Powered by Techcity

Mùa quả chín và nỗi niềm của nông dân


Dịp cuối năm ở Thái Nguyên, nắng vàng ruộm tràn qua các cánh đồng, núi rừng xua đi cái giá rét của mùa Đông. Dưới ánh nắng nhảy nhót tinh nghịch như đứa trẻ, những vườn bưởi, cam, quýt… đang vào vụ chín rộ. Người nông dân Thái Nguyên rất mong năm nay, quả được mùa, được giá.





Mùa quả chín, giá bán bưởi Diễn ở Thái Nguyên chỉ còn từ 7 đến 10 nghìn đồng/kg. Hiệu quả kinh tế không cao nên diện tích trồng bưởi đang có xu hướng giảm dần.
Mùa quả chín, giá bán bưởi Diễn ở Thái Nguyên chỉ còn từ 7 đến 10 nghìn đồng/kg. Hiệu quả kinh tế không cao nên diện tích trồng bưởi đang có xu hướng giảm dần.

Đến hẹn lại lên

Cứ vào tháng 12 hằng năm, nông dân Thái Nguyên lại bước vào vụ thu hoạch quýt, cam, bưởi rộ nhất trong năm. Đến những “vựa” quả lớn của tỉnh, chúng tôi không thể rời mắt khỏi những chùm bưởi, cam, quýt vàng ruộm, thơm nức…

Với Thái Nguyên, bưởi Diễn trồng ở đất Tiên Hội (Đại Từ) đã trở thành “đặc sản” được nhiều người biết đến. Từ những hộ tiên phong đi đầu ở Tiên Hội (hơn 10 năm trước), nay trái bưởi Diễn đã xuất hiện tại nhiều vùng cây ăn quả của tỉnh như Bản Ngoại, Hoàng Nông (Đại Từ); Tràng Xá, Dân Tiến, Phú Thượng, La Hiên, Phương Giao (Võ Nhai); Phúc Tân, Phúc Thuận, Minh Đức (TP. Phổ Yên); Tân Khánh, Tân Đức (Phú Bình); Văn Hán, Khe Mo, Nam Hòa (Đồng Hỷ)…

Thời “hoàng kim”, bưởi Diễn ở Thái Nguyên được bán với giá từ 30 đến 35 nghìn đồng/quả. Người trồng bưởi vì thế trở nên sung túc hơn. Tuy nhiên, khi diện tích trồng bưởi ngày càng mở rộng (hiện đạt gần 2.000ha), sản lượng tăng vùn vụt theo từng năm thì giá bán quả bưởi cũng vì thế giảm sâu theo từng năm (năm nay, giá bán chỉ từ 7 đến 10 nghìn đồng/quả). Có những năm, bưởi bán rẻ như cho, người dân đành vặt về ủ làm phân bón cho đồng ruộng.

Chị Nguyễn Thị Hiền, xóm Làng Lai, xã La Hiên (Võ Nhai): Gia đình tôi trồng được hơn 100 gốc bưởi. 3 năm nay, quả bưởi mất giá, nhưng tôi không muốn chặt bỏ vì đã mất công trồng và chăm bón. Hơn nữa, vườn bưởi đã hơn 10 năm tuổi nên quả rất ngọt. Tôi mong mùa tới, giá bán quả bưởi sẽ cao hơn những năm vừa qua.

Không chỉ có bưởi, cam Vinh cũng là loại cây được nhiều hộ dân trong tỉnh đưa về trồng mang lại nguồn thu không hề nhỏ. Trong đó, xóm Yên Ngựa, xã Lâu Thượng (Võ Nhai), từng là nơi trồng nhiều cam Vinh nhất. Khoảng 7 năm trước, cả xóm có gần 50 hộ (chiếm khoảng 75-80% số hộ của xóm) trồng gần 15ha cam Vinh. Nay, giá bán cam không còn giữ mức 25 đến 30 nghìn đồng/kg như trước mà giảm xuống một nửa, thậm chí, có thời điểm chỉ bán với giá 10 nghìn đồng/kg nên diện tích trồng cam ở Thái Nguyên nói chung, Lâu Thượng nói riêng đã giảm dần…

Riêng với cây quýt, phần lớn tập trung ở các xã tiếp giáp với huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), trong đó, Phú Thượng (Võ Nhai) là địa phương trồng được nhiều quýt nhất (khoảng 15ha). Với chất đất, khí hậu khá tương đồng nên những quả quýt Phú Thượng chín vàng thơm, có vị ngon ngọt không khác gì quýt được thu hoạch từ núi rừng Bắc Sơn. Đây cũng là lý do để mỗi khi vào vụ chín, quýt Phú Thượng được nhiều tư thương tìm mua.

Chị Lê Thị Huân, hộ kinh doanh các loại quả ở tổ 8, phường Hoàng Văn Thụ (TP. Thái Nguyên) nói: Quýt Phú Thượng được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, thay vì đi tận Bắc Sơn, tôi vẫn mua buôn quýt Phú Thượng về bán cho người tiêu dùng.

Chuyển hướng đi mới

Sau hơn 10 năm trồng những loại cây có múi, nông dân Thái Nguyên đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm để quả to hơn, ngọt hơn. Tuy nhiên, diện tích trồng bưởi ở Thái Nguyên ngày một tăng lên trong khi sức mua loại quả này không tăng khiến nhiều nông dân gặp khó. Không ít hộ, sau nhiều năm thất thu bởi tình trạng “được mùa mất giá” đã phá bỏ những cây bưởi để trồng một số loại cây cho giá trị kinh tế cao hơn. Đơn cử ở Phú Thượng, một số hộ dân đã chặt bỏ bưởi để trồng hoa Bích đào bán trong dịp Tết.





Gia đình chị Đàm Phương Thảo, xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng (Võ Nhai) là hộ dân đầu tiên trồng na dứa Đài Loan trên đất quê hương.
Gia đình chị Đàm Phương Thảo, xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng (Võ Nhai) là hộ dân đầu tiên trồng na dứa Đài Loan trên đất quê hương.

Có những hộ dân, sau những năm phát triển cả một vùng trồng bưởi rộng lớn nhưng đầu ra gặp khó đã chuyển hướng làm du lịch. Họ chăm sóc để vườn bưởi ra những chùm quả vàng ươm, mọng nước và mở cửa nhà vườn, bán vé cho những du khách đến tham quan, chụp ảnh. Vườn bưởi của gia đình chị Lan Phương, xã Sơn Cẩm (TP. Thái Nguyên) là một minh chứng sống động nhất. Từ cuối tháng 11, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nắng vàng rực rỡ, không ít đoàn khách ở xa gần đã về đây vui chơi, ngắm cảnh, chụp ảnh lưu niệm. Với giá vé khoảng 1 triệu đồng/đoàn khách, số tiền thu được chắc chắn cao hơn so với việc bán buôn từ 5 đến 10 nghìn đồng/quả bưởi…

Để cây ăn quả mang lại thu nhập cao hơn, thay vì chọn trồng các loại cây có múi, một số hộ dân ở Võ Nhai đã mạnh dạn thâm canh na rải vụ và trồng loại na dứa Đài Loan. Trong đó, gia đình chị Đàm Phương Thảo, xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng (Võ Nhai) là hộ đầu tiên trồng na dứa Đài Loan trên đất quê hương.

Khởi đầu, chị lặn lội tìm mua được 60 cây giống nhưng chỉ có hơn 40 cây còn sống. Đáng mừng là cây na dứa hợp đất nên phát triển khá tốt. Chỉ sau hơn 2 năm, những cây na đầu tiên bám rễ ở chân núi đá Mỏ Gà của gia đình chị Thảo đã cho quả (mỗi cây cho khoảng 20kg quả).

Cây càng lâu năm, số quả càng sai hơn, có thể cho 60 đến 70 kg quả/cây vào năm 7 tuổi. Dù vụ thu hoạch chỉ kéo dài hơn 1 tháng (từ khoảng đầu tháng 12 năm trước đến giữa tháng 1 năm sau) nhưng với giá bán lên đến 60 nghìn đồng/kg, gia đình chị cũng thu khá khá tiền.

Chị Đàm Phương Thảo: Trồng na dứa cũng đòi hỏi phải chăm sóc khá tỉ mỉ từ việc tỉa lá, chống cho cây không bị gẫy đổ…. Nhất là khi thụ phấn cho hoa, gia đình tôi thường lấy hoa na dai thụ phấn với na dứa Đài Loan để quả chín nhanh hơn (thường nửa năm mới cho 1 lứa quả nhưng thụ phấn với na dai chỉ mất 5 tháng).

Từ mô hình trồng thử nghiệm của gia đình chị Thảo, đến nay, nhiều hộ dân ở Võ Nhai bắt đầu tìm mua giống na dứa Đài Loan về trồng. Nhờ đó, thứ quả đắt đỏ của Đài Loan (hiện có giá bán từ 250 đến 300 nghìn đồng/kg khi nhập khẩu vào Việt Nam) đã “hiện diện” ở Thái Nguyên với giá bán phải chăng.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng cây ăn quả phát triển ồ ạt, cung vượt quá cầu dẫn đến được mùa, mất giá, rất cần có sự quy hoạch, định hướng của các cấp, ngành chức năng trong tỉnh. Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho rằng: Việc chuyển hướng phát triển cây ăn quả phù hợp với nhu cầu thị trường là rất cần thiết. Tuy vậy, nông dân nên quan tâm nâng cao năng suất, chất lượng, độ an toàn của sản phẩm thay vì mở rộng diện tích ồ ạt thì hiệu quả kinh tế mới đạt được như mong muốn.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202412/mua-qua-chin-va-noi-niem-cua-nong-dan-ae61696/

Cùng chủ đề

Dồn lực hút các nhà đầu tư công nghệ cao

Để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, từ cuối năm 2023, nhiều đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dẫn đầu đã tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2024, các đoàn lãnh đạo tỉnh tiếp tục tham dự diễn đàn kinh tế, xúc...

Sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình

Đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Mọi người dân Việt Nam đang cùng chung sức, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực đưa đất nước bứt phá, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Tổng Bí thư Tô Lâm từng khẳng định, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc chính là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng. Mọi người dân đều có cuộc...

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gắn với sắp xếp tinh gọn bộ máy

Chiều 31-12, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) cấp tỉnh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống...

Trồng hoa đón Tết – Báo Thái Nguyên điện tử

Những ngày này, người làng hoa Túc Tiến (nay thuộc tổ 14, phường Túc Duyên, TP. Thái Nguyên) khá bận rộn. Không chỉ tỉ mỉ chăm bón, tưới nước cho hoa thường xuyên, bà con nơi đây còn phải theo dõi, kịp thời kích hoặc hãm để các loại hoa nở đúng Tết Nguyên đán. Năm nay, ông Nguyễn Văn Tiến, làng hoa Túc Tiến, phường Túc Duyên (TP. Thái Nguyên) đầu tư trồng hơn 1 vạn cây hoa cúc...

Lắng nghe, chia sẻ, từng bước tháo gỡ những vướng mắc của nông dân

Ngày 31-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vững tin bước vào kỷ nguyên mới". Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố, với sự tham gia của hơn 4.500 hội viên nông dân, đại diện trên 2.000 hợp tác xã. Thủ...

Cùng tác giả

Một công ty bị phạt vì bố làm Chủ tịch, con làm Tổng Giám đốc

(NLĐO) – Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG buộc phải miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông...

10 thành tựu – sự kiện tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên năm 2024

1. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường; công tác điều hành thực hiện mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội được triển khai năng động, linh hoạt Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 82 khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để...

Dồn lực hút các nhà đầu tư công nghệ cao

Để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, từ cuối năm 2023, nhiều đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dẫn đầu đã tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2024, các đoàn lãnh đạo tỉnh tiếp tục tham dự diễn đàn kinh tế, xúc...

Sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình

Đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Mọi người dân Việt Nam đang cùng chung sức, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực đưa đất nước bứt phá, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Tổng Bí thư Tô Lâm từng khẳng định, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc chính là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng. Mọi người dân đều có cuộc...

Ngành Tài chính hoàn thành vượt dự toán ngân sách, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự tại điểm cầu Hà Nội. (Nguồn ảnh: VGP/Nhật Bắc) Dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành ở Trung ương. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành...

Cùng chuyên mục

Dồn lực hút các nhà đầu tư công nghệ cao

Để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, từ cuối năm 2023, nhiều đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dẫn đầu đã tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2024, các đoàn lãnh đạo tỉnh tiếp tục tham dự diễn đàn kinh tế, xúc...

Trồng hoa đón Tết – Báo Thái Nguyên điện tử

Những ngày này, người làng hoa Túc Tiến (nay thuộc tổ 14, phường Túc Duyên, TP. Thái Nguyên) khá bận rộn. Không chỉ tỉ mỉ chăm bón, tưới nước cho hoa thường xuyên, bà con nơi đây còn phải theo dõi, kịp thời kích hoặc hãm để các loại hoa nở đúng Tết Nguyên đán. Năm nay, ông Nguyễn Văn Tiến, làng hoa Túc Tiến, phường Túc Duyên (TP. Thái Nguyên) đầu tư trồng hơn 1 vạn cây hoa cúc...

Phú Bình – huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên

Năm 2022, Phú Bình là địa phương đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Tiếp nối thành quả đó, năm 2024, Huyện ủy, UBND huyện tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân để quyết tâm trở thành huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh. Diện mạo nông thôn huyện Phú Bình có nhiều đổi mới với những ngôi nhà khang trang,...

Năm 2025: Tăng tốc, bứt phá

Năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, khai thác tốt các lợi thế, tiềm năng, khắc phục mọi khó khăn,  thách thức, đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đây chính là nền tảng, động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm...

Nông nghiệp sạch và những bứt phá ấn tượng

Nông nghiệp sạch luôn được xem là “đích” đến của Thái Nguyên trong quá trình chuyển đổi xanh và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Vì lẽ ấy, nhiều năm nay, tỉnh luôn khuyến khích các mô hình sản xuất sạch phát triển với mong muốn xây dựng một nền nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, không bỏ đi thứ gì. Hợp tác xã nông nghiệp và dược liệu Thiên Phúc (xã Minh Lập, Đồng Hỷ) sử dụng phần phụ của sâm...

Bảo vệ đàn vật nuôi ngày giá rét

Gần 1 tháng nay, nền nhiệt tại Thái Nguyên phổ biến từ 11 đến 13 độ C, nhất là về đêm và sáng sớm. Để bảo vệ an toàn cho 95 nghìn con trâu, bò, trên 600 nghìn con lợn và 17 triệu con gia cầm trong những ngày giá rét, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành chức năng cùng vào cuộc, bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra cho người dân. Người dân xóm Bản...

Khởi sắc Võ Nhai  – Báo Thái Nguyên điện tử

Trải qua năm 2024 với nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền cùng sự nỗ lực của nhân dân, huyện Võ Nhai đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện đều đạt và vượt kế hoạch được giao; an sinh xã hội được đảm bảo; tình hình an ninh chính trị,...

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – Những con số biết nói

Nếu như năm 2022, Thái Nguyên xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (tăng 3 bậc so với năm 2021), thì năm 2023, tỉnh tiếp tục cải thiện chỉ số, vươn lên vị trí thứ 23/63 tỉnh, thành (tăng 2 bậc so với năm 2022). Kết quả này thể hiện rõ sự nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền tỉnh, cũng như sự vào cuộc quyết liệt...

Đại Từ vững tin trong từng bước đi

Ngày cuối năm, trời trong và xanh thẳm, nắng nhuộm sắc vàng lên vạn vật khiến cho bức tranh quê hương Đại Từ thêm phần rực rỡ, cuốn hút lòng người. Chúng tôi tạm gác những lo toan, công việc bộn bề thường nhật, tìm về với suối Kẹm (La Bằng), Cửa Tử (Hoàng Nông), rồi ngắm hoàng hôn ở sườn Đông Tam Đảo… Đại Từ “hút hồn” chúng tôi không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ,...

Sản xuất công nghiệp – “đầu tàu” kinh tế

Trong lịch sử, Thái Nguyên được xem là "cái nôi" của ngành công nghiệp luyện kim cả nước. Phát huy truyền thống, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp nhằm tạo động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế. Một góc Khu công nghiệp Yên Bình, TP. Phổ Yên.  Những chỉ số tích cực Bám sát mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, đưa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất