Powered by Techcity

Phát triển công nghiệp: Cần những “đầu tàu” dẫn dắt tăng trưởng

Để thúc đẩy tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp, các chuyên gia cho rằng cần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua liên kết ngành, nâng cao chất lượng sản xuất, thúc đẩy các “đầu tàu” và doanh nghiệp tiềm năng.





Doanh nghiệp cần đẩy mạnh các giải pháp về công nghệ để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh các giải pháp về công nghệ để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm.

Những khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu trong thời gian qua đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Rõ rệt nhất, nhiều địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng thấp.

Do vậy, theo các chuyên gia, thời gian tới cần tiếp tục cần triển khai nhanh, hiệu quả hơn nữa các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, tận dụng mọi nguồn lực, mọi cơ hội cho tăng trưởng…

Nhiều ngành chủ lực vẫn gặp khó

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy kinh tế toàn cầu trong 7 tháng đầu năm phục hồi chậm, áp lực lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng còn ở mức cao, nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế tiếp tục suy giảm…

Ở trong nước, giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, chi phí sản xuất, sinh hoạt, vận tải còn ở mức cao, áp lực cạnh tranh và sự gia tăng các rào cản kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu… đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống của người lao động.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 7 tháng năm 2023 ước giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước (trong khi cùng kỳ năm 2022 tăng 8,6%). Riêng ngành chế biến, chế tạo giảm 1% (cùng kỳ tăng 9,5%); ngành khai khoáng giảm 1,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,4%.

Một số địa phương có chỉ số IIP giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm so với cùng kỳ năm trước, gồm: Quảng Nam giảm 31,4%; Bắc Ninh giảm 16,7%; Vĩnh Long giảm 15,2%; Sóc Trăng giảm 6,9%; Hòa Bình giảm 4%…

Ngoài ra, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước, như: Ôtô giảm 19,6%; điện thoại di động giảm 19,3%; thép thanh, thép góc giảm 16,7%; xe máy và xi măng cùng giảm 5,8%; quần áo mặc thường giảm 5,7%; phân urê giảm 4,4%.

Hiện nay, ngành cơ khí – vốn được coi là công nghiệp nền tảng, quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam, nhưng lại đang thiếu các cơ chế để nâng cao năng lực tự chủ. Rất nhiều các thiết bị cơ khí chế tạo của các ngành xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải… vẫn đang phụ thuộc nhập khẩu.

Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cho hay ảnh hưởng của đại dịch COIVD-19, số lượng các công trình công nghiệp được khởi công giảm làm đơn hàng trong nước đã ít lại càng ít hơn. Chưa hết, ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine tiếp tục làm cho đơn hàng giảm sút, do vậy các doanh nghiệp ngành cơ khí đang phải tìm mọi biện pháp để ổn định sản xuất và phát triển.

Còn theo ông Ninh Hữu Chấn, Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), bên cạnh những lợi thế như nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí thấp, giảm chi phí vận chuyển, ngành phải đối mặt với một số khó khăn về quy mô thị trường, sự thiếu hụt ngành công nghiệp vật liệu, thiếu kinh nghiệm quản trị…

Cần thêm đòn bẩy, tạo đà cho phát triển

Trên thực tế, tăng trưởng GDP hiện nay đang phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, trong khi xuất khẩu lại phụ thuộc lớn từ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) – với hơn 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

Vì vậy, chỉ cần có những tác động không thuận từ bên ngoài thì các hoạt động kinh tế-xã hội, từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến việc làm, thu nhập sẽ chịu tác động ngay lập tức.

Dẫn chứng về suy giảm tại một số địa phương về sản xuất công nghiệp, Chuyên gia kinh tế – Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho rằng cần tính tới các ngành công nghiệp chế biến cho giá trị gia tăng cao hơn, có tính tự chủ hơn, không thể để phụ thuộc quá lớn vào một ngành, hay một lĩnh vực, lại từ những doanh nghiệp FDI đầu tư công nghệ cao, khó chuyển giao, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khó có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng.

Để phát huy nội lực, tranh thủ các tiềm lực của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng nhanh và các tiêu chí xanh, bền vững đang ngày càng được các nền kinh tế đặt ra mạnh mẽ, các chuyên gia cũng khuyến nghị, cần đẩy mạnh khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên hiện có để tạo ra nguyên liệu cho sản xuất để xây dựng và tạo ra các ngành công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ, vừa giảm phụ thuộc nhập khẩu, tăng nguồn thu.





Doanh nghiệp cần tận dụng các ưu thế để xây dựng thương hiệu.
Doanh nghiệp cần tận dụng các ưu thế để xây dựng thương hiệu.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn được đánh giá là một trong những ngành kinh tế chủ chốt, đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, mở rộng sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy thương mại, xuất khẩu. Đặc biệt, một số nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ lực như: dệt may, da giày, đồ gỗ… trước đây luôn duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định.

Tuy vậy, giai đoạn vừa qua, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động và ảnh hưởng sâu đến sự ổn định toàn cầu mà nổi lên trong đó là cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine, trong khi đó hậu quả của dịch COVID-19 kéo dài dẫn tới hệ lụy làm gián đoạn, đứt gãy các chuỗi cung ứng, tổng cầu thế giới giảm sút… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng do đây là những thị trường nhập khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực như may mặc, da giày, đồ gỗ…

Nhằm thể chế hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp, Bộ Công Thương đã và đang nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật Công nghiệp trọng điểm nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập trong phát triển công nghiệp trong thời gian tới.

Theo Đề cương Luật Công nghiệp trọng điểm, Chính phủ sẽ ban hành Chương trình quốc gia về Phát triển công nghiệp theo từng thời kỳ 10 năm nhằm xác định quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên phạm vi toàn quốc trong từng thời kỳ và tổ chức sử dụng các nguồn lực của đất nước từ Trung ương đến địa phương để bảo đảm thực hiện các quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của quốc gia.

Ngoài ra, trong khuôn khổ các nội dung của Chương trình quốc gia về Phát triển công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành các chương trình phát triển công nghiệp đối với từng ngành công nghiệp trọng điểm cụ thể.

Các nội dung chính được đưa ra trong Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ tập trung vào: Ưu đãi cho các dự án công nghiệp trọng điểm và quản lý đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này; nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua liên kết ngành và nâng cao chất lượng sản xuất, thúc đẩy các “đầu tàu” và doanh nghiệp tiềm năng; ban hành các chính sách đặc biệt trong phát triển công nghiệp trọng điểm; phát triển bền vững…



Nguồn

Cùng chủ đề

Thái Nguyên: Trên 1.000ha cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP

Đến nay, Thái Nguyên đã hình thành một số vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ với tổng diện tích ước đạt 2.000ha. Trong đó, vùng sản xuất na, bưởi của Võ Nhai (khoảng 550ha); vùng sản xuất nhãn của các xã Phúc Thuận, TP. Phổ Yên và Quân Chu, huyện Đại Từ (khoảng 500ha); vùng sản xuất bưởi tập trung tại các xã Tiên Hội, Bản Ngoại… của huyện Đại Từ...

Cõng chữ ngược ngàn – Báo Thái Nguyên điện tử

Thương đàn em nhỏ bản nghèo Từ xuôi cô cõng chữ theo ngược ngàn Sương mù ướt áo chưa tan Mặt trời đổ lửa nắng tràn chói chang.   Liếp thưng hai dãy ghế bàn Đơn sơ lớp học tuềnh toàng thung sâu Cô trò nghiêng chụm mái đầu Tiếng Kinh, tiếng Thái chung nhau đánh vần.   Không còn phân biệt xa gần Hòa cùng già trẻ yêu thân một nhà Bảng đen, trang giấy hiện ra Âm vang giọng đọc: "Mẹ, Cha" ân tình.   Nụ cười tỏa sáng lung linh Trò quên...

Tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam

Ngày 28-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị định hướng công tác tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các đại biểu tham dự Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ: Để nội dung trên được phổ biến đến toàn dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham...

Triển khai thí điểm mô hình nuôi lợn có bổ sung bột lá chè xanh ở Phú Bình

Ngày 28-11, UBND huyện Phú Bình phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn lấy thịt bằng thức ăn tự nhiên có bổ sung bột lá chè xanh tại 2 xã Nga My, Tân Kim. TS. Nguyễn Tiến Đạt, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, hướng dẫn kỹ thuật, cách phối, trộn thức ăn. Mô hình thí điểm được thực hiện tại hộ ông Nguyễn Hữu Nhường, xóm...

TP. Thái Nguyên: Doanh thu từ du lịch tăng khoảng 13%

Năm 2024, doanh thu từ lĩnh vực du lịch của TP. Thái Nguyên ước đạt trên 2.900 tỷ đồng, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Lĩnh vực này đã và đang giải quyết việc làm cho 2.200 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 1.500 người (có 50% số lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ). Khách du lịch tham quan tại Hợp tác xã Trà và Du lịch cộng đồng Tiến Yên, xã Tân...

Cùng tác giả

Thái Nguyên: Trên 1.000ha cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP

Đến nay, Thái Nguyên đã hình thành một số vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ với tổng diện tích ước đạt 2.000ha. Trong đó, vùng sản xuất na, bưởi của Võ Nhai (khoảng 550ha); vùng sản xuất nhãn của các xã Phúc Thuận, TP. Phổ Yên và Quân Chu, huyện Đại Từ (khoảng 500ha); vùng sản xuất bưởi tập trung tại các xã Tiên Hội, Bản Ngoại… của huyện Đại Từ...

Cõng chữ ngược ngàn – Báo Thái Nguyên điện tử

Thương đàn em nhỏ bản nghèo Từ xuôi cô cõng chữ theo ngược ngàn Sương mù ướt áo chưa tan Mặt trời đổ lửa nắng tràn chói chang.   Liếp thưng hai dãy ghế bàn Đơn sơ lớp học tuềnh toàng thung sâu Cô trò nghiêng chụm mái đầu Tiếng Kinh, tiếng Thái chung nhau đánh vần.   Không còn phân biệt xa gần Hòa cùng già trẻ yêu thân một nhà Bảng đen, trang giấy hiện ra Âm vang giọng đọc: "Mẹ, Cha" ân tình.   Nụ cười tỏa sáng lung linh Trò quên...

Tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam

Ngày 28-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị định hướng công tác tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các đại biểu tham dự Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ: Để nội dung trên được phổ biến đến toàn dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham...

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên chia sẻ những thiệt hại do trận bão tuyết gây ra tại tỉnh Gyeongsangbuk-do (Hàn Quốc)

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng điện đàm với Tỉnh trưởng tỉnh Gyeongsangbuk-do Lee Cheol Woo  Theo đó, sáng ngày 27/11, Hàn Quốc hứng chịu trận bão tuyết tồi tệ nhất trong vòng 52 năm qua và là trận bão tuyết lớn nhất vào tháng 11 trong vòng 117 năm qua. Trận bão tuyết đã làm gián đoạn nhiều hoạt động, đặc biệt là giao thông. Tắc đường do bão tuyết đã khiến chương trình công tác...

Triển khai thí điểm mô hình nuôi lợn có bổ sung bột lá chè xanh ở Phú Bình

Ngày 28-11, UBND huyện Phú Bình phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn lấy thịt bằng thức ăn tự nhiên có bổ sung bột lá chè xanh tại 2 xã Nga My, Tân Kim. TS. Nguyễn Tiến Đạt, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, hướng dẫn kỹ thuật, cách phối, trộn thức ăn. Mô hình thí điểm được thực hiện tại hộ ông Nguyễn Hữu Nhường, xóm...

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Trên 1.000ha cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP

Đến nay, Thái Nguyên đã hình thành một số vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ với tổng diện tích ước đạt 2.000ha. Trong đó, vùng sản xuất na, bưởi của Võ Nhai (khoảng 550ha); vùng sản xuất nhãn của các xã Phúc Thuận, TP. Phổ Yên và Quân Chu, huyện Đại Từ (khoảng 500ha); vùng sản xuất bưởi tập trung tại các xã Tiên Hội, Bản Ngoại… của huyện Đại Từ...

Triển khai thí điểm mô hình nuôi lợn có bổ sung bột lá chè xanh ở Phú Bình

Ngày 28-11, UBND huyện Phú Bình phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn lấy thịt bằng thức ăn tự nhiên có bổ sung bột lá chè xanh tại 2 xã Nga My, Tân Kim. TS. Nguyễn Tiến Đạt, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, hướng dẫn kỹ thuật, cách phối, trộn thức ăn. Mô hình thí điểm được thực hiện tại hộ ông Nguyễn Hữu Nhường, xóm...

TP. Thái Nguyên: Doanh thu từ du lịch tăng khoảng 13%

Năm 2024, doanh thu từ lĩnh vực du lịch của TP. Thái Nguyên ước đạt trên 2.900 tỷ đồng, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Lĩnh vực này đã và đang giải quyết việc làm cho 2.200 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 1.500 người (có 50% số lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ). Khách du lịch tham quan tại Hợp tác xã Trà và Du lịch cộng đồng Tiến Yên, xã Tân...

Hợp tác triển khai các hoạt động chuyển đổi xanh và tài chính carbon tại Thái Nguyên

Tiếp tục chương trình làm việc tại Hàn Quốc, ngày 27-11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, dẫn đầu Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên đến thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Hàn Quốc (KTR) về việc triển khai các dự án chuyển đổi xanh, tài chính carbon hướng đến phát triển Thái Nguyên “xanh”. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy:...

Nàng dâu 9x với thương hiệu chè sạch trên đất Văn Yên

Chỉ một lần đặt chân đến mảnh đất Văn Yên (Đại Từ), chị Đỗ Thị Nguyên đã đem lòng yêu cây chè và những người dân hồn hậu, chất phác nơi đây. Chị đã cùng chồng tiếp nối truyền thống làm chè của gia đình anh, sau đó gây dựng nên thương hiệu chè Phúc Nguyên, góp phần đưa sản phẩm chè sạch Văn Yên đến nhiều tỉnh, thành phố. Chị Đỗ Thị Nguyên tại đồi chè của thành viên Hợp tác xã chè...

Chợ siêu thị An Thái Bình vắng người mua

Từng được coi là khu chợ sầm uất, với đa dạng các mặt hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của công nhân, người lao động làm việc tại Khu công nghiệp Yên Bình, song những năm gần đây, sức mua tại Chợ siêu thị An Thái Bình, ở phường Đồng Tiến (TP. Phổ Yên) giảm đáng kể. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, buôn bán của các tiểu thương. Chợ vắng khách, nhiều kiốt, quầy hàng...

Ký kết nhiều văn bản hợp tác với đối tác Hàn Quốc

Tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên tại Hàn Quốc, ngày 26-11, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc diễn ra Hội thảo Hợp tác phát triển công nghệ số, xanh giữa tỉnh Thái Nguyên và các đối tác. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng (bên phải) và Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ đồng chủ trì Hội thảo. Hội thảo thu hút gần 100...

Giải ngân 6 tỷ đồng giúp người trồng đào Cam Giá khôi phục làng nghề

Ngày 26-11, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giải ngân 6 tỷ đồng cho 74 hộ dân thuộc phường Cam Giá (TP. Thái Nguyên) vay vốn khôi phục làng nghề trồng hoa đào của địa phương. Đây là những hộ bị thiệt hại lớn do ảnh hưởng cơn bão số 3 vừa qua. Cán bộ ngân hàng giải ngân vốn cho các hộ trồng đào Cam Giá tái sản xuất. Nguồn vốn cho vay thuộc chương trình hỗ trợ tạo việc làm,...

Thái Nguyên: Trồng mới, trồng lại trên 430ha chè

Năm 2024, toàn tỉnh trồng mới, trồng lại được trên 430ha chè, vượt 9,3% so với kế hoạch (kế hoạch là 395ha). Các giống chè được đưa vào trồng mới, trồng lại chủ yếu là những dòng chè lai cho năng suất cao, chất lượng tốt, như: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên… Đến nay, Thái Nguyên có 120ha chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam. Có thể khẳng định, với nhiều chính sách cho đầu tư, thâm canh, cải tạo, trồng...

Quyết liệt phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi cùng với bão lũ những ngày qua đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chăn nuôi cả nước, trong đó có Thái Nguyên. Đồng thời, tác động tiêu cực đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng, nhất là và dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Chính vì thế, việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống DTLCP trên địa bàn tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất