Powered by Techcity

Quỹ hỗ trợ nông dân: Kênh dẫn vốn hiệu quả, nhân văn


Sau gần 10 năm (2015-2024), Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên được thành lập, đến nay, tổng nguồn vốn cho vay lũy kế, quay vòng của quỹ đã đạt trên 151 tỷ đồng, với 268 dự án cho 2.437 lượt hộ vay. Các dự án tập trung vào lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, đầu tư chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với nhiều ưu đãi, điểm khác biệt so với các nguồn vốn tín dụng khác, nhất là về tính gắn kết cộng đồng, tương trợ lẫn nhau, kênh dẫn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân thể hiện tính nhân văn khi giúp hàng nghìn hội viên, nông dân có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.





Từ nguồn vốn cho vay và các hoạt động hỗ trợ đi kèm của Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên, nông dân trong tỉnh đã vươn lên phát triển sản xuất, xây dựng thành công các loại nông sản đặc trưng, hình thành liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: T.L
Từ nguồn vốn cho vay và các hoạt động hỗ trợ đi kèm của Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên, nông dân trong tỉnh đã vươn lên phát triển sản xuất, xây dựng thành công các loại nông sản đặc trưng, hình thành liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: T.L

Tạo “nền móng” để nông dân vươn lên

Những năm gần đây, xã Phú Cường (Đại Từ) là một trong những địa phương có nhiều chuyển biến trong sản xuất, chế biến chè. Từ chỗ chủ yếu xuất bán chè búp tươi cho thương lái, nhiều hộ trong xã đã mở xưởng chế biến chè tại nhà, liên kết với nhau để thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX) chè nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm. Sự thay đổi này bắt đầu từ việc người dân được tham gia vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh thông qua 2 dự án “Cải tạo, chăm sóc chè an toàn” (năm 2016) và “Chăm sóc, cải tạo chè an toàn” (năm 2022), với số vốn 400 triệu đồng/dự án.

Bà Nguyễn Thị Thắng, ở xóm Na Mấn, xã Phú Cường, phấn khởi nói: Trước đây, tôi chỉ làm 3-4 sào chè, rồi chủ yếu bán tươi, giá chỉ từ 30-40 nghìn đồng/kg. Đầu năm 2022, tôi là một trong 10 hộ được Hội Nông dân (HND) tỉnh xét duyệt cho vay 40 triệu đồng. Với số tiền này, tôi đã cải tạo quả đồi để trồng chè. Ngoài ra, tôi còn được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến chè, hỗ trợ phân bón hữu cơ… Đến nay, diện tích chè cho thu hái từ 7-9 lứa/năm, tôi tự chế biến, bán chè búp khô khoảng 50%, với giá từ 200-400 nghìn đồng/kg, nhờ vậy cuộc sống cải thiện hơn trước rất nhiều.





Gia đình bà Nguyễn Thị Thắng (đứng thứ hai từ trái sang), ở xóm Na Mấn, xã Phú Cường (Đại Từ), là một trong những hộ được hỗ trợ vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc chè theo dự án Cải tạo, chăm sóc chè an toàn.
Gia đình bà Nguyễn Thị Thắng (bà Thắng đứng thứ hai từ trái sang), ở xóm Na Mấn, xã Phú Cường, Đại Từ, là một trong những hộ được hỗ trợ vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc chè theo dự án “Cải tạo, chăm sóc chè an toàn”.

Còn tại xã Úc Kỳ (Phú Bình), anh Dương Văn Duy, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ, chia sẻ: Nhờ nguồn vốn 60 triệu đồng được vay từ Quỹ HTND, tôi đã chỉnh trang lại cơ sở sản xuất, đầu tư làm bao bì, nhãn mác sản phẩm, mua thêm nguyên liệu… Tham gia dự án vay vốn, tôi cũng thường xuyên giới thiệu quảng bá, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đến nay, HTX có 3 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Trung bình mỗi tháng, HTX xuất bán ra thị trường được 1.000-1.200 lít tương và hơn 20 tấn gạo. Sản phẩm của HTX đã và đang tiêu thụ ổn định trong hệ thống cửa hàng trong tỉnh và nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Năm 2023, sản phẩm “Tương nếp Hồng Kỳ” được HND tỉnh tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

Tính đến tháng 6-2024, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh quản lý, xây dựng được là 62,5 tỷ đồng (trong đó, cấp Trung ương hơn 13,6 tỷ đồng, cấp tỉnh hơn 35 tỷ đồng, cấp huyện 13,5 tỷ đồng). Hiện mức cho vay theo dự án nhóm, hộ đạt từ 400 triệu đến 1 tỷ đồng (mức bình quân 700 triệu đồng/dự án, 70 triệu đồng/hộ). Thời gian vay tối đa 36 tháng, mức thu phí cho vay là 0,7%/tháng (8,4%/năm).

Ông Lê Đàm Ngọc, Phó Trưởng Ban Điều hành Quỹ HTND (HND tỉnh), cho biết: Thông qua các dự án, chi tổ hội nghề nghiệp được xây dựng từ việc vay vốn Quỹ HTND đã gắn kết nông dân với nhau, thu hút hội viên tham gia sinh hoạt hội, thúc đẩy phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững”; tạo nền móng vững chắc để thành lập THT, HTX nông nghiệp, liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, hình thành vùng sản xuất tập trung. Ngày càng nhiều dự án phát triển sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn có giá trị kinh tế cao. Riêng năm 2023, thông qua hoạt động của Quỹ HTND, các cấp hội đã hướng dẫn thành lập mới được 15 tổ hợp tác và 32 HTX, kết nạp mới được 3.200 hội viên…

Giải bài toán “khát vốn”

Điểm khác biệt của Quỹ HTND là không vì mục tiêu lợi nhuận mà có tính cộng đồng, tương trợ. Quỹ cho vay theo dự án nhóm hộ cùng sản xuất, kinh doanh một loại hình sản phẩm, ngành nghề, khuyến khích phát triển tài nguyên bản địa, thế mạnh của từng vùng. Đối tượng vay chủ yếu là các hộ trung bình, khá (linh động với hộ nghèo, cận nghèo) có quyết tâm, khát vọng làm giàu. Lãi suất cho vay thấp so với lãi suất của các ngân hàng thương mại; hạn mức cho vay phù hợp với mặt bằng sản xuất kinh doanh và khả năng chi trả của người vay; thời gian cho vay phù hợp; thủ tục vay vốn đơn giản…

Các hộ vay vốn không phải thế chấp mà được bảo lãnh qua các cấp HND, được xét duyệt công khai, dân chủ, có ban quản lý và quy ước hoạt động của dự án. Thời gian qua, các dự án, Quỹ HTND phát huy tối đa hiệu quả vốn vay, tính tương trợ, đoàn kết giúp đỡ giữa các hộ vay.

Đặc biệt, trước và trong quá trình tham gia dự án, các hộ vay vốn được tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, liên kết sản xuất, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh trong cùng nhóm và giữa các địa phương, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm.





Được hỗ trợ vốn thông qua Quỹ hỗ trợ nông dân, HTX Dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ, ở xã Úc Kỳ (Phú Bình), đã xây dựng được 3 sản phẩm tương và gạo nếp Thầu Dầu đạt OCOP 3 sao.
Được hỗ trợ vốn thông qua Quỹ Hỗ trợ nông dân, HTX dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ, ở xã Úc Kỳ (Phú Bình), đã xây dựng được 3 sản phẩm tương và gạo nếp Thầu Dầu đạt OCOP 3 sao.

Tuy nhiên, so với nhu cầu vay vốn của hội viên thì quy mô, hạn mức vay của Quỹ hiện chưa tương xứng, chưa đáp ứng được mong muốn của người vay. Chị Phạm Thị Nhung, Chủ tịch HND xã Kha Sơn (Phú Bình), cho rằng: Nhiều hội viên không có tài sản thế chấp hoặc không thuộc các đối tượng chính sách nên không đủ điều kiện vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác. Vì thế, nếu nguồn vốn của Quỹ HTND được tăng thêm và mở rộng thì sẽ giúp các hộ nông dân có cơ hội mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế.

Toàn tỉnh hiện có 177 cơ sở hội, với trên 162 nghìn hội viên, trong đó có trên 55 nghìn hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trong khi đó, Quỹ HTND đang thực hiện cho vay tại 80 dự án, cho 904 hộ vay vốn phát triển sản xuất. Nghĩa là nguồn vốn trên chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu.

Để hoạt động của Quỹ HTND bảo đảm chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, mới đây, HND tỉnh đã trình UBND tỉnh Đề án “Kiện toàn tổ chức và hoạt động Quỹ HTND tỉnh Thái Nguyên”, trong đó đề nghị bổ sung vốn đầu tư công cấp mới 30 tỷ đồng (nâng vốn điều lệ đạt 67,6 tỷ đồng giai đoạn 2025-2030). Đề án được thông qua sẽ đáp ứng nguyện vọng, tạo thêm cơ hội, điểm tựa để các hội viên, nông dân vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu trên đồng đất quê hương mình…





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202410/quy-ho-tro-nong-dan-kenh-dan-von-hieu-qua-nhan-van-71b1923/

Cùng chủ đề

Tạo luồng thông tin chính thống, chống luận điệu sai trái, xuyên tạc

Dù được đánh giá là khó và kén đối tượng tham gia, nhưng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Thái Nguyên có số lượng, chất lượng tác phẩm tham gia không ngừng được nâng lên. Đây thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có tác dụng giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời góp phần tạo luồng...

Thảo luận việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 28-10, Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiếp tục thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Tại buổi thảo luận...

6 hộ chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP

Ngày 28-10, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Thái Nguyên tổ chức Hội nghị nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi cho 6 hộ dân ở huyện Phú Lương (ảnh).   Năm 2024, Chi cục đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương; UBND các xã: Hợp Thành, Phủ Lý, Cổ Lũng và Phấn Mễ thực hiện hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAHP cho các cơ sở chăn nuôi...

Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh (CCB) Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên thành lập ngày 19/5/2005, bao gồm tổ chức cơ sở hội trong các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và một số doanh nghiệp thuộc Khối. Tại thời điểm thành lập, Hội có 12 tổ chức cơ sở trực thuộc, với 235 hội viên, đến nay đã phát triển lên 22...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy dự sinh hoạt tại Đảng bộ phường Phan Đình Phùng

Chiều 27-10, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, dự Hội nghị sinh hoạt đảng viên theo Quy định 213 của Bộ Chính trị tại Đảng bộ phường Phan Đình Phùng (TP. Thái Nguyên). Đây là buổi sinh hoạt chuyên đề đóng góp ý kiến với cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi...

Cùng tác giả

Tạo luồng thông tin chính thống, chống luận điệu sai trái, xuyên tạc

Dù được đánh giá là khó và kén đối tượng tham gia, nhưng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Thái Nguyên có số lượng, chất lượng tác phẩm tham gia không ngừng được nâng lên. Đây thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có tác dụng giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời góp phần tạo luồng...

Thảo luận việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 28-10, Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiếp tục thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Tại buổi thảo luận...

6 hộ chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP

Ngày 28-10, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Thái Nguyên tổ chức Hội nghị nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi cho 6 hộ dân ở huyện Phú Lương (ảnh).   Năm 2024, Chi cục đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương; UBND các xã: Hợp Thành, Phủ Lý, Cổ Lũng và Phấn Mễ thực hiện hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAHP cho các cơ sở chăn nuôi...

Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh (CCB) Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên thành lập ngày 19/5/2005, bao gồm tổ chức cơ sở hội trong các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và một số doanh nghiệp thuộc Khối. Tại thời điểm thành lập, Hội có 12 tổ chức cơ sở trực thuộc, với 235 hội viên, đến nay đã phát triển lên 22...

Người dân Hoà Bình vươn lên thoát nghèo nhờ du lịch cộng đồng

Khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế… Anh Bùi Văn Đăng (xóm Bằng Gà, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) – Quản lý khu du lịch trải nghiệm Bản Mường Xanh, chia sẻ: Cao Sơn là xã vùng sâu, vùng xa nên trước đây người dân chủ yếu làm nông nghiệp hoặc đi làm xa tại các khu công nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên,… Mấy năm trở lại đây, khu du lịch trải...

Cùng chuyên mục

6 hộ chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP

Ngày 28-10, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Thái Nguyên tổ chức Hội nghị nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi cho 6 hộ dân ở huyện Phú Lương (ảnh).   Năm 2024, Chi cục đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương; UBND các xã: Hợp Thành, Phủ Lý, Cổ Lũng và Phấn Mễ thực hiện hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAHP cho các cơ sở chăn nuôi...

Nhà máy Cán thép Thái Nguyên: Sản lượng thép cán đạt trên 86% kế hoạch

Nhờ chủ động đề ra các giải pháp lãnh đạo, điều hành sản xuất linh hoạt, hợp lý, hiệu quả, tính đến hết tháng 9-2024, một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên (Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) đều đạt và vượt so với kế hoạch năm. Dây chuyền sản xuất thép cán của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần...

Thái Nguyên: Thả trên 65,4 nghìn con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Ngày 25-10, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên tổ chức thả cả giống xuống hồ Núi Cốc. Với sự tham gia của đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các đơn vị liên quan. Hoạt động thả cá giống đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật; con giống khỏe mạnh, đúng kích cỡ. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan tham gia thả cá xuống hồ Núi Cốc để tái tạo nguồn...

Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có khoảng 30 vùng sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ giúp người dân chủ động chuyển dịch cơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng, việc hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ còn tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân. Giống lúa lai 3 dòng SYN8 được doanh nghiệp...

“U70” khởi nghiệp từ trồng nấm rơm

Với suy nghĩ “khởi nghiệp chưa bao giờ là muộn”, ông Phạm Quang Ơn (ở thị trấn Đình Cả, Võ Nhai) đã dành phần lương hưu ít ỏi của mình để cùng với các thành viên trong gia đình đầu tư trồng nấm rơm (nấm trứng) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất nấm rơm không còn mới lạ trên địa bàn tỉnh, nhưng ở Võ Nhai, đây là một...

TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Năm 2024, TP. Thái Nguyên có 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ở 4 nhóm, gồm: Thực phẩm tươi sống; thực phẩm thô, sơ chế; thực phẩm chế biến và chè. Năm nay, sản phẩm ổi của HTX ổi Linh Nham, xã Linh Sơn (TP. Thái Nguyên) đăng ký tham gia sản phẩm OCOP. Trong đó, nhóm thực phẩm tươi sống có 2 sản phẩm (gồm: Sản phẩm ổi của xã Linh Sơn và Huống Thượng); nhóm...

Thu ngân sách “chạy nước rút” những tháng cuối năm

Tính đến cuối tháng 9, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt trên 12.591 tỷ đồng, bằng 78,1% dự toán Chính phủ giao và 64,5% dự toán HĐND tỉnh giao năm 2024, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2024, ngành Thuế và các đơn vị, địa phương đang nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, “chạy nước rút”...

Thái Nguyên đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn: Tạo tiền đề cho phát triển đột phá

Phát triển công nghiệp bán dẫn được xác định là lựa chọn chiến lược của đất nước và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố then chốt để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Với nhiều yếu tố lợi thế, Thái Nguyên đã thể hiện quyết tâm cao, triển khai sớm nhiều bước đi mạnh mẽ trong việc phát triển hạ tầng công nghiệp cũng như đào tạo nguồn nhân lực, sẵn...

Giữ vững truyền thống, phát huy bản lĩnh công nhân gang thép

Ngày 24/10/1959, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra quyết định thành lập Đảng bộ công trường xây dựng Khu Gang thép (nay là Đảng bộ Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) với 5.000 đảng viên. Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ người lao động Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, khẳng định uy tín và thương...

Màu xanh trở lại nơi vựa rau Túc Duyên

Trên địa bàn phường Túc Duyên (TP. Thái Nguyên) - một trong những vùng chuyên canh rau lớn nhất tỉnh, màu xanh đang dần trở lại. Nằm ven bờ sông Cầu, vùng rau Túc Duyên đã từng “trắng đồng” do đợt mưa lũ tháng 9 vừa qua. Nông dân phường Túc Duyên khôi phục sản xuất. Những ngày này, bà Nguyễn Thị Nụ, ở tổ 1, phường Túc Duyên, đang thu hoạch tỉa lứa rau cải mới để mang bán lấy tiền trang trải...

Tin nổi bật

Tin mới nhất