Powered by Techcity

Ngân vang điệu chèo dưới chân núi Đuổm






 

Khoảng bốn, năm chục năm trước, một số người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ lên mảnh đất Phú Lương làm kinh tế đã không quên mang theo làn điệu chèo cho thỏa nỗi nhớ quê. Qua tháng năm, khúc hát chèo luôn được họ nâng niu, gìn giữ, để rồi từng ngày được “ươm mầm”, “bén rễ” vào từng nhà, vào hội làng và các hoạt động văn hóa ở khu dân cư.





 





 

Hôm ấy chớm Xuân, trời trong gió nhẹ, thời tiết rất đẹp chứ không phải một ngày mưa Xuân phơi phới bay như trong thơ cụ Nguyễn Bính xưa, chúng tôi được tham dự buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Bảo tồn nghệ thuật Chèo huyện Phú Lương chào Xuân mới tại tư gia của Chủ nhiệm Câu lạc bộ, ông Bùi Quốc Vương, ở thị trấn Đu (Phú Lương).





 

Mở đầu buổi sinh hoạt, chúng tôi được nghe tổ khúc chèo cổ “Lới lơ đào liễu đò đưa” với sự biểu diễn của các thành viên Câu lạc bộ (CLB). Ngoài một số “nghệ sĩ” hát, chúng tôi thấy các cô, các bà, các ông hòa mình trong những điệu múa phụ họa trên “sân khấu” rất chuyên nghiệp. Giọng nam, nữ đối đáp có duyên, hòa quện, vút vang, tạo thành không khí sôi nổi: “Ta đi chợ dốc tề tề ngồi gốc i í gốc gốc cây đa… Thấy cô bán rượu mặc áo nâu cô lại thắt dây lưng xanh”.





 

Sau tiết mục hát múa chèo cổ là trích đoạn hai làn điệu chèo cổ trong vở Lưu Bình Dương Lễ, Tình thư hạ vị và một số làn điệu chèo mới ca ngợi quê hương, đất nước, vùng chè Phú Lương và Di tích lịch sử đền Đuổm. Tôi khá ngạc nhiên và háo hức xem “bữa tiệc” tổng hòa các yếu tố dân ca, dân vũ, dân nhạc, diễn xướng, tuồng… cảm nhận từng câu hát liền hơi, liền giọng, nhấn, ngắt, nảy được các “diễn viên” sử dụng rất chuyên nghiệp.





Các thành viên Câu lạc bộ Bảo tồn nghệ thuật Chèo huyện Phú Lương chuẩn bị cho một buổi hát chèo.
Các thành viên Câu lạc bộ Bảo tồn nghệ thuật chèo huyện Phú Lương chuẩn bị cho một buổi hát chèo.

Mỗi tiết mục như vẽ ra bức tranh khung cảnh làng quê Việt Nam xưa với bến nước, con đò, có chàng trai hiếu học đối đáp tài tình với người phụ nữ hiền thục mà không kém phần sắc sảo. Mỗi vở chèo là bài học về đối nhân xử thế, về tình bạn, nghĩa vợ chồng và khát vọng vươn lên của người xưa, cũng là tình yêu và mong ước góp sức dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp.

Ngồi dưới “sân khấu” cùng chúng tôi là bà Nguyễn Thị Son, ở tổ dân phố Lân 2, thị trấn Đu. Bà không rời mắt, say mê xem các “diễn viên” biểu diễn, người đong đưa theo điệu nhạc còn miệng thì lẩm nhẩm hát theo. Năm nay đã 85 tuổi, nhưng chưa buổi sinh hoạt nào của CLB mà bà không có mặt. Bà Son quê gốc Thái Bình, vốn là người có giọng chèo hay có tiếng. Sau này, cùng gia đình di cư lên Phú Lương lập nghiệp, bà vẫn ngày ngày hướng về quê hương qua những làn điệu chèo.





 

Ngắm nhìn cành đào phơn phớt hồng đang bung nở trong vườn, ông Vương quay sang chúng tôi bảo: Mỗi độ Xuân về, “gánh chèo” thôn quê của chúng tôi lại “đắt sô”, được mời đi giao lưu, biểu diễn phục vụ các hội nghị, lễ hội và sự kiện chính trị của địa phương như: Lễ hội đền Đuổm, đền Khuân, đền Quan, đền Trình và nhiều chùa trong và ngoài huyện. Cái hay của chèo là lời hát trong chèo hầu hết diễn tả cuộc sống hằng ngày của người dân một cách chân thực, bình dị, thể hiện khát vọng về cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nông dân.





 





 

Bà Trần Thị Giàng, thành viên CLB Bảo tồn nghệ thuật chèo huyện Phú Lương, tâm sự: Là dân quê gốc Thái Bình, năm 1972, hai vợ chồng tôi lên Thái Nguyên khai hoang, sinh sống tại tổ dân phố Lân 2, thị trấn Đu. Thời gian đầu chưa quen, để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết, hai vợ chồng lại mở chiếc radio nghe và hát theo những làn điệu chèo trong chương trình Dân ca và nhạc cổ truyền của Đài Tiếng nói Việt Nam.





 

Cũng là người sống xa quê, ông Trần Thanh Bình, thành viên CLB, chia sẻ: Tôi mê chèo từ khi còn bé, nghe ông bà ngân nga những bài hát chèo, tôi thường bắt chước, hát theo và thuộc làu các bài hát chèo xưa. Theo gia đình lên Thái Nguyên sinh sống, tôi luôn hằng mong được xem chèo, nghe chèo và tham gia hát chèo.

CLB Hát chèo xã Phấn Mễ (tiền thân của CLB Bảo tồn nghệ thuật chèo Phú Lương) được thành lập năm 2014, với 28 thành viên cũng bắt nguồn từ những khao khát của ông Bình, bà Giàng và những người dân gốc Hà Nam, Thái Bình, Nam Định… rời xa quê hương lên sinh sống trên mảnh đất Phú Lương.





 

Họ có chung niềm đam mê với chèo, cùng tựu lại để được thỏa đam mê của bản thân, đồng thời bảo tồn và gìn giữ những làn điệu chèo của dân tộc. CLB mỗi tuần sinh hoạt 1 lần, cùng nhau sưu tầm, hát những làn điệu chèo có sẵn bằng tất cả sự đam mê.

Sau 10 năm duy trì hoạt động, đến tháng 7-2024, CLB đại hội, đổi tên thành CLB Bảo tồn nghệ thuật chèo huyện Phú Lương, trực thuộc Hội Văn học Nghệ thuật huyện. Ngoài các thành viên trong huyện, CLB cũng thu hút được một số người ở các địa phương trong tỉnh.





 

Trong CLB, người trẻ nhất hơn 40, nhiều tuổi nhất hơn 80 tuổi, trong đó có hai cặp vợ chồng cùng tham gia sinh hoạt. Say mê với làn điệu chèo và tập hợp ở CLB, những “diễn viên” chân lấm tay bùn nay đa phần tuổi đã cao, nhưng nhiệt huyết vẫn luôn cháy bỏng.

Không kể ngày nắng, ngày mưa, cứ khi việc đồng áng xong xuôi, họ lại cùng nhau cháy hết mình với niềm đam mê hát chèo. Bằng tình yêu với nghệ thuật chèo truyền thống, họ đã xua tan nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đời thường, che đi vết chai sạn trên đôi bàn tay, giấu đi những nếp nhăn của thời gian trên gương mặt, hóa trang vào các vai diễn, cống hiến cho khán giả những lời ca, nhịp phách, điệu múa đặc sắc.





 

Ông Nguyễn Chiến Lũy, một trong những người sáng lập CLB Hát chèo xã Phấn Mễ, cho biết: Những ngày đầu thành lập CLB chúng tôi gặp không ít khó khăn do thiếu kinh phí mua sắm trang phục, nhạc cụ biểu diễn. Khó khăn nữa là các thành viên đa phần tự phát chứ chưa từng học qua một lớp đào tạo nào về chèo nên khả năng ca hát, biểu diễn chưa chuyên nghiệp.





 

Để nuôi dưỡng đam mê, các thành viên đã tự nguyện đóng góp kinh phí hoạt động mua sắm loa đài, đạo cụ, nhạc cụ. Còn ông Bùi Quốc Vương sẵn sàng lấy nhà mình làm “chiếu chèo” cho các thành viên lui tới. Ngoài đóng góp của các thành viên, vợ chồng ông còn tự bỏ tiền làm bục, sắm thêm đèn, điện, biến nhà mình thành “sân khấu” để các thành viên CLB có nơi giao lưu, tập luyện.

Với tình yêu chèo và tinh thần đoàn kết, các thành viên trong CLB đã không ngừng cố gắng học hỏi để đến nay những câu hát, điệu múa rất mượt mà đằm thắm, biểu diễn nhiều nơi được bà con đón nhận nhiệt tình.





 

Hiện các thành viên CLB Bảo tồn nghệ thuật chèo Phú Lương có thể hát, biểu diễn được khoảng 200 làn điệu chèo mang âm hưởng truyền thống của dân ca, ca dao, thơ. Xưa kia, chiếu chèo thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình quyền quý. Ngày nay, chèo được dàn dựng để biểu diễn hầu hết ở những sân khấu lớn, có sự hỗ trợ của các thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại.

Xu hướng sân khấu hóa cũng kéo theo sự hình thành, phát triển của những vở chèo hiện đại có nội dung mang hơi thở của cuộc sống để dễ hướng tới người xem hơn. Bắt kịp xu hướng này, cùng với sưu tầm, hát các bài hát chèo lời cổ, các thành viên CLB cũng sáng tác lời mới, đạo diễn các tiết mục để đi biểu diễn nhiều địa phương, mong muốn đưa chèo vào từng nhà, vào hội làng, các hoạt động văn hóa ở khu dân cư trên vùng chè Phú Lương.





 

Một số thành viên đặt lời mới, làm phong phú cho làn điệu chèo như anh Trần Hữu Tân, Phó Chủ nhiệm CLB. Anh đã sáng tác hơn 30 bài chèo lời mới, trong đó có nhiều làn điệu chèo đã được sử dụng trong chương trình Dân ca và Nhạc cổ truyền, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Cùng với anh Tân, trong CLB có ông Bùi Quốc Vương đã sáng tác 10 lời chèo mới ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi mảnh đất Phú Lương, Thái Nguyên giàu đẹp, chứa nhiều huyền tích, truyền thống lịch sử và những người con nghĩa tình.

Những câu hát chèo, điệu múa mang lại những giây phút thư giãn vui tươi, sau những ngày làm việc căng thẳng, vất vả, cũng là nguồn cổ vũ, động viên nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương. Đồng thời góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.





 

Đặc biệt, thời gian vừa qua, khi cơn bão Yagi gây ra nhiều hậu quả cho người dân Thái Nguyên nói riêng, miền Bắc nói chung, anh Tân đã gửi những tâm tư của những người chịu ảnh hưởng bởi bão lũ nhưng vẫn kiên cường, lạc quan vào chèo thông qua bài “Thương em vùng lũ”. Bài hát đăng tải trên Youtube đã nhận được nhiều lượt yêu thích của mọi người: “… vùng lũ nhà trôi, cha mẹ theo nước về trời còn đâu, hai anh em một nỗi đau, giờ đây nào biết tìm đâu nẻo về…”.





 

Tâm sự với các thành viên CLB Bảo tồn nghệ thuật chèo, chúng tôi còn được nghe họ chia sẻ băn khoăn: Hiện nay, một số loại hình nghệ thuật, như nhạc trẻ, phim ảnh, hài kịch… đang dần chiếm ưu thế, có lượng người xem đông đảo. Nhưng các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo lại mất dần đi người xem, nhất là người trẻ.

Chính bởi vậy mà các thành viên CLB muốn duy trì hoạt động với mong muốn “giữ lửa” loại hình nghệ thuật dân gian, cũng dần dần “ươm mầm” để “hạt giống” chèo bén rễ, đâm chồi trên mảnh đất chè Thái, tạo thêm sân chơi lành mạnh, phong phú cho người dân.





 

Xuân về, khi những cành đào bung nụ khoe sắc hồng phơn phớt trong gió, cũng là lúc các “nghệ sĩ” nông dân của CLB Bảo tồn nghệ thuật chèo Phú Lương lại say sưa tập luyện, biểu diễn, đưa làn điệu chèo mãi ngân vang dưới chân núi Đuổm.

Giữa tấp nập ồn ào của đời sống hiện đại, tiếng hát, lời ca chèo biểu diễn mừng Đảng, mừng Xuân, như mạch nguồn truyền thống dân tộc chảy mãi, là món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, Xuân về của những người yêu di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc…





 





Nguồn: https://baothainguyen.vn/multimedia/emagazine/202412/ngan-vang-dieu-cheo-duoi-chan-nui-duom-501037d/

Cùng chủ đề

Dồn lực hút các nhà đầu tư công nghệ cao

Để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, từ cuối năm 2023, nhiều đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dẫn đầu đã tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2024, các đoàn lãnh đạo tỉnh tiếp tục tham dự diễn đàn kinh tế, xúc...

Sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình

Đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Mọi người dân Việt Nam đang cùng chung sức, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực đưa đất nước bứt phá, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Tổng Bí thư Tô Lâm từng khẳng định, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc chính là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng. Mọi người dân đều có cuộc...

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gắn với sắp xếp tinh gọn bộ máy

Chiều 31-12, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) cấp tỉnh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống...

Trồng hoa đón Tết – Báo Thái Nguyên điện tử

Những ngày này, người làng hoa Túc Tiến (nay thuộc tổ 14, phường Túc Duyên, TP. Thái Nguyên) khá bận rộn. Không chỉ tỉ mỉ chăm bón, tưới nước cho hoa thường xuyên, bà con nơi đây còn phải theo dõi, kịp thời kích hoặc hãm để các loại hoa nở đúng Tết Nguyên đán. Năm nay, ông Nguyễn Văn Tiến, làng hoa Túc Tiến, phường Túc Duyên (TP. Thái Nguyên) đầu tư trồng hơn 1 vạn cây hoa cúc...

Lắng nghe, chia sẻ, từng bước tháo gỡ những vướng mắc của nông dân

Ngày 31-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vững tin bước vào kỷ nguyên mới". Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố, với sự tham gia của hơn 4.500 hội viên nông dân, đại diện trên 2.000 hợp tác xã. Thủ...

Cùng tác giả

10 thành tựu – sự kiện tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên năm 2024

1. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường; công tác điều hành thực hiện mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội được triển khai năng động, linh hoạt Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 82 khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để...

Dồn lực hút các nhà đầu tư công nghệ cao

Để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, từ cuối năm 2023, nhiều đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dẫn đầu đã tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2024, các đoàn lãnh đạo tỉnh tiếp tục tham dự diễn đàn kinh tế, xúc...

Sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình

Đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Mọi người dân Việt Nam đang cùng chung sức, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực đưa đất nước bứt phá, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Tổng Bí thư Tô Lâm từng khẳng định, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc chính là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng. Mọi người dân đều có cuộc...

Ngành Tài chính hoàn thành vượt dự toán ngân sách, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự tại điểm cầu Hà Nội. (Nguồn ảnh: VGP/Nhật Bắc) Dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành ở Trung ương. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành...

Ngành Nội chính đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Điểm cầu Trung ương. (Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân điện tử) Năm 2024, ngành Nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của Bộ chính trị, Ban Bí thư, của đồng chí Tổng Bí thư, đồng thời bám sát thực tiễn để làm tốt chức năng, nhiệm vụ. Các ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy đã tham gia ý kiến, thẩm định trên 2.300 đề án, văn bản, tham mưu ban hành...

Cùng chuyên mục

“Chắp cánh” cho du lịch Thái Nguyên

Thay vì ngồi chờ khách đến, Thái Nguyên đã mang sản phẩm du lịch của mình đến với các tỉnh, thành phố trong cả nước để chào mời hợp tác; không chỉ tạo thêm sản phẩm du lịch mới, còn mở ra cơ hội phát triển nhanh, mạnh, bền vững của ngành Du lịch... Đây là cách tỉnh Thái Nguyên "chắp thêm đôi cánh" để ngành Du lịch bay cao, bay xa hơn.   Du khách nhận được sự phục vụ tận tình, chu đáo...

Chuyến tàu kết nối du lịch đến với Thái Nguyên

Hà Nội đi Thái Nguyên bằng tàu hỏa là một trải nghiệm thú vị với nhiều điểm hấp dẫn. Dọc hành trình sẽ mang đến cho bạn cơ hội “sống chậm”, thư thái ngắm nhìn cảnh quan và nhịp sống yên bình bên khung cửa sổ của đoàn tàu, mở ra chuyến du ngoạn đầy cảm xúc… Đây là hình thức du lịch được dự đoán sẽ phát triển thành xu hướng hiện nay. Du khách thưởng trà, dùng đặc sản...

Vận hành thử tàu du lịch Hà Nội – Thái Nguyên

Ngày 28-12, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức vận hành thử chuyến tàu từ Hà Nội đi Thái Nguyên, nhằm đánh giá, hoàn thiện ý tưởng khai thác gắn với quảng bá văn hoá Trà và phát triển du lịch. Hành khách trải nghiệm trên chuyến tàu thử nghiệm Hà Nội - Thái Nguyên. Tham gia vận hành thử chuyến tàu từ...

Xây dựng hệ giá trị văn hóa con người trong thời kỳ mới

Trong bối cảnh đất nước hội nhập thế giới, sự xâm nhập văn hóa từ các nước vào cộng đồng xã hội Việt Nam, trong đó có Thái Nguyên là việc không tránh khỏi. Để hạn chế hệ lụy từ dòng văn hóa trái chiều, Thái Nguyên đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền xây dựng hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người phù hợp trong thời kỳ mới.Từ xác định rõ tầm quan...

Lượng khách du lịch đến Thái Nguyên tăng 39,5%

Ngày 25-12, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tổng kết Cuộc thi ảnh đẹp du lịch Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc”; công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu về du lịch năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát...

Khuyến khích hội viên sáng tạo tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao

Ngày 25-12, Hội Văn học Nghệ thuật TP. Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác văn học nghệ thuật năm 2024; triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025. Các đại biểu, hội viên dự Hội nghị. Hội Văn học Nghệ thuật TP. Thái Nguyên hiện có 114 hội viên. Trong năm qua, Hội đã chủ động triển khai các hoạt động, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kịp thời động viên, khích lệ hội viên có động lực sáng tác...

Đình Tân Đô được công nhận di tích cấp tỉnh

Ngày 22-12, tại xã Hoà Bình (Đồng Hỷ) đã diễn ra Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đình Tân Đô. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên trao Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đình Tân Đô. Đình Tân Đô, xã Hoà Bình (Đồng Hỷ) được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 3393/QĐ-UBND ngày 30/12/2022. Đình được nhân dân địa phương xây dựng từ...

1.340 học sinh Thái Nguyên tham gia cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” cấp tỉnh

Tối 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên tổ chức khai mạc cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” lần thứ XVI - 2024. Đến dự có lãnh đạo Vụ Giáo dục chính trị tư tưởng và Công tác học sinh - sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo); lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị. Các đại biểu dự khai mạc Cuộc thi. Cuộc thi "Giai điệu tuổi hồng" tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI - năm...

Liên hoan ẩm thực Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc

Nhằm khai thác, giới thiệu các món ăn truyền thống gắn với các sản phẩm chế biến từ chè, tạo sản phẩm ẩm thực đặc trưng, độc đáo của tỉnh, ngày 16-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực với chủ đề: “Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc”. 100% món ăn có nguyên liệu từ cây chè. Tham dự Liên hoan có 38 đội,...

Khuôn Mánh không bị lãng quên

Ngày 15/9/1941, tại rừng Khuôn Mánh, xã Tràng Xá (Võ Nhai), Trung đội Cứu Quốc quân II, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập. Hơn 80 năm đã trôi qua, những trang sử về Khuôn Mánh vẫn luôn được gìn giữ bởi lớp lớp người dân vùng cao, không chỉ kiên quyết một lòng theo Đảng, bà con nơi đây còn nỗ lực viết tiếp những trang sử hào hùng dưới tán rừng thiêng. Đồng chí Trịnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất