Powered by Techcity

Nhà thơ Hiền Mặc Chất: Đất chè nuôi dưỡng tiếng thơ tôi


Nhà thơ Hiền Mặc Chất là thi sĩ tài hoa của đất chè Thái Nguyên. Ông có khoảng 100 bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc và để lại cho người thưởng thức ấn tượng khó quên. Không phải người Thái Nguyên nhưng trong các tác phẩm của ông, đề tài về mảnh đất này khá nhiều. Nhân dịp đầu Xuân mới, chúng tôi có cuộc trò chuyện thú vị với ông về thơ, về mảnh đất Thái Nguyên – nguồn cảm hứng bất tận để ông sáng tạo.





Nhà thơ Hiền Mặc Chất có nhiều tác phẩm thơ về đề tài đất và người Thái Nguyên.
Nhà thơ Hiền Mặc Chất có nhiều tác phẩm thơ về đề tài đất và người Thái Nguyên.

P.V: Xin chào nhà thơ Hiền Mặc Chất – “cha đẻ” của Người đẹp Thái Nguyên, Sơn nữ dâng trà, Trăng Phú Đình và rất nhiều tác phẩm nổi tiếng khác, con đường nào đã đưa ông đến với thơ ca?

Nhà thơ Hiền Mặc Chất: Tôi đến với thơ từ truyện nôm khuyết danh, từ những câu chuyện dân gian, những câu ca dao trong lời ru của mẹ. Từ nhỏ tôi đã được nghe ca dao, cổ tích. Ca dao, cổ tích của dân tộc mình dung dị, dễ nhớ, mộc mạc nhưng sang trọng, mãnh liệt nhưng cũng đằm thắm, thiết tha. Ca dao ngấm vào tôi, ám ảnh tôi, thôi thúc tôi đến với thơ. Ca dao của dân tộc mình phong phú và đa dạng lắm.

Tôi làm thơ từ ngày còn đi học nhưng không có ý định trở thành nhà thơ. Tôi là dân tài chính kế hoạch nhưng lại trót mê thơ. Tôi làm thơ để nói lên những điều mình nghĩ và tôi xây dựng hình tượng thơ bằng chất liệu ngôn ngữ dân gian để gửi gắm vào đó ý nghĩa của lịch sử, huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích, đó là những dấu ấn văn hóa mang hồn thiêng non sông đất nước mình.

P.V: Hoa hái dâng người đẹp, người đẹp Thái Nguyên ơi…, nhiều người nằm lòng ca từ của Người đẹp Thái Nguyên nhưng thi sĩ đã viết bài thơ này trong hoàn cảnh nào thì ít được biết.

Nhà thơ Hiền Mặc Chất: Năm 1992 tôi viết Người đẹp Thái Nguyên. Thời điểm đó nhạc sĩ Cao Khắc Thùy lên Thái Nguyên công tác, trong một buổi làm việc với đội ngũ văn nghệ sĩ của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, nhạc sĩ Cao Khắc Thùy có hỏi ai viết được lời cho ca khúc về Thái Nguyên. Lúc đó Chủ tịch Hội là nhà thơ Hà Đức Toàn có giới thiệu: Viết lời cho ca khúc thì kia, nhà thơ Hiền Mặc Chất.

Sau cuộc gặp gỡ đó, tôi viết Người đẹp Thái Nguyên trong một tuần, tứ thơ như đã có sẵn trong đầu nên tôi viết theo cảm xúc và nhạc sĩ Cao Khắc Thùy đã phổ nhạc bài thơ này. Tháng 10-1992, kỷ niệm ngày thành lập TP. Thái Nguyên (19-10), tác phẩm được phát sóng và nhận được sự đón nhận nhiệt tình của công chúng.

P.V: Lời từ trong câu lượn/ lời từ trong câu sli/ rì rầm trong cổ tích, chảy về quê hương mình… Tại sao bài thơ lại bắt đầu từ lượn, từ sli và lại có tên là Người đẹp Thái Nguyên thưa nhà thơ?

Nhà thơ Hiền Mặc Chất: Sli, lượn đã gắn chặt với đồng bào miền núi trong sinh hoạt lễ nghi và sinh hoạt gia đình, nó là vốn quý của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng và của chúng ta nói chung. Sli, lượn như nhập vào con người Hiền Mặc Chất nên khi viết tôi đã bắt đầu từ sli và lượn.

Trong một mạch cảm xúc tuôn trào, ca từ cứ theo nhau hiện ra, dẫn dắt nhau tạo nên chỉnh thể bài thơ. Cũng có người hỏi tôi rằng sao bài thơ lại có tên là Người đẹp Thái Nguyên trong khi thơ có tả gì về người đẹp đâu. Đúng là câu từ không tả người đẹp nhưng tôi viết bài thơ này để gợi nên niềm tự hào về văn hóa Thái Nguyên về sự giàu đẹp của mảnh đất Anh hùng, về vẻ đẹp của con người Thái Nguyên.





Các tập thơ đã được xuất bản của nhà thơ Hiền Mặc Chất.
Các tập thơ đã được xuất bản của nhà thơ Hiền Mặc Chất.

P.V: Nhà thơ đã có nhiều tác phẩm được phổ nhạc và đều là những tác phẩm để lại ấn tượng với người nghe. Có thể nói cuộc “hôn phối” thơ Hiền Mặc Chất và nhạc là cuộc “hôn phối” thành công. Nhà thơ có bí quyết nào muốn chia sẻ với bạn đọc?

Nhà thơ Hiền Mặc Chất: Cũng không ít người hỏi tôi câu đó, rằng chắc hẳn tôi phải có bí quyết gì mới có tới hàng trăm bài thơ được phổ nhạc, mà lại là các nhạc sĩ nổi tiếng. Tôi chia sẻ rất thật là không có bí quyết gì, tuy nhiên có lẽ vì thơ tôi ảnh hưởng ca dao trong lời ru của mẹ như tôi đã nói nên thơ gợi giai điệu cho nhạc.

Năm 2014, có một sinh viên lớp cử nhân văn K9, Trường Đại học khoa học (Đại học Thái Nguyên), làm đề tài nghiên cứu: Tính nhạc trong thơ Hiền Mặc Chất. Trong đó có nói đến sự hòa phối thanh điệu, cách gieo vần, cách ngắt nhịp trong thơ của tôi. Các nhạc sĩ đã nhìn thấy tính nhạc trong đó và phổ nhạc cho thơ tôi. Nhạc đã chắp cánh cho thơ tôi bay cao, bay xa hơn.

P.V: Không phải người Thái Nguyên nhưng sáng tác nhiều bài thơ về Thái Nguyên và bài nào cũng sâu nặng nghĩa tình, nhà thơ lý giải thế nào về mối lương duyên của mình với mảnh đất nửa đồng, nửa núi này?

Nhà thơ Hiền Mặc Chất: Tôi không phải người Thái Nguyên nhưng có duyên với Thái Nguyên. Năm 1979, khi tôi đang làm việc ở Cục Thống kê tỉnh Sơn La thì có gặp một đồng chí cán bộ của Thái Nguyên là Hà Nhân Thăng lên Sơn La làm việc. Biết tôi có khả năng làm thơ, biết vợ tôi đang làm việc tại Thái Nguyên, đồng chí Hà Nhân Thăng đã xin cho tôi về công tác tại Ủy ban kế hoạch (sau đổi là Sở kế hoạch – Đầu tư) tỉnh Bắc Thái. Tôi gắn bó với Thái Nguyên từ đó.

Thái Nguyên là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với nhiều thắng cảnh đẹp, là mảnh đất của lịch sử từ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Người Thái Nguyên nồng hậu, chân tình, là niềm cảm hứng thi ca của nhiều tác giả và tôi cũng không phải ngoại lệ. Đất và người Thái Nguyên đã cuốn hút tôi, nhập vào tôi. Dù không sinh ra ở Thái Nguyên nhưng vùng đất này đã nuôi dưỡng tiếng thơ tôi.

P.V: Vâng, đất chè đã nuôi dưỡng tiếng thơ tài hoa, cảm ơn nhà thơ về cuộc trò chuyện thú vị này và chúc cho mùa Xuân thứ 83 của nhà thơ vẫn luôn tươi mới, rộn ràng.




Nhà thơ Hiền Mặc Chất sinh ngày 19/12/1942 tại xã Việt Long, huyện Đa Phúc, tỉnh Phúc Yên, nay là huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội. Ông đã xuất bản các tập thơ: Trăng mười sáu (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 1991); Rừng hoang (Nhà xuất bản Văn học, năm 1993); Mặc nhiên (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2005); Men rừng (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2006).


Ngoài ra, ông có nhiều tác phẩm thơ được phổ nhạc thành công, như: Người đẹp Thái Nguyên (nhạc Cao khắc Thùy); Hoa lộc vừng hồ Gươm, Trăng Phú Đình (nhạc Doãn Nho); Trăng về phố, Tình ca Tân Cương (nhạc Lê Mây); Sơn nữ dâng trà (nhạc Hoàng Chí Bình)…





Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-hoa/202502/nha-tho-hien-mac-chat-dat-che-nuoi-duong-tieng-tho-toi-19c1d00/

Cùng chủ đề

Tiềm lực của thành phố công nghiệp

Sông Công là một trong rất ít thành phố mang tên một dòng sông (sông Công, phụ lưu của sông Cầu). Không chỉ có tên gọi độc đáo, vùng đất này còn là một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của Thái Nguyên và khu vực. Trong 40 năm hình thành và phát triển, thành phố đã khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững. TP. Sông Công đang có trên 600 doanh nghiệp hoạt...

Vị thế của một cực tăng trưởng phía Nam

Theo Quy hoạch vùng huyện Phú Bình đến năm 2040, UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu xây dựng địa phương này trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại và đạt các tiêu chí thị xã trước năm 2030. Thực hiện định hướng này, cấp ủy, chính quyền huyện đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, tận dụng cơ hội phát triển. Dự án Khu đô thị...

TP. Sông Công phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Sông Công ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Để bảo đảm tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 4-5%/năm, địa phương ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ thực tế cho thấy, chủ trương này bước đầu đem lại kết quả khả quan. Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ở xã Bá Xuyên...

Đồng hành đưa trà Thái Nguyên trở thành biểu tượng văn hóa

Được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên xác định chè là một sản phẩm chủ lực, có giá trị thương hiệu lớn. Đặt mục tiêu đưa chè trở thành cây trồng “tỷ đô”, tỉnh đã và đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, xây dựng và phát triển nghệ thuật trà thành nét văn hóa đặc sắc. Trong hành trình đó, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công vinh dự được đồng hành, góp phần nâng...

Lắng đọng đêm thơ Non nước Vạn Xuân

Tối 9-2, tại Quảng trường Vạn Xuân (TP. Phổ Yên), UBND TP. Phổ Yên và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức đêm thơ với chủ đề "Non nước Vạn Xuân". Tham dự có các đồng chí: Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Bùi Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Phổ Yên; Nguyễn Thế Kỷ,...

Cùng tác giả

Tiềm lực của thành phố công nghiệp

Sông Công là một trong rất ít thành phố mang tên một dòng sông (sông Công, phụ lưu của sông Cầu). Không chỉ có tên gọi độc đáo, vùng đất này còn là một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của Thái Nguyên và khu vực. Trong 40 năm hình thành và phát triển, thành phố đã khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững. TP. Sông Công đang có trên 600 doanh nghiệp hoạt...

Vị thế của một cực tăng trưởng phía Nam

Theo Quy hoạch vùng huyện Phú Bình đến năm 2040, UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu xây dựng địa phương này trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại và đạt các tiêu chí thị xã trước năm 2030. Thực hiện định hướng này, cấp ủy, chính quyền huyện đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, tận dụng cơ hội phát triển. Dự án Khu đô thị...

Đảm bảo tốt nhất tính thẩm mỹ, chất lượng công trình cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho ý kiến tại cuộc họp Dự án cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên được HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 6/9/2024, với mục tiêu cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ làm việc tại Trung tâm; đảm bảo khai thác và sử dụng công trình hiệu quả, tổ chức tốt các sự kiện, hoạt...

TP. Sông Công phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Sông Công ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Để bảo đảm tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 4-5%/năm, địa phương ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ thực tế cho thấy, chủ trương này bước đầu đem lại kết quả khả quan. Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ở xã Bá Xuyên...

Đồng hành đưa trà Thái Nguyên trở thành biểu tượng văn hóa

Được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên xác định chè là một sản phẩm chủ lực, có giá trị thương hiệu lớn. Đặt mục tiêu đưa chè trở thành cây trồng “tỷ đô”, tỉnh đã và đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, xây dựng và phát triển nghệ thuật trà thành nét văn hóa đặc sắc. Trong hành trình đó, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công vinh dự được đồng hành, góp phần nâng...

Cùng chuyên mục

Lắng đọng đêm thơ Non nước Vạn Xuân

Tối 9-2, tại Quảng trường Vạn Xuân (TP. Phổ Yên), UBND TP. Phổ Yên và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức đêm thơ với chủ đề "Non nước Vạn Xuân". Tham dự có các đồng chí: Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Bùi Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Phổ Yên; Nguyễn Thế Kỷ,...

Ngày thơ Nguyên tiêu 2025: Xuân mới, vần thơ mới

Ngày 9-2, tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật TP. Thái Nguyên tổ chức Ngày thơ Nguyên tiêu lần thứ 23, năm 2025. Ngày thơ có sự góp mặt, giao lưu của các nhà thơ, văn, nghệ sĩ cùng những người yêu thơ trên địa bàn TP. Thái Nguyên và các câu lạc bộ thơ ở một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu, đại diện văn, nghệ...

Cô gái tuổi Rắn – Báo Thái Nguyên điện tử

Hiền về đến xóm lúc mới ngang chiều. Vừa đến đầu xóm, anh lái xe đã trầm trồ khen cảnh đẹp. Xóm núi của Hiền đẹp thật, xa xa là những dãy núi đá vôi chập trùng gối nhau bao quanh một thung lũng. Xóm nằm gọn trong thung lũng ấy, những ngôi nhà thấp thoáng dưới tán cây, những mảnh ruộng đan xen và vườn quả phủ khắp các sườn núi.     Giờ này, chắc không có ai ở nhà....

Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương

Tối 8-2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Lãnh đạo các báo Đảng vùng Thủ đô dâng hương tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

Ngày 8-2, (tức ngày 11 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban Biên tập Báo Hà Nội Mới chủ trì, phối hợp với một số báo Đảng vùng Thủ đô, gồm: Báo Thái Nguyên, Báo Hải Dương, Báo Hưng Yên, Báo Bắc Ninh, Báo Hải Phòng, Báo Tuyên Quang... tổ chức Lễ dâng hương tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (TP. Hà Nội) để tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài, các thế hệ cha ông có công với...

Khai hội Lồng tồng ATK Định Hóa và Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 7-2 (tức ngày 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa. Trong không gian Lễ hội, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Định Hóa tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025.     Các đại biểu dự buổi Lễ. Dự buổi Lễ có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương...

90 học viên tham gia tập huấn về nghệ thuật pha trà

Ngày 6-2, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghệ thuật pha trà và văn hóa thưởng trà cho 90 học viên đến từ 50 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè trên địa bàn tỉnh. Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu hướng dẫn học viên lớp tập huấn về kỹ năng pha trà. Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu truyền đạt các kiến thức...

Thái Nguyên cần đưa chè cổ thành cây di sản quốc gia

Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, tại chương trình báo cáo đề xuất kế hoạch phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà Thái Nguyên năm 2025, do Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công tổ chức ngày 5-2. Quang cảnh Chương trình. Dự chương trình có các đồng chí: Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương...

Đầu xuân đi lễ chùa

Trời đất đã vào xuân, lòng người phơi phới vui chào đón một năm mới. Ước nguyện an lành, hạnh phúc - thắp nén hương lên ban thờ tổ tiên, nhiều người lên chùa với nghĩ suy tâm lành hướng thiện, có phút giây lắng lòng để bồi bổ tinh thần lạc quan đi tiếp hành trình tới tương lai. Một góc chùa Phù Liễn (TP. Thái Nguyên). Không gian các ngôi chùa thoảng đưa mùi trầm thơm. Dù có đông...

Ký ức nguồn cội – Báo Thái Nguyên điện tử

Hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 189 lễ hội, bao gồm 175 lễ hội truyền thống và 14 lễ hội văn hóa, làng nghề được tổ chức vào dịp đầu Xuân. Lễ hội là dịp để con người bày tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, hướng về nguồn cội. Ngoài ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn những người có công với dân tộc, đất nước, lễ hội còn là dịp để mọi người nhắc nhở nhau hướng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất