Powered by Techcity

Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Thủ tướng phát biểu kết luận Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng phát biểu kết luận Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị được tổ chức trực tuyến 4 cấp, từ đầu cầu trụ sở Chính phủ trực tuyến tới hơn 8.600 điểm cầu tại 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các quận, huyện, thị xã, TP và các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

Đã hoàn thành, bàn giao và đang xây dựng gần 85.000 căn nhà

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, ngay sau Phiên họp thứ nhất, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Thủ tướng nêu rõ việc hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nêu rõ việc hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, đã ban hành nhiều văn bản theo thẩm quyền và kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp để đẩy mạnh triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, gồm Thông báo Kết luận Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo (Thông báo Kết luận số 523 ngày 16/11/2024), Công điện số 117 ngày 18/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Quyết định số 21 ngày 22/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỉ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỉ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương; Quyết định số 1623 ngày 21/12/2024 của Thủ tướng về việc kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các địa phương hưởng ứng phong trào thi đua; làm đầu mối tiếp nhận hỗ trợ thông qua Quỹ “Vì người nghèo” để triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vị cả nước. Các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH), Nội vụ, Tài chính đã bàn hành các văn bản hướng dẫn về các nội dung, lĩnh vực được phân công theo dõi.

Toàn bộ 58 tỉnh, TP có nhà tạm, nhà dột nát đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bà Rịa – Vũng Tàu báo cáo không thành lập Ban Chỉ đạo do địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát); có 50 tỉnh, TP đã ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào trên địa bàn.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến điều hành thảo luận. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến điều hành thảo luận. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã tập trung huy động nguồn lực, tổ chức triển khai hiệu quả và đạt nhiều kết quả thiết thực, trong đó nhiều địa phương đã đặt mục tiêu về đích sớm hơn so với kế hoạch của Trung ương.

Kết quả thực hiện từ Phiên họp thứ nhất đến nay, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã hoàn thành 19/26 nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Thủ tướng Chính phủ,

Quỹ “Vì người nghèo” đã tiếp nhận trên 72,4 tỷ đồng; các địa phương đã vận động được hơn 2,3 nghìn tỷ đồng (trong đó Nghệ An: 843 tỷ đồng; Quảng Ngãi: 242 tỷ đồng; Thanh Hóa 220 tỷ đồng).

Theo báo cáo cập nhật của Bộ LĐ-TBXH, đã hoàn thành, bàn giao và đang xây dựng 84.888 căn hộ; cả nước còn khoảng 230.000 căn nhà tạm, nhà dột nát cần phải tập trung xây dựng, sửa chữa để hoàn thành từ nay đến cuối năm 2025.

Bộ Quốc phòng đã hỗ trợ kinh phí xây dựng 9.200 căn, trị giá 460 tỷ đồng cho 5 địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát lớn (gồm: Quảng Trị, Hà Giang, Hà Tĩnh, Lào Cai và Nghệ An); hỗ trợ xây dựng hơn 13.100 căn “Nhà Đồng đội”, “Nhà Đại đoàn kết”. Bộ Công an phấn đấu đến trước Tết Nguyên đán 2025, hỗ trợ hoàn thành khoảng 1.000 căn nhà cho người nghèo tại 14 tỉnh đón Tết.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung báo cáo tại Phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung báo cáo tại Phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Một số địa phương đặt mục tiêu hoàn thành Chương trình sớm, như: Tỉnh Bắc Ninh hoàn thành trước ngày 3/2/2025; 7 địa phương hoàn thành trong quý II (Lào Cai, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Tây Ninh, Long An); 12 địa phương hoàn thành trong quý III (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau).

Thay mặt Ban chỉ đạo, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương Bộ LĐ-TBXH, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, cơ quan, địa phương đã chủ động, tích cực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, góp phần vào những thành quả bước đầu hết sức tích cực, quan trọng của Chương trình.

Đồng thời, Thủ tướng trân trọng cảm ơn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể nhân dân, các cơ quan trong hệ thống chính trị các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước đã thực sự chung tay, hưởng ứng tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của Chương trình.

Lãnh đạo tỉnh Hà Giang báo cáo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang báo cáo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, nguyên nhân kết quả đạt được là nhờ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, càng trong khó khăn, thử thách càng phát huy mạnh mẽ; chủ trương đúng đắn của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Ban Chỉ đạo, sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; sự chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo của các bộ, cơ quan, địa phương.

Đặc biệt, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã nghiêm túc, chủ động thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát theo tinh thần “Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu”; “Công an ta, vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng phê bình: Bộ Xây dựng chưa ban hành văn bản hướng dẫn tiêu chí xác định nhà tạm, nhà dột nát, đôn đốc thống kê người có công đang khó khăn về nhà ở; Bộ Tài chính chưa ban hành hướng dẫn phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm 5% chi ngân sách thường xuyên năm 2024 và phân bổ vốn sự nghiệp năm 2025 cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; một số địa phương chưa quyết liệt, trách nhiệm chưa cao, chưa ban hành Kế hoạch hành động (9 địa phương gồm: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lai Châu, Hưng Yên, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Thuận, Đắk Lắk, Hậu Giang); chưa nghiêm túc báo cáo, thống kê theo quy định.

Việc triển khai tại một số địa bàn gặp khó khăn do người dân sống phân tán, giao thông khó khăn, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đến nay trên toàn quốc còn khoảng 230.000 căn nhà tạm, nhà dột nát. Để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, bình quân mỗi ngày phải hoàn thành khoảng 700 căn trên cả nước; bình quân mỗi địa phương phải hoàn thành 12 căn/ngày.

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chia sẻ nhiều câu chuyện xúc động tại Phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chia sẻ nhiều câu chuyện xúc động tại Phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phân tích nguyên nhân tồn tại, hạn chế, Thủ tướng cho rằng về khách quan, đây là chương trình lớn, liên quan đến nhiều bộ, cơ quan, địa phương; phải triển khai trên quy mô rộng trong thời gian ngắn, nhiều đối tượng hỗ trợ ở các địa bàn khó khăn.

Về nguyên nhân chủ quan, một số quy định pháp luật liên quan chưa đầy đủ, rõ ràng gây khó khăn trong triển khai trên thực tế, nhất là các địa phương (cấp huyện, cấp xã). Một số bộ, cơ quan chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền, nhất là người đứng đầu. Một số địa phương còn máy móc, thiếu sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức triển khai thực hiện và còn trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực hỗ trợ của Trung ương; chưa huy động hiệu quả sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, ngày công của nhân dân.

Về bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc cần phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ quan, địa phương với tinh thần: Ai có gì giúp nấy, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều, ai có của giúp của, ai có tiền giúp tiền, ai có công giúp công; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, đề cao trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng báo cáo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng báo cáo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bám sát tình hình, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xóa nhà tạm, nhà dột nát theo thẩm quyền; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, báo cáo, đề xuất ngay những vấn đề vượt thẩm quyền.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ, không trông chờ, ỷ lại của các địa phương trong thực hiện Chương trình. Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó; phân công nhiệm vụ bảo đảm “5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”.

Xử lý, kỷ luật những trường hợp thiếu trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm

Về quan điểm, định hướng, Thủ tướng nêu rõ việc hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng đã được thể hiện rõ trong các kết luận, nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2025, tri ân đồng bào, đồng chí sau 80 năm giành độc lập và thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Quán triệt phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hỗ trợ, nhân dân làm chủ”. Đa dạng hóa nguồn lực thực hiện Chương trình theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm (từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo động lực, truyền cảm hứng để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cùng chung tay hỗ trợ trong triển khai thực hiện Chương trình với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định, không để bị lợi dụng, trục lợi, tiêu cực, lãng phí.

Chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng trước hết yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn tiêu chí nhà tạm, nhà dột nát để các địa phương có cơ sở thực hiện và phải báo cáo về Bộ trước ngày 20/1/2025 về số liệu người có khó khăn về nhà ở tại thời điểm đó; các trường hợp đặc biệt phát sinh sau đó thì tiếp tục thống kê theo tiêu chí, hướng dẫn.

Bộ LĐ-TBXH theo dõi sát, thường xuyên đôn đốc, yêu cầu các địa phương rà soát, hoàn thiện kế hoạch theo ngày, tuần, tháng, quý và từ nay đến cuối năm để hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn; cập nhật hằng ngày tình hình, kết quả triển khai chương trình trên cả nước; lưu ý yêu cầu tự động cập nhật hằng ngày từ cấp xã, đếm ngược số ngày còn lại và số căn nhà tạm, nhà dột nát còn lại phải hoàn thành.

Cập nhật, xác định rõ những khó khăn, vướng mắc của địa phương (nhất là về nguồn vốn, thủ tục, đất đai, nhân lực, vận chuyển vật liệu…) để chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ đạo Trung ương những vấn đề vượt thẩm quyền để bảo đảm tiến độ, mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng những cách làm hay, gương điển hình và xem xét xử lý, kỷ luật những trường hợp chậm tiến độ, không tích cực, thiếu trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm trong thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Với các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, Thủ tướng yêu cầu Trưởng Ban chỉ đạo cấp tỉnh tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, các cấp ủy, chính quyền cơ sở thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chương trình, nhất là trong huy động nguồn lực và giải quyết khó khăn, vướng mắc. Yêu cầu các địa phương chưa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, phê bình, kỷ luật và ban hành ngay trước ngày 15/1/2025.

Thường xuyên theo dõi, cập nhật kết quả thực hiện theo ngày, tuần, tháng, quý và từ nay đến cuối năm của từng cấp chính quyền cơ sở. Yêu cầu Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo địa phương cập nhật số liệu hằng ngày trên phần mềm Bộ LĐ-TBXH đã gửi các địa phương; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu các cấp nếu chậm không cập nhật báo cáo hằng ngày.

Yêu cầu các địa phương chủ động xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên địa bàn theo thẩm quyền và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, Thủ tướng lưu ý 5 vấn đề sau:

Thứ nhất, về việc một số địa phương báo cáo khó khăn về rà soát số liệu nhà ở, Giao Trưởng Ban Chỉ đạo các địa phương chỉ đạo cấp huyện, cấp xã phối hợp chặt chẽ với công an địa phương đẩy nhanh tiến độ rà soát, tổng hợp thông tin chính xác về số lượng nhà ở cần hỗ trợ cho các nhóm đối tượng tại địa phương và phê duyệt danh sách các hộ đủ điều kiện được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, bảo đảm hoàn thành trong tháng 1/2025.

Thứ hai, đối với số nhà tạm, nhà dột nát phát sinh thêm, yêu cầu địa phương tự huy động nguồn lực để hỗ trợ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 523/TB-VPCP và Công điện số 117/CĐ-TTg. 

Thứ ba, về khó khăn trong thực hiện vận chuyển vật liệu để làm nhà, yêu cầu địa phương nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 523/TB-VPCP và Công điện 117/CĐ-TTg. Lưu ý phải chủ động, sáng tạo, linh hoạt, nhất là huy động các lực lượng trên địa bàn (thanh niên, dân quân, các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể nhân dân…) và có kế hoạch cụ thể, hướng dẫn cộng đồng tham gia hỗ trợ các gia đình có nhu cầu.

Thứ tư, về khó khăn trong huy động nguồn lực để triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đổi mới phương pháp, cách làm theo hướng đa dạng hóa nguồn lực (bao gồm nguồn lực được hỗ trợ từ Trung ương, địa phương, nguồn lực công sức huy động, giúp đỡ từ cộng đồng, nguồn lực đóng góp từ chính các hộ nghèo, hộ cận nghèo…), gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Thứ năm, về khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, yêu cầu các địa phương thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 523/TB-VPCP ngày 16/11/2024 và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hỗ trợ nhà ở đối với người có công (theo Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024); cung cấp số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ nhà ở (xây mới, sửa chữa) năm 2025 từ Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, hoàn thành trong tháng 1/2025.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ nguồn vốn sự nghiệp năm 2025 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Dự án 5) để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, hoàn thành trước ngày 20/1/2025. Khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ LĐ-TBXH và các cơ quan liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về phương án sử dụng nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/1/2025. Miễn thuế thu nhập với việc tham gia các chương trình an sinh xã hội. Chuẩn bị nguồn lực năm 2025 để báo cáo với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (trong tháng 1/2025) và báo cáo Quốc hội các vấn đề thuộc thẩm quyền.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đôn đốc các tổ chức tín dụng chuyển kinh phí hỗ trợ cho các địa phương và tiếp tục tích cực tham gia hỗ trợ.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ cho các địa phương và tiếp tục tích cực tham gia hỗ trợ thực hiện Chương trình.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí chủ động xây dựng kế hoạch, phương án truyền thông, vận động để lan toả mạnh mẽ phong trào, tạo khí thế thi đua sôi nổi, tạo đồng thuận xã hội để người dân, doanh nghiệp ủng hộ, chia sẻ, chung tay hỗ trợ Chương trình.

Các bộ, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận hỗ trợ các địa phương khẩn trương chuyển kinh phí vào đầu mối và số tài khoản tiếp nhận của cơ quan Mặt trận Tổ quốc tỉnh mà Bộ LĐ-TBXH đã cung cấp để triển khai thực hiện.

Thủ tướng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn về việc thanh, quyết toán theo quy định đối với các đối tượng liên quan từ Quỹ Vì người nghèo tại thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ (Thông báo số 448/TB-VPCP ngày 2/10/2024).

Các bộ, ngành, địa phương phát huy tinh thần chủ động, thực hiện các công việc theo thẩm quyền và ban hành hướng dẫn cụ thể.

Khẳng định nhiệm vụ hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 là nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh quang, là trách nhiệm cao cả của cán bộ, đảng viên, là tình cảm tương thân, tương ái xuất phát từ trái tim, nên nặng nề mấy cũng phải làm, khó khăn, thách thức mấy cũng phải vượt qua, phức tạp mấy cũng phải xử lý, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, làm việc với tất cả tấm lòng, trái tim, khối óc của mình với những người khó khăn, Thủ tướng đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, cấp ủy, chính quyền các cấp phát huy tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, đặc biệt quan tâm tập trung lãnh đạo chỉ đạo để thực hiện thành công mục tiêu đề ra là xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025.

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/phai-cap-nhat-hang-ngay-ket-qua-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-tren-ca-nuoc.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới

Nhiều năm nay, phong trào trồng cây gây rừng luôn được Thái Nguyên quan tâm. Không chỉ góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, trồng rừng còn nâng cao thu nhập cho người dân. Theo ông Lê Cẩm Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện nay, Thái Nguyên đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Năm 2024, Thái Nguyên đã trồng rừng hoàn thành vượt mức kế hoạch. Hiện...

Những kỷ niệm khó quên

Thái Nguyên không phải nơi tôi sinh ra, không phải là quê cha, đất mẹ. Nhưng đất thép này là nơi cho tôi cảm nhận đầy đủ nhất về tình người và sự giàu đẹp, trù phú của một vùng quê Việt Nam hoang sơ mà đầy tiềm năng về mọi mặt. Khu vực trung tâm TP. Thái Nguyên được trang hoàng rực rỡ dịp giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ảnh: TL Tôi chỉ có hơn ba năm sống...

GELEX là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam 2024 – Gelex Group

Thông tin trên được công bố bởi Vietnam Report ngày 8/1 vừa qua, tại Hà Nội, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận xuất sắc, hiệu quả kinh doanh ổn định và bền vững giai đoạn 2023 – 2024. Bảng xếp hạng Top 50 The Best được Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố từ năm 2015, bao gồm các doanh nghiệp được lựa chọn từ Top 500 Doanh...

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Thực hiện vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu chủ yếu

Ngày 11-1, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức Hội nghị người lao động để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Thép Việt Nam.  Các đại biểu dự Hội nghị người lao động Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Năm 2024, gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thị...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thành lập Trường THPT Lê Hồng Phong, TP. Phổ...

Các đại biểu dự Lễ Kỷ niệm Về dự buổi Lễ có lãnh đạo một số cơ quan thuộc các bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Thái Nguyên có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đặng  Xuân Trường, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Bùi Văn Lương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Phổ...

Cùng chuyên mục

GELEX là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam 2024 – Gelex Group

Thông tin trên được công bố bởi Vietnam Report ngày 8/1 vừa qua, tại Hà Nội, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận xuất sắc, hiệu quả kinh doanh ổn định và bền vững giai đoạn 2023 – 2024. Bảng xếp hạng Top 50 The Best được Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố từ năm 2015, bao gồm các doanh nghiệp được lựa chọn từ Top 500 Doanh...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thành lập Trường THPT Lê Hồng Phong, TP. Phổ...

Các đại biểu dự Lễ Kỷ niệm Về dự buổi Lễ có lãnh đạo một số cơ quan thuộc các bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Thái Nguyên có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đặng  Xuân Trường, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Bùi Văn Lương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Phổ...

Kiểm tra, giám sát trong Đảng: Nâng cao chất lượng chuẩn bị đại hội

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, thời gian qua các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã và đang triển khai kịp thời nhiệm vụ nhằm giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, góp phần chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Định Hóa. Để góp phần chuẩn...

Sản phẩm OCOP đón sóng thị trường Tết

Thay vì bán hàng riêng lẻ, liên kết là cách mà nhiều chủ thể OCOP (chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) lựa chọn nhằm tạo nên bộ sản phẩm vừa đa dạng vừa tiện dụng, tăng tính cạnh...

Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở TP. Phổ Yên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Qua đó tạo sức lan tỏa, góp phần giúp các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực thi đua...

Một bệnh viện sẵn sàng trả ngay 500 triệu cho bác sĩ tốt nghiệp loại giỏi về làm việc

Tập đoàn Bệnh viện TNH trả ngay cho bác sĩ giỏi cam kết làm việc lâu dài lên tới 500 triệu đồng – Ảnh: TNH Cụ thể, Công ty CP Tập đoàn Bệnh viện TNH (TNH) vừa công bố nghị quyết hội đồng quản trị thông qua việc bổ sung chính sách thu hút nhân sự là bác sĩ đã hoàn tất chương trình đào tạo. Theo nghị quyết, mức thu hút sẽ được chi trả bằng tiền, một lần, cho...

Xây dựng phường Đồng Bẩm theo hướng văn minh, hiện đại

Trong hai ngày 9 và 10-1, Đảng bộ phường Đồng Bẩm (TP. Thái Nguyên) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự Đại hội có đồng chí Dương Văn Lượng, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên; lãnh đạo đảng bộ các xã, phường trực thuộc Thành ủy. Đây là đơn vị được Thành ủy Thái Nguyên lựa chọn tổ chức đại hội điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp cơ...

Nông dân tiếp tục giữ vai trò là chủ thể, nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Toàn cảnh đối thoại  Trên tinh thần thẳng thắn, dân chủ, cởi mở, hội viên nông dân đã bày tỏ sự quan tâm, và đề xuất một số kiến nghị như: Liên quan tới phát triển nghề trồng, chế biến, kinh doanh chè và sản phẩm trà, hội viên nông dân kiến nghị tỉnh quan tâm việc thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang trồng chè để thuận tiện trong quá...

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Sơn dự Đại hội Đảng bộ xã Động Đạt

Ngày 10-1, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên, đến dự và chúc mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Động Đạt (Phú Lương) lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2025-2030.  Các đại biểu dự Đại hội. Cùng dự có các đồng chí: Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (phụ trách Đảng bộ huyện Phú Lương); Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban...

Bò 3B giá bán thấp, một HTX ở Thái Nguyên chế biến ra những món gì mà đạt sao OCOP?

Do giá bò thịt thấp, trong đó có giống bò 3B, anh Dương Văn Hồng, Giám đốc HTX Chăn nuôi bò Nga My, xã Nga My, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đã tìm tòi, học hỏi và chế biến thịt bò thành các sản phẩm chuyên sâu để đưa ra thị trường. Đến nay, HTX của anh đã có 3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Cái khó ló cái khôn của nông dân bò 3B Từ chỗ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất