Powered by Techcity

Phong trào chống Pháp của nhân dân Thái Nguyên cuối thế kỷ XIX

Năm 1885, sau cuộc nổi dậy chống Pháp ở kinh đô Huế không thành, Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạy ra Quảng Trị phát Hịch Cần Vương, hô hào văn thân nghĩa sĩ nổi dậy cứu nước. Một phong trào hưởng ứng Hịch Cần Vương kháng Pháp bùng nổ khắp nơi, do các văn thân yêu nước lãnh đạo.

Trong bối cảnh phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX và cuộc khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ mạnh mẽ, mặc dù không phải trung tâm của cuộc khởi nghĩa, nhưng Thái Nguyên là địa bàn nghĩa quân thường xuyên hoạt động, tổ chức tập kích, phục kích ở nhiều nơi. Một trong những đặc điểm của phong trào chống Pháp xâm lược ở Thái Nguyên cuối thế kỷ XIX là diễn ra lẻ tẻ, không có sự thống nhất và rộng lớn.

Trong hai năm 1884-1885, thực dân Pháp bình định Phổ Yên và Đại Từ, chúng gặp phải lực lượng của quân Lương Tam Kỳ. Được sự giúp đỡ của quân địa phương, quân Lương Tam Kỳ chống trả quyết liệt. Năm 1886, quân Pháp đẩy được quân Lương Tam Kỳ lui lên phía Bắc về huyện Văn Lăng và châu Định Hóa.

Tháng 10-1886, một lực lượng quân Pháp gồm 84 tay súng dưới quyền chỉ huy của Đalie từ Tuyên Quang qua sông Phó Đáy tiến về Chợ Chu, tại đây đã xảy ra trận chiến đấu quyết liệt giữa quân Pháp và nghĩa quân. Mặc dù đẩy lui được lực lượng khởi nghĩa, nhưng quân Pháp cũng không dám đóng quân ở Chợ Chu mà rút về Thái Nguyên.

Trong các năm từ 1886 đến 1888, quân Pháp từ Tam Đảo, Tuyên Quang nhiều lần tiến sang thăm dò khu vực Thái Nguyên, lập đồn điền tại Yên Rã và dò đường vào Chợ Chu, nhưng đã bị các nhóm nghĩa quân địa phương chống trả quyết liệt.

Tháng 1-1889, Pháp sử dụng gần 1.000 lính và 1.200 phu khuân vác tập trung ở Thái Nguyên tiến đánh Chợ Chu, Chợ Mới. Sau ba lần tấn công vào một căn cứ của nghĩa quân bảo vệ Chợ Mới, ngày 19-1, Pháp làm chủ Chợ Mới, một đội quân đồn trú được thiết lập ở đây.

Ngày 30/1/1889, Pháp huy động lực lượng mạnh gồm 37 sĩ quan, 779 lính châu Âu, 278 lính bản xứ từ Hương Sơn lên Chợ Chu. Trong khí đó, một đơn vị gồm 160 tay súng xuất phát từ Chiêm Hóa cùng phối hợp tiến về chợ Chu từ hướng Tây Bắc. Ngày 2/2/1889, Quân Pháp cho người đưa thư chiêu hàng đến thủ lĩnh Lương Tam Kỳ, sau khi bị từ chối, Pháp nổ súng tấn công, 4 giờ chiều cùng ngày Chợ Chu bị Pháp chiếm đóng.

Sau khi căn cứ Chợ Mới và Chợ Chu bị chiếm, các nhóm nghĩa quân Thái Nguyên vẫn tổ chức nhiều cuộc tiến công nhỏ lẻ. Chiến tranh du kích của các nhóm nghĩa quân Thái Nguyên kéo dài cho tới những năm 1899-1900 mới tạm dừng, đã làm thiệt hại về quân số cũng như làm mất đi sự ổn định của chính quyền thực dân.

TNĐT

Cùng chủ đề

Chàng trai khuyết tay vẽ cờ Tổ quốc từ 30 tờ chứng nhận hiến máu

  Từ khi còn nhỏ, cuộc đời của Nguyễn Phúc Đức đã phải đối mặt với biến cố lớn khi mất đi cánh tay phải trong một tai nạn bất ngờ vào năm lớp 6. Sự cố này không chỉ để lại nỗi đau về thể chất mà còn gây tổn thương lớn về mặt tinh thần. Từ một cậu bé hoạt bát, Phúc Đức trở nên thu mình, tự ti. Mất đi một phần cánh tay phải, Phúc Đức phải...

Việt Nam sẽ có 3-5 đô thị có thương hiệu tầm khu vực và quốc tế

Diện tích nhà ở tại đô thị đạt 32m2/người vào năm 2030 Hôm nay (3/10), Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, quy hoạch này đã được Thủ tướng phê duyệt vào cuối tháng 8. Trình bày tóm tắt quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, TS.KTS Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị...

Chuyện ở những gia đình truyền thống

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 84.000 gia đình chỉ có bố hoặc mẹ sống chung với con; gần 25.000 hộ có 2 vợ chồng; hơn 121.000 gia đình hạt nhân, tức là có cả bố mẹ và các con… Đặc biệt có hơn 70.600 gia đình từ 3 thế hệ trở lên - đó là những gia đình truyền thống, gia đạo nền nếp, có tôn ti trật tự, trên dưới thuận hòa. Ông Chu Văn...

Xanh đồng Bản Ngoại – Báo Thái Nguyên điện tử

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Đại Từ là một trong những địa phương của tỉnh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, so với các xã, thị trấn trong huyện, Bản Ngoại có phần may mắn hơn khi hơn 20ha lúa, màu bị ngập, đổ đã dần hồi phục. Bản Ngoại là một trong những xã đi đầu ở huyện Đại Từ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong ảnh: Người dân xóm Khâu Giang...

Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất 69.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/10/2024: Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất. Ảnh: S.T Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 3/10/2024 điều chỉnh tăng ở một vài nơi và giao dịch trong khoảng 64.000 – 69.000 đồng/kg. Cụ thể, thị trường giá heo hơi miền Bắc ghi nhận tăng nhẹ tại Thái Nguyên và Bắc Giang, trở lại mốc 69.000 đồng/kg, cùng giá với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và TP....

Cùng tác giả

Lũ trên sông Cầu tại TP Thái Nguyên đang giảm nhưng vẫn ở mức cao

Lúc 7h ngày 10/9, mực nước trên sông Cầu tại Trạm thuỷ văn Gia Bẩy (TP Thái Nguyên) đã giảm 17cm so với đỉnh lũ nhưng vẫn cao hơn mức báo động 3 là 164cm. Sáng 10/9, thông tin từ Đài Khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên, trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy lũ đã đạt đỉnh vào lúc 1h ngày 10/9, mức 2.881cm. Đỉnh lũ này cao hơn 73cm so với đỉnh lũ lịch sử xuất...

Người dân chùa Hương chở đò đi hỗ trợ vùng lũ Thái Nguyên

Các nhà đò ở chùa Hương sẵn sàng di chuyển lên Thái Nguyên để hỗ trợ đưa bà con vùng ngập đến nơi an toàn. Tối 9/9, mạng xã hội lan truyền thông tin những lái đò ở chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) mang đò đi ứng cứu người dân vùng lũ, ngập úng tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Bài đăng chia sẻ hình ảnh bến đò với hàng trăm chiếc thuyền, kèm nội...

Bàn giao công tác Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên

Chiều 1/8, tại Thái Nguyên diễn ra Hội nghị bàn giao công tác Bí thư Tỉnh ủy giữa bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên) và ông Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên. Tại Hội nghị,...

Vườn chè cổ trăm tuổi giữa vùng Đệ nhất danh trà Thái Nguyên

Vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên) được biết đến với nhiều loại chè ngon, trong số đó là giống chè cổ đã làm lên thương hiệu ở xứ Đệ nhất danh trà. Vùng chè Tân Cương (TP Thái Nguyên) được biết đến là thủ phủ chè của Thái Nguyên, ngoài hình ảnh đồi chè xanh ngát, nối tiếp nhau tạo hình bát úp, nơi đây còn nổi tiếng với sản phẩm chè ngon. Trong số đó, giống chè trung du cổ là...

Lạ lùng quán phở gia truyền đời đầu tiên “ngon nhì Thái Nguyên”

Một quán phở ở Thái Nguyên có bảng hiệu hài hước đang thu hút thực khách những ngày qua. Gần đây, cộng đồng mạng lan truyền bức hình về một quán phở ở Thái Nguyên. Theo đó, trên biển hiệu của quán đề dòng chữ: "Phở bò gia truyền, đời thứ nhất" kèm lời khẳng định "ngon nhì Thái Nguyên, ngon nhất ở đâu thì không biết". Theo tìm hiểu của phóng viên, tấm biển này là của quán phở nằm trên đường...

Cùng chuyên mục

Đảng Cộng sản ra đời và phong trào cách mạng ở Thái Nguyên

Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (tháng 10-1930, đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương). Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo quần chúng cả nước bước vào một cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống ách thống trị của kẻ thù, mà đỉnh cao là Phong trào Xô Viết-Nghệ tĩnh (1930-1931). Di tích nơi thành lập cơ sở đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái...

Khởi nghĩa Thái Nguyên 1917

Đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Thái Nguyên vẫn được duy trì, mặc dù mức độ có dịu đi. Đỉnh cao của phong trào là cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên nổ ra tháng 8/1917, do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo. Cổng Trại lính khố xanh tỉnh Thái Nguyên, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917. Ảnh: Tư liệu Đội Cấn xuất thân là viên đội khố xanh,...

Những nhân vật lịch sử trong khởi nghĩa Lam Sơn

Sau khi cuộc khởi nghĩa của Trùng Quang Đế thất bại (năm 1414), phong trào đấu tranh của nhân dân ta tạm thời lắng xuống. Thời kỳ ổn định của chính quyền đô hộ nhà Minh kéo dài không lâu. Từ năm 1417, phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta trỗi dậy mạnh mẽ và rộng khắp. Tháng 2 năm Bính Thân (1416), tại Lũng Nhai (Thanh Hóa), Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tổ chức hội thề...

Triều Nguyễn và đơn vị cấp tỉnh Thái Nguyên

Sách “Đại Nam thực lục” tập 3, Quốc sử quán Triều Nguyễn chép: Ngày 4/11/1831 nhằm ngày Tân Mão, năm Minh Mạng thứ XII, mùa Đông, tháng Mười, ngày mùng Một, Thái Nguyên được gọi là tỉnh. Theo thiên văn thì Thái Nguyên thuộc khu vực sao Dực, sao Chẩn; tinh thứ sao Thần vì… Bản đồ tỉnh Thái Nguyên năm 1891. Ảnh: Internet Triều Nguyễn gồm 13 đời vua, 9 chúa, tồn tại 143 năm (1802 - 1945), là triều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất