Powered by Techcity

Sản xuất công nghiệp – “đầu tàu” kinh tế


Trong lịch sử, Thái Nguyên được xem là “cái nôi” của ngành công nghiệp luyện kim cả nước. Phát huy truyền thống, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp nhằm tạo động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.





Một góc Khu công nghiệp Yên Bình, TP. Phổ Yên. 
Một góc Khu công nghiệp Yên Bình, TP. Phổ Yên. 

Những chỉ số tích cực

Bám sát mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, đưa Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, toàn diện, bền vững và thu được nhiều thành tựu quan trọng. 

Cụ thể, giai đoạn 2021-2023, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) của tỉnh tăng bình quân 7,5%/năm; quy mô giá trị SXCN đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Khởi sắc trong SXCN còn thể hiện qua sức hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nếu như cuối năm 2010, Thái Nguyên xếp thứ hạng 45/63 tỉnh, thành trong thu hút FDI thì từ năm 2013 nhờ khoản đầu tư trị giá 1,2 tỷ USD của Tập đoàn Samsung, dòng vốn FDI chảy vào tỉnh liên tục tăng mạnh. Lũy kế đến nay, Thái Nguyên thu hút 178 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 10,6 tỷ USD, trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.  

Ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh, đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh. Minh chứng năm 2023, tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 5,56%, dẫn đầu về chỉ số tăng trưởng kinh tế trong vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Năm 2024, dự ước GRDP của tỉnh tăng 6,5% và cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đại – lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 58%; tiếp đến là dịch vụ và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm hơn 30%, còn lại là nông, lâm nghiệp, thủy sản. 

Không chỉ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, ngành Công nghiệp còn đang giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động và thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Thái Nguyên đã khai thác, phát huy khá tốt các tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và nổi lên là cực tăng trưởng mới của cả nước, đứng đầu các tỉnh trong vùng, đứng thứ 4 cả nước về giá trị SXCN. 





Dây chuyền sản xuất gạch ốp lát Việt Ý tại Khu công nghiệp Sông Công I, TP. Sông Công. 
Dây chuyền sản xuất gạch ốp lát Việt Ý tại Khu công nghiệp Sông Công I, TP. Sông Công. 

Dư địa lớn, triển vọng cao 

Để có được kết quả trên, Thái Nguyên đã thực hiện tốt công tác quy hoạch, tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Nhờ đó, đến nay, 5/11 khu công nghiệp (KCN) của tỉnh đã đi vào hoạt động ổn định với tỷ lệ lấp đầy trên 90%. 





 

Cùng với phát triển các KCN, Thái Nguyên cũng ngày càng quan tâm đầu tư hoàn thiện hạ tầng kết nối giao thông theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; ban hành nhiều chương trình, nghị quyết về phát triển công nghiệp phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển công nghiệp của cả nước. Trong đó, nổi bật có thể kể đến như Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… 

Theo ông Hà Văn Dương, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư: Triển khai Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, các doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ tích cực trên nhiều lĩnh vực như: Thuế, tài chính; tiếp cận thị trường… Đặc biệt, các thủ tục hành chính về đầu tư sản xuất – kinh doanh cũng được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện.

Ông Koo Jin Seo, Phó Giám đốc Công ty TNHH Dowooinsys Vina, KCN Sông Công II: Hạ tầng các KCN được đầu tư đồng bộ, hiện đại và chính quyền thân thiện là cơ sở để chúng tôi tin tưởng lựa chọn đầu tư vào Thái Nguyên. Hiện nay, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch mở rộng thêm 1 nhà máy tại Thái Nguyên, dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2025. 

Với dư địa tương đối lớn cùng các chính sách đồng hành, hỗ trợ tích cực của tỉnh, các chuyên gia nhận định thời gian tới, quy mô giá trị SXCN của Thái Nguyên sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 2 triệu tỷ đồng (năm 2024 dự ước đạt 1.030 nghìn tỷ đồng). Từ đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng Trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội. 





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202412/san-xuat-cong-nghiep-dau-tau-kinh-te-6600d28/

Cùng chủ đề

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Nghề của ba – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau trận đau giữa năm, ba già và yếu đi hẳn. Ba ít ra đồng hơn và thường ngồi trầm ngâm nhìn xa xăm. Có khi đó là vị trí ngồi chỗ hiên, nhìn ra cây vú sữa có tổ chim sâu treo đòng đưa. Ba tỉ mẩn nhìn chú chim con bé tẹo chuyền từ cành cao xuống cành thấp rồi chui tọt vào tổ. Có khi ba ra chỗ lan can nhà, ngồi đó, ba nhìn ra phía...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Cùng tác giả

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Nghề của ba – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau trận đau giữa năm, ba già và yếu đi hẳn. Ba ít ra đồng hơn và thường ngồi trầm ngâm nhìn xa xăm. Có khi đó là vị trí ngồi chỗ hiên, nhìn ra cây vú sữa có tổ chim sâu treo đòng đưa. Ba tỉ mẩn nhìn chú chim con bé tẹo chuyền từ cành cao xuống cành thấp rồi chui tọt vào tổ. Có khi ba ra chỗ lan can nhà, ngồi đó, ba nhìn ra phía...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực vượt khó hoàn thành mục tiêu

Năm 2024, ngành Công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó, nhiều doanh nghiệp đã duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh.  Nỗ lực vượt khó, Công ty CP Phụ tùng máy số 1 đã hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024. Giữ nhịp tăng trưởng ổn định Với nỗ lực của cộng đồng...

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 537 hợp tác xã nông nghiệp. Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản phẩm, nhiều hợp tác xã đẩy mạnh chế biến sâu và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Các sản phẩm xúc xích, thịt sấy khô, lạp xưởng tươi của Hợp tác xã bò Mông số 11 (xã Văn Lăng, Đồng Hỷ) đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận. Hợp tác xã (HTX) bò Mông số 11, xã...

Dồn lực hút các nhà đầu tư công nghệ cao

Để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, từ cuối năm 2023, nhiều đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dẫn đầu đã tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2024, các đoàn lãnh đạo tỉnh tiếp tục tham dự diễn đàn kinh tế, xúc...

Trồng hoa đón Tết – Báo Thái Nguyên điện tử

Những ngày này, người làng hoa Túc Tiến (nay thuộc tổ 14, phường Túc Duyên, TP. Thái Nguyên) khá bận rộn. Không chỉ tỉ mỉ chăm bón, tưới nước cho hoa thường xuyên, bà con nơi đây còn phải theo dõi, kịp thời kích hoặc hãm để các loại hoa nở đúng Tết Nguyên đán. Năm nay, ông Nguyễn Văn Tiến, làng hoa Túc Tiến, phường Túc Duyên (TP. Thái Nguyên) đầu tư trồng hơn 1 vạn cây hoa cúc...

Phú Bình – huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên

Năm 2022, Phú Bình là địa phương đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Tiếp nối thành quả đó, năm 2024, Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân để quyết tâm trở thành huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh. Diện mạo nông thôn huyện Phú Bình có nhiều đổi mới với những ngôi nhà khang trang,...

Năm 2025: Tăng tốc, bứt phá

Năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, khai thác tốt các lợi thế, tiềm năng, khắc phục mọi khó khăn,  thách thức, đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đây chính là nền tảng, động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất