Powered by Techcity

Nhân rộng và lan tỏa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững- Nhìn từ thực tiễn vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã hỗ trợ cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Phú Bình thoát nghèo. Ảnh: Hộ gia đình chăn nuôi gà ở huyện Phú Bình
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã hỗ trợ cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Phú Bình thoát nghèo. Ảnh: Hộ gia đình chăn nuôi gà ở huyện Phú Bình

Hiệu quả từ đa dạng hóa sinh kế

Năm 2024, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND, ngày 8/5/2024 về thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Sau gần 1 năm thực hiện Kế hoạch số 85 trên, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, có nhiều địa phương trong tỉnh hằng năm đều thực hiện tốt công tác giảm nghèo, xây dựng và nhân rộng được các mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Minh chứng như ở Phú Bình, là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh Thái Nguyên (5,4%). Tuy nhiên, khoảng 3 năm gần đây (từ năm 2022), thực hiện Chương trình MTQG, huyện đã giảm được gần 1.000 hộ nghèo, vượt hơn 180% kế hoạch đề ra. Nhiều dự án, tiểu dự án, như: Hỗ trợ, chuyển giao giống bò lai Sind, giống gà đồi sinh học, trồng rau vụ đông, bò sinh sản cùng với sự hỗ trợ tích cực từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, đã mang lại cho hàng trăm hộ dân cơ hội thoát nghèo và từng bước có thu nhập.

Trong 3 năm, huyện đã xây dựng 9 mô hình từ các Dự án thuộc Chương trình MTQG, như: Đa dạng hóa sinh kế; phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất về lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội, như: Cấp bảo hiểm y tế miễn phí; đưa trẻ trong độ tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo đến trường; hỗ trợ lao động hộ nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp được đào tạo nghề, tạo việc làm; hỗ trợ pháp lý miễn phí; tổ chức ngày hội việc làm, hướng nghiệp cho học sinh…

Những năm qua, huyện cũng đã dành hơn 4 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nhà mới cho hộ nghèo; xây dựng các công trình nước sạch… ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Huyện cũng làm việc với Ngân hàng chính sách xã hội, để tạo điều kiện cho hơn 9 nghìn lượt hộ nghèo được vay vốn xây dựng và phát triển sản xuất với tổng số tiền hơn 93 tỷ đồng. Đánh giá về hiệu quả của các mô hình giảm nghèo tại địa phương, ông Tạ Văn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, cho biết: Các mô hình đều mang lại hiệu quả nhất định, giúp các hộ nghèo có cơ sở để phát triển sản xuất, mang lại thu nhập cho gia đình. Đặc biệt là, các mô hình đã thực hiện đều có khả năng nhân rộng. Nhiều hộ khác đã đến học tập và đề nghị được vay tiền ngân hàng để làm theo.

Có được thành công đó, Phú Bình đã làm tốt phương châm đầu tư, hỗ trợ đúng đối tượng và phù hợp với điều kiện lao động, sản xuất của từng hộ. Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát và kịp thời hỗ trợ các hộ xử lý những khó khăn trong quá trình triển khai. Việc này giúp Ban Chỉ đạo huyện đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo trên địa bàn, để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp.

Giảm nghèo từ tiếp cận thông tin

Xín Mần là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang. Tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ đồng bào DTTS rất cao, trong khi địa bàn cư trú phân tán, đi lại rất khó khăn. Nhận thấy hiểu biết của người dân về Chương trình MTQG còn hạn chế, Xín Mần rất chú trọng hoạt động   giảm nghèo thông tin tới các hộ nghèo. Hệ thống thông tin được triển khai tới cấp xã phát thanh hàng ngày; tài liệu tuyên truyền thông qua nhiều kênh được chuyển tải đến người dân. Tính đến hết quý III/2024, huyện đã lắp đặt 53 bộ thu phát truyền thanh; mở rộng, bổ sung 14 bộ tại các bản vùng sâu. 

Theo đó, được tiếp cận nhiều nguồn thông tin giúp cho người dân nâng cao khả năng tiếp nhận các nguồn vốn giảm nghèo; kích thích ý thức và ham muốn thoát nghèo. Vì vậy, khi triển khai các mô hình thực tiễn phát triển sản xuất, đã có rất nhiều hộ dân “xung phong” được làm trước. Tuy nhiên, căn cứ thực tế, Ban chỉ đạo huyện đã lựa chọn những hộ phù hợp nhất, nhằm đảm bảo mỗi mô hình sẽ có tỷ lệ thành công cao nhất. Từ nguồn vốn phân bổ dự án, Ban chỉ đạo huyện xây dựng Kế hoạch đối với từng xã, thị trấn, khu vực nào thích hợp mô hình sản xuất nào sẽ tập trung đầu tư cho khu vực đó. 

Mô hình chăn nuôi dê hàng hóa giúp người dân huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng bước giảm nghèo.
Mô hình chăn nuôi dê hàng hóa giúp người dân huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng bước giảm nghèo.

Trong năm 2023, huyện huy động được gần 35 tỷ đồng, để tổ chức 77 dự án, mô hình sản xuất. Tổng kết lại, sau một năm, huyện đã giảm được 6,17% số hộ nghèo và cận nghèo (854 hộ). Một số xã có tỷ lệ giảm nghèo cao, như: Cốc Dế (giảm 8,1%), Tả Nhìu (10,4%), Nà Chì (8,8%)… Như vậy, chủ trương đa dạng hóa mô hình của huyện Xín Mần đã cho thấy, đó là lựa chọn tốt nhất cho công tác giảm nghèo của địa phương. 

Tuy nhiên, cái khó của địa phương vẫn là việc áp dụng và nhân rộng mô hình do những trở ngại về năng lực và số lượng cán bộ chuyên trách; năng lực tự sản xuất của hộ dân; địa hình và giao thông khó khăn; nguồn vốn dàn trải; phương án trao đổi hàng hóa thấp…

Theo Chủ tịch UBND huyện Xín Mần Nguyễn Tiến Hùng, thành công lớn nhất của huyện cho đến thời điểm này, là giúp cán bộ và Nhân dân nâng cao nhận thức và khơi dậy ý thức, khát vọng vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, đây sẽ là tiền đề, để Nhân dân của huyện tiếp tục thực hiện thành công những mục tiêu của Chương trình đề ra, hướng tới sự bền vững và tính tới khả năng nhân rộng các mô hình trong cộng đồng.

Lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn

Tỉnh Hòa Bình nằm tiếp giáp khu vực trung tâm kinh tế đồng bằng sông Hồng và miền núi Tây Bắc. Theo báo cáo của cơ quan thường trực Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đến cuối năm 2023, tỉnh Hòa Bình còn 9,2% hộ nghèo, kế hoạch trong năm 2024, tỉnh giảm được khoảng 2,5% số hộ.

Năm 2024, Hòa Bình được Chương trình MTQG phân bổ khoảng 290 tỷ đồng, trong đó gần 110 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, còn lại là vốn sự nghiệp. Tỉnh bố trí được khoảng 29 tỷ đồng đối ứng. Tuy nhiên, tính đến hết quý III, nguồn vốn giải ngân được trên địa bàn rất thấp, việc triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị còn chậm. Nguyên nhân do một số xã chưa có các doanh nghiệp, hợp tác xã, để thực hiện liên kết và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các dự án còn chung chung. Vì vậy, nhiều mục tiêu tỉnh Hòa Bình đặt ra có nguy cơ bị chậm, do tỉnh đặt ưu tiên hàng đầu là quyết tâm giải ngân nguồn vốn.

Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG, Hòa Bình đã có những bước đi mang tính “đột phá”. Đây là địa phương có tỷ lệ sai sót trong rà soát, phân loại hộ nghèo rất thấp. Do vậy, nguồn vốn đầu tư đã đến được đúng đối tượng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo thực tế. Bên cạnh đó, nhiều phong trào vận động, hỗ trợ hộ nghèo được tỉnh chú trọng đẩy mạnh, như: chương trình “Tết vì người nghèo”; phong trào “Vì người nghèo – không ai bị bỏ lại phía sau; phong trào xóa nhà tạm, dột nát; phong trào hướng đến địa chỉ khó khăn vận động các ban, ngành, địa phương có điều kiện hỗ trợ địa phương, hộ khó khăn…

Đặc biệt, từ thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Nông thôn mới, vốn Chương trình 1719, vốn đối ứng, vốn hỗ trợ… chỉ trong vòng 2 năm, nhiều hộ nghèo ở Hòa Bình đã thoát nghèo một cách bền vững, một số hộ có thể tự mình sản xuất-kinh doanh. 

Tiêu biểu như Đà Bắc, là huyện nghèo nhất tỉnh, từ khi thực hiện Chương trình MTQG, huyện đã tập trung xóa được gần 2000 nhà tạm; xây dựng mới và tu bổ, mở rộng 75 công trình hạ tầng; tổ chức tập huấn, đào tạo và giới thiệu việc làm cho hàng trăm lao động DTTS, hộ nghèo, triển khai các mô hình sản xuất hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo…;Trong vòng 2 năm, huyện Đà Bắc đã thành công giảm gần 15% số hộ nghèo; tăng thu nhập trung bình lên 41,3 triệu/người/năm. Quan trọng hơn, đây là tiền đề để huyện tập trung dồn sức cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, tạo lực “xóa” hộ nghèo trong những tiếp theo.

Có thể thấy, mỗi một địa phương có cách triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, nhưng đều hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững cho người dân. Mặc dù mới chỉ là những kết quả bước đầu, nhưng những cách vận dụng sáng tạo, đa dạng, phù hợp thực tế của mỗi địa phương đã cho thấy hướng đi đúng. Hiệu quả và bền vững ở mỗi mô hình, mỗi địa phương sẽ là bài học có sức lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đề ra./.

Ninh Thuận đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất vùng đồng bào DTTS

Nguồn: https://baodantoc.vn/nhan-rong-va-lan-toa-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-giam-ngheo-ben-vung-nhin-tu-thuc-tien-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui-1729156880763.htm

Cùng chủ đề

Toàn tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giảm 3.486 hộ nghèo và cận nghèo trong năm 2024

Giai đoạn 2021 – 2023 tỉnh Thái Nguyên đã huy động gần 3.500 tỷ đồng để hỗ trợ giảm nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 1.212 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, hơn 353 tỷ đồng ngân sách địa phương, hơn 1.578 tỷ đồng vốn tín dụng, hơn 292 tỷ đồng huy động từ nhân dân và cộng đồng. Giai đoạn này, tỉnh Thái Nguyên có hàng...

Cùng tác giả

Nhớ rừng – Báo Thái Nguyên điện tử

Những cánh rừng xanh xanh như áo chàm của mẹ. Câu Sli câu lượn Những đỉnh núi mở ra muôn ngàn mơ ước Những cánh rừng Hát lời gió lao xao   Nhớ rừng cồn cào Tấm lưng cha cõng tôi ngày bé. Con suối xanh rêu dò dẫm bước chân Tiếng chim rung rinh ngàn lá   Đêm nghe tiếng rừng linh thiêng Về đòi mầu xanh trên triền đất lở Về đòi suối reo trên miền đá nẻ Muôn gốc cây chỏng chơ nhắc món nợ với rừng   Mắt cha tôi đắm về...

Quảng bá văn hóa trà trên tuyến du lịch đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên

Phát triển sản phẩm du lịch gắn với văn hóa trà trên tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên là chủ trương phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách hiện nay. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị liên quan gấp rút triển khai trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Cục Du lịch quốc gia Việt Nam và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Chủ...

Phổ Yên đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư lan tỏa rộng khắp trên toàn tỉnh, trong đó có TP. Phổ Yên. Phong trào nhân lên truyền thống "tương thân tương ái", củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội... Phong trào văn hóa - văn nghệ lan tỏa sâu rộng...

Xinh xắn, đa tài, chữ viết như đánh máy

Em Quách Gia Nhi, hiện là học sinh lớp 3B, Trường Tiểu học Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tại cuộc thi Chữ đẹp Việt được tổ chức năm ngoái, khi đang học lớp 2, Gia Nhi là thí sinh xuất sắc đạt giải Nhất.  Gặp lại Quách Gia Nhi sau 1 năm tại lễ công bố cuộc thi này lần 2, cô bé chia sẻ: “Thật hạnh phúc và tự hào khi hôm nay con được...

Luân chuyển, điều động cán bộ: Một phần quan trọng của khâu “then chốt”

Luân chuyển, điều động là chủ trương, nhiệm vụ quan trọng của Đảng trong công tác tổ chức và đào tạo, rèn luyện cán bộ. Trong những năm qua, công tác luân chuyển, điều động cán bộ của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, khẳng định được tính đúng đắn của chủ trương, phù hợp với yêu cầu thực tế và sự phát triển. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên...

Cùng chuyên mục

Xinh xắn, đa tài, chữ viết như đánh máy

Em Quách Gia Nhi, hiện là học sinh lớp 3B, Trường Tiểu học Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tại cuộc thi Chữ đẹp Việt được tổ chức năm ngoái, khi đang học lớp 2, Gia Nhi là thí sinh xuất sắc đạt giải Nhất.  Gặp lại Quách Gia Nhi sau 1 năm tại lễ công bố cuộc thi này lần 2, cô bé chia sẻ: “Thật hạnh phúc và tự hào khi hôm nay con được...

Luân chuyển, điều động cán bộ: Một phần quan trọng của khâu “then chốt”

Luân chuyển, điều động là chủ trương, nhiệm vụ quan trọng của Đảng trong công tác tổ chức và đào tạo, rèn luyện cán bộ. Trong những năm qua, công tác luân chuyển, điều động cán bộ của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, khẳng định được tính đúng đắn của chủ trương, phù hợp với yêu cầu thực tế và sự phát triển. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên...

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Xác định công tác giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, thời gian qua, huyện Phú Lương đã tập trung tuyên truyền, phổ biến nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tới tất cả các xã, thị trấn. Đồng thời, yêu cầu các địa phương rà soát đối tượng đủ điều kiện, đăng ký nhu cầu và dự kiến hình thức hỗ trợ...

Giá heo hơi duy trì ổn định ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/11/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận biến động và giá ổn định so với ngày hôm qua. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này đang được thu mua trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và TP. Hà Nội vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo...

Thường trực Tỉnh ủy dự sinh hoạt chi bộ ở cơ sở: Tạo luồng sinh khí mới

Vừa hướng dẫn, chỉ đạo sinh hoạt chi bộ theo quy định, vừa tiếp xúc, đối thoại và lắng nghe ý kiến cũng như giải đáp những khó khăn, vướng mắc của đảng viên tại cơ sở; tạo cầu nối thống nhất, thông suốt trong triển khai các chủ trương, chính sách từ tỉnh đến cơ sở và ngược lại… là chủ trương đúng đắn, tạo hiệu ứng, kết quả tích cực khi các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy...

Giám sát việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Chiều 21-11, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị giám sát việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị. Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn chủ trì Hội nghị giám sát. Tham dự có các đồng chí: Đỗ Đức Công, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó...

Trên 4.700 đảng viên được trao tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng

Dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga (7-11) năm nay, Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên đã xét trao tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng cho 977 đảng viên thuộc 13 đảng bộ trực thuộc (trao tặng 963 đảng viên và truy tặng 14 đảng viên). Đồng chí Bí thư Thành ủy Thái Nguyên Dương Văn Lượng trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên thuộc Đảng bộ phường Phan Đình Phùng. Cụ thể, 1 đảng viên được tặng Huy hiệu 75 năm tuổi...

Đại Từ: Tỷ lệ trưởng xóm là đảng viên đạt trên 84%

Bám sát Đề án số 07-ĐA/TU ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy Thái Nguyên về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, Huyện ủy Đại Từ đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Đến nay, số trưởng xóm là đảng viên trong toàn huyện là 320 đồng chí, đạt tỷ lệ 84,4% (tăng trên 22% so với năm 2022). Ông Nguyễn Trung Hiếu (áo trắng), Trưởng xóm Phúc Lẩm, xã...

Xây dựng tổ chức đảng vững mạnh từ cơ sở

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác xây dựng Đảng, nhất là việc củng cố các tổ chức cơ sở đảng, Đảng bộ phường Tân Hương (TP. Phổ Yên) đã lãnh đạo thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ chính trị. Các chi bộ trực thuộc ngày càng vững mạnh, góp phần đắc lực nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng ở địa phương. Đảng bộ phường Tân Hương phát huy vai trò lãnh đạo thực hiện công tác...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nghiên cứu, bổ sung quy định chính sách trao đổi dữ liệu số

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23-11, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra 2 dự án luật: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Đại biểu Nguyễn Lâm Thành nêu ý kiến tại buổi thảo luận tổ. Tiếp đó, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận tại tổ về 2 dự...

Tin nổi bật

Tin mới nhất