Powered by Techcity

Những chuyển động của tiểu thuyết lịch sử

Những năm gần đây, tiểu thuyết lịch sử đã có sức ảnh hưởng đáng kể trong đời sống văn học. Bên cạnh thế hệ nhà văn nổi tiếng như: Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Trần Thùy Mai, Lý Lan… đã xuất hiện một lực lượng mới, thế hệ 8x, 9x dành nhiều đam mê và bước đầu gặt hái được những thành tựu. Đó cũng là chủ đề thu hút nhiều ý kiến thảo luận trong một tọa đàm văn học vừa diễn ra.





Nhà văn Hoàng Quốc Hải được biết đến với những bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ, như: “Bão táp triều Trần”, “Tám triều vua Lý”. (Ảnh: qdnd.vn)
Nhà văn Hoàng Quốc Hải được biết đến với những bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ, như: “Bão táp triều Trần”, “Tám triều vua Lý”. (Ảnh: qdnd.vn)

“Tiểu thuyết lịch sử – những chuyển động” là chủ đề tọa đàm do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức cuối tháng 8/2023. Hai diễn giả gồm nhà văn Hoàng Quốc Hải và nhà văn Phùng Văn Khai – đại diện cho hai thế hệ người viết đã có những chia sẻ xoay quanh câu chuyện về tiểu thuyết lịch sử.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải được biết đến với những bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ, như: “Bão táp triều Trần”, “Tám triều vua Lý”. Trước những mối quan tâm của giới chuyên môn, bạn đọc về tiểu thuyết lịch sử, ông cho rằng có ba lối viết chính: viết theo chính sử, viết theo dã sử và viết ở góc nhìn trung lập của hai lối viết trên.

Cụ thể, tiểu thuyết dã sử kể không theo trình tự lịch sử mà theo lối kể của dân gian, tùy theo cảm xúc của người kể, có thể bồi đắp thêm vào những yếu tố khác. Nhà văn cho rằng, dã sử hoàn toàn không lép vế trước chính sử mà nó phụ thuộc vào tài năng tái tạo của nhà văn. Về dã sử, tác phẩm “Đôn Ki-hô-tê” của nhà văn vĩ đại Cervantes là một thí dụ tiêu biểu. Về chính sử, “Chiến tranh và hòa bình” của đại văn hào Lev Tolstoy là một đại diện.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải nhấn mạnh, nhà văn tài hoa sẽ là bậc thầy để giải mã lịch sử. Như vậy, với chính sử hay dã sử thì điều quan trọng là nhà văn có viết cho ra gương mặt của thời đại hay không. Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Hư cấu có làm lệch chính sử không? Nhà văn Hoàng Quốc Hải cho rằng, thiên chức của tác phẩm văn học là hư cấu và tư tưởng của các nhân vật lịch sử được tái hiện chân thực qua nhân vật hư cấu. “Đôn Ki-hô-tê” dù là nhân vật hư cấu, nhưng tư tưởng nhân vật và bối cảnh xã hội thì hoàn toàn chân thực.

Bàn về không khí viết tiểu thuyết lịch sử trong những năm gần đây, nhà văn Phùng Văn Khai ví von: không khí sáng tác đề tài lịch sử trong văn chương giống như không khí của… bóng đá. Đó là không khí mà ai cũng muốn được ra sân và hoàn toàn chủ động. Bên cạnh sự đồng tình với những chia sẻ của nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà văn Phùng Văn Khai muốn bổ sung thêm một lối viết tiểu thuyết lịch sử rất đang được quan tâm, đó là trường phái “võ hiệp”.

Dù lượng hư cấu trong các tác phẩm này là rất lớn nhưng cũng rất tôn trọng lịch sử. Qua đó, nhà văn cũng khẳng định, người viết tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là người yêu lịch sử, phải có kiến thức sâu rộng về giai đoạn lịch sử mà mình viết, nhân vật lịch sử mà mình viết, bối cảnh, đời sống, văn hóa, tư tưởng của thời đó…

Gần đây, có thể kể ra những nhà văn thế hệ 8x thành công với thể loại này, đoạt nhiều giải thưởng văn học, như: Lê Vũ Trường Giang, Đinh Phương, Nguyễn Thị Kim Hòa…

Theo các nhà phê bình nhận định, có rất nhiều điều hấp dẫn mà tiểu thuyết lịch sử mời gọi người cầm bút, tuy nhiên, lựa chọn viết thể loại này cũng luôn là một lựa chọn dũng cảm. Bởi bên cạnh sự dồi dào của tư liệu lịch sử, sự thú vị của các nhân vật, sự hoành tráng của các triều đại… thì nhà văn phải đối mặt với việc làm sao để những gì đã có sẵn ấy dưới ngòi bút của mình sẽ trở nên lôi cuốn, sáng tạo mà không bị rơi vào thế “bóp méo lịch sử”.

Bên cạnh đó, viết tiểu thuyết lịch sử rất cần sự dấn thân, đam mê, bởi thời gian đã lùi xa, lịch sử luôn nhiều góc khuất, việc tìm về lịch sử để giải mã không dành cho những người hời hợt và tranh thủ những góc khuất để suy diễn. Góc khuất ấy với người viết đích thực sẽ là nơi để hư cấu, để kiến giải một cách có tư tưởng, có nghệ thuật, có văn hóa.

Buổi tọa đàm nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn cũng như bạn đọc xoay quanh các vấn đề: tác phẩm lịch sử nuôi dưỡng tình yêu nước; tiểu thuyết lịch sử trước tiên cần tôn trọng lịch sử, thời đại, dữ liệu và nhân vật; làm sao để sáng tác, hư cấu mà không xa lạ với lịch sử đã xảy ra…

Quan hệ gắn bó giữa văn chương và lịch sử luôn được khẳng định. Lịch sử cung cấp cho người viết cảm hứng không bao giờ vơi cạn để những tác phẩm xuất sắc sẽ làm cho lịch sử thêm sinh động, hấp dẫn. Dù đã có rất nhiều nhà văn thử sức và ít nhiều tạo được dấu ấn, nhưng để nói thành công một cách đầy thuyết phục thì không phải ai cũng làm được.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải nhận định vấn đề không ở câu chuyện tuổi tác hay kinh nghiệm và kỳ vọng: Người trẻ sinh sau năm 2000 vẫn có thể viết tiểu thuyết lịch sử, chỉ cần đủ tài năng và nhiệt huyết.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phổ Yên nỗ lực giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư

Xác định giải phóng mặt bằng là khâu then chốt trong quá trình thực hiện các dự án, TP. Phổ Yên đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Qua đó tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nhờ nỗ lực giải phóng mặt bằng, Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc đoạn qua TP. Phổ Yên...

Sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới

Nhiều năm nay, phong trào trồng cây gây rừng luôn được Thái Nguyên quan tâm. Không chỉ góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, trồng rừng còn nâng cao thu nhập cho người dân. Theo ông Lê Cẩm Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện nay, Thái Nguyên đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Năm 2024, Thái Nguyên đã trồng rừng hoàn thành vượt mức kế hoạch. Hiện...

Những kỷ niệm khó quên

Thái Nguyên không phải nơi tôi sinh ra, không phải là quê cha, đất mẹ. Nhưng đất thép này là nơi cho tôi cảm nhận đầy đủ nhất về tình người và sự giàu đẹp, trù phú của một vùng quê Việt Nam hoang sơ mà đầy tiềm năng về mọi mặt. Khu vực trung tâm TP. Thái Nguyên được trang hoàng rực rỡ dịp giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ảnh: TL Tôi chỉ có hơn ba năm sống...

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Thực hiện vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu chủ yếu

Ngày 11-1, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức Hội nghị người lao động để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Thép Việt Nam.  Các đại biểu dự Hội nghị người lao động Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Năm 2024, gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thị...

Kiểm tra, giám sát trong Đảng: Nâng cao chất lượng chuẩn bị đại hội

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, thời gian qua các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã và đang triển khai kịp thời nhiệm vụ nhằm giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, góp phần chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Định Hóa. Để góp phần chuẩn...

Cùng tác giả

Phổ Yên nỗ lực giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư

Xác định giải phóng mặt bằng là khâu then chốt trong quá trình thực hiện các dự án, TP. Phổ Yên đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Qua đó tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nhờ nỗ lực giải phóng mặt bằng, Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc đoạn qua TP. Phổ Yên...

Phấn đấu xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025

Điểm cầu Chính phủ. (Ảnh: Báo điện tử Chính phủ)  Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điểm cầu tỉnh Thái Nguyên  Dự tại điểm cầu tỉnh...

Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hội nghị được tổ chức trực tuyến 4 cấp, từ đầu cầu trụ sở Chính phủ trực tuyến tới hơn 8.600 điểm cầu tại 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các quận, huyện, thị xã, TP và các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan...

Sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới

Nhiều năm nay, phong trào trồng cây gây rừng luôn được Thái Nguyên quan tâm. Không chỉ góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, trồng rừng còn nâng cao thu nhập cho người dân. Theo ông Lê Cẩm Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện nay, Thái Nguyên đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Năm 2024, Thái Nguyên đã trồng rừng hoàn thành vượt mức kế hoạch. Hiện...

Những kỷ niệm khó quên

Thái Nguyên không phải nơi tôi sinh ra, không phải là quê cha, đất mẹ. Nhưng đất thép này là nơi cho tôi cảm nhận đầy đủ nhất về tình người và sự giàu đẹp, trù phú của một vùng quê Việt Nam hoang sơ mà đầy tiềm năng về mọi mặt. Khu vực trung tâm TP. Thái Nguyên được trang hoàng rực rỡ dịp giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ảnh: TL Tôi chỉ có hơn ba năm sống...

Cùng chuyên mục

Những kỷ niệm khó quên

Thái Nguyên không phải nơi tôi sinh ra, không phải là quê cha, đất mẹ. Nhưng đất thép này là nơi cho tôi cảm nhận đầy đủ nhất về tình người và sự giàu đẹp, trù phú của một vùng quê Việt Nam hoang sơ mà đầy tiềm năng về mọi mặt. Khu vực trung tâm TP. Thái Nguyên được trang hoàng rực rỡ dịp giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ảnh: TL Tôi chỉ có hơn ba năm sống...

Giao lưu văn hóa Hàn Quốc tại Đại học Thái Nguyên

Tối 10-1, tại Đại học Thái Nguyên, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Thái Nguyên phối hợp với tổ chức DIVA (Hàn Quốc) tổ chức chương trình giao lưu và trải nghiệm tiếng Hàn, văn hóa Hàn Quốc.  Phần thi nói tiếng Hàn của một sinh viên. Điểm nhấn của Chương trình là Cuộc thi nói tiếng Hàn với sự tham gia của 7 thí sinh xuất sắc. Các bài thi xoay quanh những chủ đề như tình hữu nghị...

Đặc sắc “Giai điệu tự hào”

Chiều 9-1, tại Trung tâm Hội nghị Đại học Thái Nguyên, Tỉnh đoàn tổ chức vòng Chung kết Liên hoan nghệ thuật học sinh, sinh viên tỉnh Thái Nguyên với chủ đề “Giai điệu tự hào”. Chương trình thu hút sự tham gia của 650 ca sĩ, diễn viên không chuyên đến từ các trường học trong tỉnh; mang đến nhiều tiết mục đặc sắc ca ngợi Tổ quốc, quê hương. Một tiết mục tại Liên hoan. Tại Liên hoan, các đội thi biểu diễn...

Bờ Đậu với phong trào xây dựng đời sống văn hóa

100% đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông; nhà văn hóa, sân chơi thể thao đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới… Ông Trương Văn Viện, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác mặt trận xóm Bờ Đậu, xã Cổ Lũng (Phú Lương), tự hào khi chia sẻ với chúng tôi về kết quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của xóm. Vào các ngày lễ và các buổi họp xóm, thành...

Người trẻ “giữ lửa” văn hóa truyền thống

Giữa dòng chảy của hội nhập và toàn cầu hóa, sự phát triển chóng mặt của công nghệ đã, đang và sẽ có nguy cơ "xâm lấn" những giá trị văn hóa truyền thống vốn là hồn cốt của một quốc gia, dân tộc. Vì vậy, vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm thiêng liêng. Lan tỏa văn hóa truyền thống dân tộc...

Bảo tàng trà trong lòng “Đệ nhất danh trà”

Có lẽ trên đất nước Việt Nam hiếm có nơi nào du khách cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện như vùng đất, con người Tân Cương. Bởi đến đây, chẳng nề thân sơ, chủ nhà cũng mang thứ trà ngon nhất của mình pha để đãi đằng ẩm khách. Có khách nước ngoài băn khoăn xin được trả tiền trà và công phục vụ thì nhận được một nụ cười tươi giòn kèm câu nói ngọt ngào: “100% free...

Hào khí xứ trà – Báo Thái Nguyên điện tử

Trải ngàn đời nay, võ cổ truyền Việt Nam được chắt lọc, nhào luyện, trao truyền qua các thế hệ. Dù xã hội trải nhiều biến cố thăng trầm, nhưng võ cổ truyền không bị mai một, có sức sống mãnh liệt và trở thành một di sản văn hóa hóa phi vật thể tồn tại trên mọi miền Tổ quốc, trong đó có xứ trà Thái Nguyên. Võ đường Đức Sung (TP. Sông Công) trong buổi tập luyện. Khát vọng...

Thong dong câu chuyện văn hoá trà

Trong xu thế nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, bền vững ngày càng phát triển như hiện nay, người sản xuất không chỉ chú trọng đến chất lượng, mà còn gửi thông điệp, văn hoá bản địa thông qua sản phẩm. Với tình yêu với cây chè, khát khao đưa hương chè Thái Nguyên bay xa, nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh đang gửi vào sản phẩm của mình nhiều câu chuyện khác...

Nhiều hoạt động tại Lễ hội “Hương sắc trà Xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương”

Ngày 3-1, UBND TP. Thái Nguyên triển khai kế hoạch tổ chức Lễ hội “Hương sắc trà Xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức đầu năm mới nhằm tôn vinh vùng đất “Đệ nhất danh Trà”, qua đó đẩy mạnh hoạt động thương mại du lịch, thu hút doanh nghiệp đầu tư để phát triển vùng chè. Theo kế hoạch, năm nay, phần thi hái chè vẫn được tổ chức...

Nghề của ba – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau trận đau giữa năm, ba già và yếu đi hẳn. Ba ít ra đồng hơn và thường ngồi trầm ngâm nhìn xa xăm. Có khi đó là vị trí ngồi chỗ hiên, nhìn ra cây vú sữa có tổ chim sâu treo đòng đưa. Ba tỉ mẩn nhìn chú chim con bé tẹo chuyền từ cành cao xuống cành thấp rồi chui tọt vào tổ. Có khi ba ra chỗ lan can nhà, ngồi đó, ba nhìn ra phía...

Tin nổi bật

Tin mới nhất