịch vàng online ngày càng phổ biến, mang lại sự tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Theo quy định, chỉ các cơ sở được cấp phép mới được kinh doanh vàng miếng và vàng trang sức, mỹ nghệ. Do đó, người dân cần thận trọng, chỉ giao dịch tại...

Sông Công dồn sức thực hiện dự án lớn

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II - giai đoạn 2 (viết tắt là Dự án), do Công ty CP Viglacera Thái Nguyên (thuộc Tổng Công ty Viglacera - CTCP) làm chủ đầu tư, đã được khởi công trong tháng 3-2025. Để bảo đảm Dự án được triển khai theo đúng kế hoạch, thời gian qua, TP. Sông Công đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Công...

Sinh viên TUEBA gây bão với màn nhảy “Tự hào Việt Nam – Bắc Bling”

Sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) - TUEBA gây bão TikTok với màn nhảy "Tự hào Việt Nam - Bắc Bling", chỉ sau 24 giờ đạt 2,8 triệu lượt xem. Tiết mục nhảy cover MV Bắc bling của sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên). Tại sự kiện Ngày hội Văn hóa các dân tộc của Trường Đại học Sư phạm dân tộc Quảng...

Cùng tác giả

Đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ...

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Dũng chủ trì Hội nghị  Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của một số bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, các sở, ngành của tỉnh, Bảo hiểm xã hội khu vực X và các đơn vị liên quan. Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên báo cáo kết quả triển khai...

Thái Nguyên có 2 hợp tác xã đạt giải CoopStar Awards 2025

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về giải Ngôi sao hợp tác xã năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thái Nguyên có 2 đơn vị đạt giải, gồm: Hợp tác xã Trà Sơn Dung, phường Quang Trung (TP. Thái Nguyên) và Hợp tác xã miến Việt Cường, thị trấn Hóa Thượng (Đồng Hỷ). Các sản phẩm trà đặc sản của Hợp tác xã Trà Sơn Dung được trưng bày, giới thiệu tại nhiều...

Nâng cao kiến thức về văn hoá trà, nghệ thuật thưởng trà

Sáng 1-4, UBND huyện Định Hóa phối hợp với Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công tổ chức Chương trình trao đổi phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà Thái Nguyên cho công chức, viên chức, người lao động làm việc liên quan đến lĩnh vực này. Chương trình có sự tham gia của Nghệ nhân, Nhà báo Hoàng Anh Sướng. Nghệ nhân, Nhà báo Hoàng Anh Sướng trao đổi về văn hóa trà tại Chương...

Cảnh giác khi mua bán vàng online

Mua vàng từ lâu là kênh đầu tư phổ biến và tích trữ tài sản của nhiều người dân. Cùng với sự phát triển của công nghệ, giao dịch vàng online ngày càng phổ biến, mang lại sự tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Theo quy định, chỉ các cơ sở được cấp phép mới được kinh doanh vàng miếng và vàng trang sức, mỹ nghệ. Do đó, người dân cần thận trọng, chỉ giao dịch tại...

Sông Công dồn sức thực hiện dự án lớn

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II - giai đoạn 2 (viết tắt là Dự án), do Công ty CP Viglacera Thái Nguyên (thuộc Tổng Công ty Viglacera - CTCP) làm chủ đầu tư, đã được khởi công trong tháng 3-2025. Để bảo đảm Dự án được triển khai theo đúng kế hoạch, thời gian qua, TP. Sông Công đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Công...

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên có 2 hợp tác xã đạt giải CoopStar Awards 2025

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về giải Ngôi sao hợp tác xã năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thái Nguyên có 2 đơn vị đạt giải, gồm: Hợp tác xã Trà Sơn Dung, phường Quang Trung (TP. Thái Nguyên) và Hợp tác xã miến Việt Cường, thị trấn Hóa Thượng (Đồng Hỷ). Các sản phẩm trà đặc sản của Hợp tác xã Trà Sơn Dung được trưng bày, giới thiệu tại nhiều...

Cảnh giác khi mua bán vàng online

Mua vàng từ lâu là kênh đầu tư phổ biến và tích trữ tài sản của nhiều người dân. Cùng với sự phát triển của công nghệ, giao dịch vàng online ngày càng phổ biến, mang lại sự tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Theo quy định, chỉ các cơ sở được cấp phép mới được kinh doanh vàng miếng và vàng trang sức, mỹ nghệ. Do đó, người dân cần thận trọng, chỉ giao dịch tại...

Sông Công dồn sức thực hiện dự án lớn

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II - giai đoạn 2 (viết tắt là Dự án), do Công ty CP Viglacera Thái Nguyên (thuộc Tổng Công ty Viglacera - CTCP) làm chủ đầu tư, đã được khởi công trong tháng 3-2025. Để bảo đảm Dự án được triển khai theo đúng kế hoạch, thời gian qua, TP. Sông Công đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Công...

Thêm hơn 50 trang trại được cấp chứng nhận VietGAP

Hiện nay, chăn nuôi an toàn đang được đẩy mạnh tại Thái Nguyên. Trên địa bàn hiện có hơn 1.250 trang trại chăn nuôi, gồm 64 trang trại quy mô lớn; 726 trang trại quy mô vừa và 465 trang trại quy mô nhỏ. Chăn nuôi an toàn đang được đẩy mạnh tại Thái Nguyên. Trong số các trang trại trên, 183 trang trại, cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (tăng hơn 50...

TP. Thái Nguyên: Tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 5,8%

Trong quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn TP. Thái Nguyên ước đạt 11.280 tỷ đồng (tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, riêng trong tháng 3-2025, con số trên đạt cao hơn 2 tháng đầu năm với gần 4.300 tỷ đồng (tháng 1 là trên 3.600 tỷ đồng, tháng 2 trên 3.300 tỷ đồng). Các mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh là lương thực,...

Đi tìm quả ngọt trên núi

Cuối tháng 3, nắng vương dài theo những vườn na trên núi đá ở Võ Nhai. Tranh thủ những ngày khô ráo hiếm có trong tiết trời mùa Xuân, người nông dân cần mẫn dọn dẹp, đốn nốt những khu vườn na còn lại. Khác với những năm trước, năm nay, nhiều hộ dân thâm canh na rải vụ nên thời điểm đốn cho cây na muộn hơn. Dù vậy, số tiền thu hoạch na cũng đạt khá hơn...

Về xóm kiểu mẫu Gò Pháo

Gò Pháo là một trong ba xóm của xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2022. Nhờ phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, người dân nơi đây không ngừng nỗ lực duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, mang lại diện mạo khang trang cho quê hương. Người dân xóm Gò Pháo, xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên) tích cực tham gia làm đường bê...

Chung tay xây dựng nhãn hiệu tập thể “Chè Sông Cầu”

Năm 2024, nhãn hiệu tập thể "Chè Sông Cầu" đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký. Thành công này không chỉ khẳng định chất lượng và giá trị của sản phẩm chè địa phương mà còn là minh chứng cho sự nỗ lực của bà con nông dân thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ) trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm. Hợp tác xã...

Gần 300 cán bộ, công chức được triển khai Luật Xây dựng

Ngày 29-3, Sở Xây dựng Thái Nguyên tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 175/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng. Lãnh đạo Sở Xây dựng Thái Nguyên quán triệt tinh thần chung của chương trình tập huấn. Tại Hội nghị, gần 300 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Xây dựng; các sở, ban, ngành, địa...

Đại Từ thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp

Những năm qua, huyện Đại Từ đã bám sát quy hoạch tỉnh và tích cực mời gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp. Nhờ đó, nhiều cụm công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Hoạt động may xuất khẩu tại Cụm công nghiệp Phú Lạc 2, xã Tiên Hội (Đại Từ).  80% các cụm công nghiệp có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất