Powered by Techcity

Quản lý nhãn hiệu tập thể – Nâng tầm giá trị “Chè Thái Nguyên” (bài 1): Nhân tố quan trọng phát triển thương hiệu


Từ lợi thế về điều kiện tự nhiên và truyền thống canh tác của người dân, chè Thái Nguyên từ lâu đã trở thành đặc sản danh tiếng gần xa. Để chè trở thành sản phẩm có thương hiệu mạnh, tỉnh đã quan tâm quy hoạch, phát triển vùng sản xuất, tăng cường quảng bá thương hiệu; đồng thời tạo hành lang khuyến khích, bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhất là nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm chè. Từ đó xây dựng sản phẩm, thương hiệu “Chè Thái Nguyên” có uy tín trong nước và vươn ra thị trường quốc tế.





Xóm Khe Cốc, xã Tức Tranh (Phú Lương) là vùng chè hữu cơ đầu tiên và hiện có diện tích chè hữu cơ, chè trung du lớn nhất tỉnh.
Xóm Khe Cốc (xã Tức Tranh, Phú Lương) là vùng chè hữu cơ đầu tiên và hiện có diện tích chè hữu cơ, chè trung du lớn nhất tỉnh.

Chè được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có tiềm năng, thế mạnh đặc biệt của Thái Nguyên và hiện dẫn đầu về diện tích trong 44 tỉnh trồng chè của cả nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng trong xây thương hiệu sản phẩm, những năm qua, cùng với tập trung phát triển sản xuất, việc xây dựng, phát triển, bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè ngày càng được các đơn vị và chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện.

Xây dựng các vùng chè tập trung

Chúng tôi có mặt tại xóm Khe Cốc, xã Tức Tranh (Phú Lương) – một trong những vùng chè hữu cơ của tỉnh, vào buổi sớm mai, khi những giọt sương còn đọng trên lá. Từ những búp chè xanh non mơn mởn, người dân nơi đây đã chế biến thành những sản phẩm chè đặc sắc. Ông Tô Văn Khiêm, Giám đốc HTX chè an toàn Khe Cốc, cho biết: Vùng chè Khe Cốc có tổng diện tích 260ha, 100% sản xuất hữu cơ, trong đó còn giữ được 130ha chè trung du lá nhỏ. HTX đang sản xuất và đưa ra thị trường hơn 10 dòng sản phẩm trà khác nhau như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu, matcha trà xanh, túi lọc…; có 2 sản phẩm OCOP 4 sao và 3 sản phẩm OCOP 3 sao.

Rời Khe Cốc, chúng tôi đến vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Đây là vùng chè duy nhất của tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương, với diện tích khoảng 1.500ha. Nhờ điều kiện khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng phù hợp và kỹ thuật trồng, chăm sóc của người dân nên Tân Cương luôn là vùng chè đứng đầu trong việc trồng, chăm sóc, chế biến để tạo ra những sản phẩm nổi tiếng, sức cạnh tranh cao hơn các vùng chè khác.





Để tránh việc bị làm giả nhãn mác, Hợp tác xã trà Sơn Dung đặt làm bao bì tại các nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế, nổi tiếng.
Để tránh việc bị làm giả nhãn mác, Hợp tác xã trà Sơn Dung đặt làm bao bì tại các nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ảnh: T.L

Cây chè đã được người dân trồng ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Cùng với Khe Cốc, Tân Cương, Thái Nguyên còn có 2 vùng chè nổi tiếng tạo nên “Tứ đại danh trà” là La Bằng (Đại Từ) và Trại Cài, Minh Lập (Đồng Hỷ). Đây là các vùng nguyên liệu chính để sản xuất ra những sản phẩm chè đặc sản nổi tiếng và đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, NHTT. Việc hình thành và phát triển các vùng chè đã tạo vùng nguyên liệu tập trung, giúp chủ thể sản xuất, kinh doanh có thể mạnh dạn nhận đơn hàng lớn, giá trị cao; thu hút các đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm vẻ đẹp, nét văn hóa của Thái Nguyên…




Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 23.000ha chè (cơ bản đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra là 23.500ha). Sản lượng chè búp tươi đạt trên 267.500 nghìn tấn/năm (đạt 97% Nghị quyết), giá trị sản phẩm sau chế biến đạt 12.300 tỷ đồng/năm.

Phát triển thương hiệu gắn với nhãn hiệu tập thể

“Chè Thái Nguyên” đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, mang lại danh tiếng cho Thái Nguyên trên thị trường trong nước và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều đó khẳng định vai trò của việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể (NHTT) chè Thái Nguyên trong xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.

Thời gian qua, tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống chè, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất gắn với chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè.

Đến nay, toàn tỉnh có 5.148ha chè được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ (trong đó, chứng nhận VietGAP là 5.068ha, hữu cơ là 80ha), chiếm gần 23% diện tích chè toàn tỉnh. Tỉnh đang hướng dẫn, quản lý, giám sát 45 mã vùng trồng chè (25 mã xuất khẩu và 20 mã nội tiêu) được gắn định vị trên hệ thống toàn cầu GPS để thực hiện theo dõi truy xuất nguồn gốc sản phẩm và tuân thủ tốt các tiêu chí theo quy định. Nhiều đơn vị sử dụng đồng thời logo, NHTT chè Thái Nguyên, NHTT địa phương, xếp hạng OCOP cấp tỉnh 3 sao, 4 sao và 5 sao, tên đơn vị mình.





HTX chè La Bằng ứng dụng thiết bị công nghệ công nghệ cao trong chế biến chè.
HTX chè La Bằng ứng dụng thiết bị công nghệ cao trong chế biến chè.

Theo ông Đinh Bộ Sơn, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ: NHTT chè Thái Nguyên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa năm 2006; đến năm 2016 NHTT chè Thái Nguyên tiếp tục được gia hạn 10 năm. Đây là sản phẩm đặc sản đầu tiên của tỉnh được bảo hộ NHTT. Đặc biệt, từ năm 2022, NHTT chè Thái Nguyên đã được bảo hộ tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ (Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc). Qua đó khẳng định vững chắc về uy tín, chất lượng, danh tiếng và giá trị của chè Thái Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở ra cơ hội để chè Thái Nguyên tiêu thụ tốt trên thị trường quốc tế.

Việc sử dụng NHTT chè Thái Nguyên và các loại sở hữu trí tuệ khác đối với sản phẩm chè đã chứng minh chất lượng và uy tín, cũng như phân biệt sản phẩm của các chủ thể, HTX sản xuất chè với các sản phẩm chè khác trên thị trường. Từ đó giúp cho các đơn vị nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội phát triển thị phần trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

Chè Thái Nguyên “vươn tầm” thế giới

Với mục tiêu đưa thương hiệu “Chè Thái Nguyên” vươn xa, tỉnh đã có nhiều hoạt động thúc đẩy liên kết, xúc tiến thương mại, đầu tư trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh sản phẩm trà. Sở Công Thương là đầu mối tổ chức các đoàn công tác của tỉnh đi nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài thông qua các hội thảo, hội chợ triển lãm, kết nối giao thương, tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương sang các thị trường tiềm năng.





Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ trao Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” cho Hội Nông dân tỉnh. Ảnh: T.L
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ trao Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” cho Hội Nông dân tỉnh. Ảnh: T.L

Đặc biệt năm 2023, UBND tỉnh Thái Nguyên và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã ký kết hợp tác toàn diện giai đoạn 2023-2027, mở ra cơ hội hợp tác, phát triển xúc tiến du lịch, đầu tư thương mại và hàng không. Hiện, Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Tân Cương Xanh là nhà cung cấp chè Thái Nguyên trên các chuyến bay của Vietnam Airline và đã xuất những lô hàng sang Anh.

Tính đến nay, sản phẩm chè Thái Nguyên đã có mặt tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Pakistan… Mỗi năm, chè Thái Nguyên được xuất khẩu khoảng 10% sản lượng, với giá từ 1.500-2.000 USD/tấn.





 

Chị Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Chè Hà Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè tỉnh, là một trong những doanh nhân luôn trăn trở với việc đưa chè Thái Nguyên xuất khẩu ra thế giới. Với tình yêu, sự say mê, tâm huyết với cây chè, chị đã dẫn dắt Công ty giành được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Bạc tại Cuộc thi chè quốc tế Bắc Mỹ năm 2016 với sản phẩm chè tôm nõn. Đến nay, Công ty đã cho ra đời hơn 30 sản phẩm chè hữu cơ các loại, trong đó có nhiều sản phẩm độc đáo (như chè Đoan Ngọ, chè tôm, chè nõn, Phúc Bát Tiên…).

Chị Hiền chia sẻ: Tôi luôn ấp ủ việc xây dựng quy trình sản xuất chè hữu cơ theo công nghệ GAP của Nhật Bản hoặc EURO với vùng nguyên liệu hiện có là 80ha, sau đó sẽ mở rộng lên trên 200ha….

(Còn nữa)





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202409/quan-ly-nhan-hieu-tap-the-nang-tam-gia-tri-che-thai-nguyen-bai-1-nhan-to-quan-trong-phat-trien-thuong-hieu-a45063b/

Cùng chủ đề

“Kích” sản xuất công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng

    Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 7 tháng đầu năm 2024 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực khi Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,15% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,27% và tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng; ngành khai khoáng tăng 1%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 0,29%...   Theo...

Miễn, giảm thuế cho những trường hợp bị tổn thất do bão lũ

Để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí... cho các đối tượng bị thiệt hại. Cán bộ Chi cục thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai hướng dẫn người nộp thuế hồ sơ, thủ tục liên quan...

Thành ủy Thái Nguyên quán triệt các văn bản về đại hội đảng các cấp

Sáng 19-9, Thành ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản về đại hội đảng các cấp. Hội nghị được kết nối với 32 điểm cầu tại các xã, phường trên địa bàn.   Đồng chí Dương Văn Lượng, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên, phát biểu tại Hội nghị. Tại Hội nghị, các đại biểu được quán triệt nội dung cơ bản của Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng...

Đa dạng sản phẩm truyền thông trên tinh thần “lấy xây để chống”

Ngày 19-9, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm về công tác thông tin và truyền thông. Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các cơ quan báo chí,...

Bác bỏ thông tin xuyên tạc “cán bộ bỏ mặc nhân dân tự chống chọi với thiên tai”

Những ngày qua, khi toàn xã hội chung tay góp sức giúp người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra thì trên không gian mạng xuất hiện một số tài khoản có phát ngôn phiến diện, lạc lõng, xuyên tạc sự thật. Các ý kiến này cố tỏ ra có nghĩa khí, trách nhiệm, lớn tiếng hoài nghi rằng Đảng, Nhà nước, nhất là đội ngũ cán bộ...

Cùng tác giả

“Kích” sản xuất công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng

    Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 7 tháng đầu năm 2024 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực khi Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,15% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,27% và tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng; ngành khai khoáng tăng 1%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 0,29%...   Theo...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

Muôn vàn yêu thương, người Dầu khí hướng về bà con vùng bão lũ

Từ ngày 6/9/2024, cơn bão số 3 – siêu bão Yagi – cơn bão mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua đã để lại những hậu quả nặng nề tại các tỉnh phía Bắc, khiến nhiều người chết và mất tích, hàng ngàn người bị thương; nhiều diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; nhiều nhà ở, trụ sở cơ quan, trường học, các thiết chế văn hóa bị đổ, tốc mái, hư hại nặng nề, trong...

Miễn, giảm thuế cho những trường hợp bị tổn thất do bão lũ

Để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí... cho các đối tượng bị thiệt hại. Cán bộ Chi cục thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai hướng dẫn người nộp thuế hồ sơ, thủ tục liên quan...

Thành ủy Thái Nguyên quán triệt các văn bản về đại hội đảng các cấp

Sáng 19-9, Thành ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản về đại hội đảng các cấp. Hội nghị được kết nối với 32 điểm cầu tại các xã, phường trên địa bàn.   Đồng chí Dương Văn Lượng, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên, phát biểu tại Hội nghị. Tại Hội nghị, các đại biểu được quán triệt nội dung cơ bản của Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng...

Cùng chuyên mục

“Kích” sản xuất công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng

    Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 7 tháng đầu năm 2024 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực khi Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,15% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,27% và tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng; ngành khai khoáng tăng 1%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 0,29%...   Theo...

Miễn, giảm thuế cho những trường hợp bị tổn thất do bão lũ

Để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí... cho các đối tượng bị thiệt hại. Cán bộ Chi cục thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai hướng dẫn người nộp thuế hồ sơ, thủ tục liên quan...

Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nắm bắt được xu thế cũng như hiệu quả của chuyển đổi số (CĐS), nhiều nữ lãnh đạo hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mạnh dạn đầu tư các hệ thống, giải pháp CĐS, ứng dụng vào sản xuất. Qua đó không chỉ giải phóng sức lao động cho các thành viên mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường, tiếp cận những khách hàng mới, cách xa về địa lý. HTX chè Hảo...

Hoàn thiện hệ thống giao thông theo hướng liên kết, đồng bộ

Với mục tiêu đến năm 2030 sẽ "xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội", những năm qua, hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải (GTVT) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được quan tâm đầu tư có trọng điểm. Đến nay, "bức tranh toàn cảnh" về GTVT của tỉnh từng bước...

Làng nghề Cam Giá khát khao khôi phục vườn đào

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, người dân ở Làng nghề trồng hoa đào Cam Giá, phường Cam Giá (TP. Thái Nguyên), bị thiệt hại khá nặng nề. Trong tổng diện tích trên 30ha trồng đào có 22ha bị ngập úng, hư hỏng, ước thiệt hại gần 22 tỷ đồng. Mặc dù nhiều gia đình mất trắng tiền tỷ nhưng bà con nơi đây không nản, quyết tâm khôi phục lại vườn đào... Toàn bộ 1.400 gốc...

Chủ động, sáng tạo hơn nữa trong triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông

Chiều 17-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo, nhằm bàn giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Phiên họp được...

Các ngân hàng rà soát thiệt hại để hỗ trợ khách hàng

Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 và ảnh hưởng mưa lũ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đang cùng các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn rà soát, tổng hợp, đánh giá thiệt hại của khách hàng để kịp thời áp dụng có biện pháp hỗ trợ. Hoạt động giao dịch, hỗ trợ khách hàng tại Ngân hàng thương...

Nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Năm nay, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ giao là trên 5.612 tỷ đồng; HĐND, UBND tỉnh giao trên 9.299 tỷ đồng. Với quyết tâm giải ngân đạt 100% vốn theo kế hoạch, tỉnh xác định phương châm “Triển khai tốt, giải ngân nhanh, điều hành linh hoạt”, thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn. Kết quả giải ngân vốn đầu tư...

Cục Chăn nuôi: Kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Nguyên

Ngày 16-9, Đoàn công tác của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) kiểm tra thực tế thiệt hại do bão số 3 gây ra và công tác khắc phục hậu quả trong chăn nuôi tại Thái Nguyên. Thành viên Đoàn công tác của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) kiểm tra thực tế tại một trang trại chăn nuôi gà ở xóm Vải, xã Cao Ngạn (TP. Thái Nguyên). Xã có 89 trang trại chăn nuôi, trong đó...

Chi cục Hải quan Thái Nguyên: Thu ngân sách năm 2024 đạt trên 69% chỉ tiêu được giao

Đến ngày 31-8, thu ngân sách nhà nước thông qua Chi cục Hải quan Thái Nguyên đạt trên 1.726 tỷ đồng, bằng 69,04% chỉ tiêu được giao (2.500 tỷ đồng) và bằng 97% cùng kỳ năm trước. Tổng số tờ khai tại Chi cục đạt 73.561 tờ khai, tăng 8% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 20,4 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ. Lãnh đạo Chi cục Hải quan Thái Nguyên trao đổi, hỗ trợ bộ phận...

Tin nổi bật

Tin mới nhất