Powered by Techcity

Lợi ích kép từ bảo vệ sức khỏe cây trồng


Bảo vệ sức khỏe cây trồng là một cách tiếp cận mới để các địa phương trong tỉnh giải quyết toàn diện các vấn đề về dịch hại, an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Sau 2 năm đẩy mạnh ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) theo kế hoạch đề ra, toàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan.





Sau 2 năm đẩy mạnh ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) theo kế hoạch đề ra, toàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả khả quan.
Bảo vệ sức khỏe cây trồng giúp nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong ảnh: Mô hình trồng dưa an toàn trong nhà màng ở xóm Trúc, xã Bá Xuyên (TP. Sông Công). Ảnh: M.P

Từ những hiệu quả thiết thực

Ứng dụng IPHM là một hệ thống quản lý cây trồng mà các biện pháp tác động dựa trên nền tảng môi trường cụ thể, bao gồm đất, nước, thời tiết, sinh vật gây hại, sinh vật có ích… Qua đó nhằm giảm thiểu những tác động gây bất lợi và phát huy các yếu tố nội tại của cây trồng, ngăn chặn sự bùng phát của sinh vật gây hại; đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sinh học.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh là đơn vị được giao thực hiện Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng IPHM trên cây trồng chính, chủ lực của tỉnh giai đoạn 2022-2030. Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục, cho biết: Nội dung của IPHM là tổng hòa những tiến bộ khoa học – kỹ thuật của các chương trình như: quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI), thâm canh lúa 3 giảm 3 tăng… Đặc biệt, IPHM quan tâm đến sức khỏe của đất, nước, môi trường sinh thái, độ dinh dưỡng cho cây trồng.

Từ chia sẻ của lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh có thể thấy, mục tiêu của việc ứng dụng IPHM không chỉ đảm bảo sức khỏe cây trồng, nâng cao giá trị sản phẩm trồng trọt… mà còn xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp với nhiều vấn đề quan trọng như sức khỏe đất, nước, phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả vật tư sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao nhận thức cho nông dân về sức khỏe cây trồng. Đặc biệt là hướng đến nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn và trang bị, cập nhật kiến thức cho cộng đồng từ khâu sản xuất đến thương mại, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và bền vững môi trường thông qua tăng cường năng lực của hệ thống bảo vệ thực vật.

Thực tế cho thấy, trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, trồng trọt đóng vai trò quan trọng, là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân. Hằng năm, tổng diện tích cây trồng chính toàn tỉnh ước đạt 57.694ha (39.430ha cây lương thực có hạt; 11.660ha cây rau các loại; phần còn lại là các cây trồng khác). Hiện nay, giá trị thu được trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt của tỉnh (giá hiện hành) bình quân đạt 128,7 triệu đồng/năm

Ngoài ra, Thái Nguyên còn có khoảng 22,5 nghìn héc-ta chè, sản lượng chè búp tươi đạt trên 267,5 nghìn tấn/năm, giá trị sản phẩm trà đạt 12,3 nghìn tỷ đồng/năm và gần 14 nghìn héc-ta ăn quả… Bởi vậy, với việc ứng ụng IPHM, Thái Nguyên chắc chắn thu được rất nhiều lợi ích…

Đến kế hoạch hành động phù hợp với thực tiễn

Từ những ích lợi của việc ứng dụng IPHM, tỉnh đã đề ra các mục tiêu đến năm 2030. Cụ thể, toàn tỉnh phấn đấu trên 80% số xã có đội ngũ nông dân nòng cốt hiểu biết, kỹ năng và áp dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng. Đào tạo được lực lượng giảng viên hướng dẫn hùng hậu với 20 giảng viên cấp tỉnh và mỗi xã có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng và 5 nông dân IPHM nòng cốt.





Mô hình sản xuất cà chua an toàn ở tổ dân phố Nhị Hòa, phường Đồng Bẩm (TP. Thái Nguyên).
Mô hình sản xuất cà chua an toàn ở tổ dân phố Nhị Hòa, phường Đồng Bẩm (TP. Thái Nguyên).

Đáng nói, tỉnh đang triển khai nhiều biện pháp để đến năm 2030 có 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, hoa, cây cảnh; 70% diện tích cây ngô; 70% diện tích cây công nghiệp đạt ứng dụng IPHM. Tỷ lệ nghịch với việc tăng diện tích ứng dụng IPHM, tỉnh cũng phấn đấu giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật và 30% lượng phân bón hóa học trên những diện tích ứng dụng IPHM. Đồng thời có trên 90% số xã thực hiện thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng theo quy định. 

Nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, từ năm 2022 đến nay, các cấp, ngành chức năng trong tỉnh đã tổ chức xây dựng, phổ biến các mô hình sinh hoạt cộng đồng phù hợp để người sản xuất chia sẻ kinh nghiệm, tương tác với các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp… nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng IPHM và khả năng tiếp cận thị trường. Ứng dụng công nghệ số trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các cấp, ngành và cộng đồng biết về IPHM. 

Cùng với đó là hướng dẫn xây dựng và thực hiện mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái; mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu; mô hình cộng đồng ứng dụng IPHM trên diện rộng. Xây dựng tài liệu hướng dẫn ứng dụng IPHM trên cây trồng chính, chủ lực để tuyên truyền trong các khóa đào tạo, tập huấn cấp tỉnh, cấp xã và nông dân nòng cốt. Xây dựng tài liệu tuyên truyền về quy định của pháp luật trong quản lý vật tư nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giống, phân bón và hướng dẫn thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. 

Ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: 2 năm qua, chúng tôi đã quan tâm đào tạo, phát triển lực lượng giảng viên cấp tỉnh cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện, hướng dẫn viên cộng đồng và lực lượng nông dân nòng cốt cho cấp xã. Đến nay đã tổ chức huấn luyện cho 39 giảng viên cấp tỉnh (là cán bộ chuyên ngành của Sở và cán bộ kỹ thuật về lĩnh vực nông nghiệp ở các địa phương) về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp trên cây chè (TOT – IPHM); 60 nông dân nòng cốt tại xã Văn Hán (Đồng Hỷ) và xã Phú Đô (Phú Lương) về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (FFS-IPHM).

Hiện nay, tỉnh đang hướng đến xây dựng và nhân rộng các mô hình cộng đồng ứng dụng IPHM gắn sản xuất cây trồng chính, chủ lực với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu. Cùng với đó là tăng cường mở rộng diện tích ứng dụng kỹ thuật SRI trong canh tác lúa trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng và nhân rộng mô hình “Nông dân hướng dẫn nông dân” thông qua thực nghiệm ứng dụng IPHM thực tế trên đồng ruộng…

Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nhấn mạnh: Trong quá trình triển khai, chúng tôi sẽ rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển thúc đẩy ứng dụng IPHM phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/nong-nghiep/202409/loi-ich-kep-tu-bao-ve-suc-khoe-cay-trong-bfe1935/

Cùng chủ đề

Chuyện về một doanh nhân cựu chiến binh

Luôn khiêm nhường, giản dị là cảm nhận của chúng tôi về ông. Là thương binh, về nghỉ chế độ tại địa phương, ông đã khắc phục khó khăn, thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ, đến nay đã lớn mạnh trên thị trường, trở thành công ty. Ông là doanh nhân Lê Đức Ân, Giám đốc Công ty TNHH Ân Hường, ở phường Phố Cò (TP. Sông Công). Doanh nhân Lê Đức...

Bảo đảm chất lượng thi công tuyến đường Tiên Hội – Hoàng Nông

Báo Thái Nguyên nhận được phản ánh của một số hộ dân xóm Đồng Chung, xã Tiên Hội (Đại Từ) về việc chủ đầu tư và đơn vị thi công tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông triển khai không đúng với thiết kế nên chưa bảo đảm công bằng về giải phóng mặt bằng; nhiều hộ dân bị ngập úng vì có cốt đường cao hơn so với nền nhà... Tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông được xây dựng...

Gamshow “Dân ta phải biết sử ta”: Ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5

Sáng 5-10, tại Trường quay S1, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, Gameshow (trò chơi truyền hình) “Dân ta phải biết sử ta” được ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5. Các đại biểu và đông đảo học sinh, sinh viên tham gia cổ vũ gameshow. Gameshow Dân ta phải biết sử ta một chương trình truyền hình do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị: Đài Phát thanh - Truyền hình...

Thái Nguyên nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

  Mở rộng cơ hội phát triển, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo chỗ đứng trên thị trường... là những giá trị các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) được nhận lại khi có sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Với ý nghĩa này, Chương bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng thu hút nhiều HTX, DN tham gia, từ đó góp phần khai...

Tạo bứt phá trong thu hút đầu tư

Năm 2023, Thái Nguyên đã tổ chức và tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trên địa bàn tỉnh có 41 dự án FDI được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn 253,4 triệu USD, 17 lượt dự án tăng vốn với...

Cùng tác giả

Hai tỉnh nào ở nước ta từng được sáp nhập rồi lại chia tách?

1. Tỉnh Nghĩa Bình được chia tách thành 2 tỉnh nào? Quảng Ngãi – Bình Định ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: TTXVN) Trưa 4/10, Tổng thống Emmanuel Macron và Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các Trưởng Đoàn dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ. Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 diễn ra trong 2 ngày (4 và...

‘Hoa khôi’ Thanh Hiếu tỏa sáng, U.19 Phong Phú Hà Nam chia điểm với đội Hà Nội

Trước khi bước vào màn đụng độ tối 5.10, U.19 Phong Phú Hà Nam và U.19 Hà Nội cũng đang tạo nên cuộc đua song mã trên bảng xếp hạng. Cả hai đều bất bại sau lượt đi và U.19 Phong Phú Hà Nam đang dẫn đầu với 13 điểm, hơn Hà Nội 2 điểm. Đúng như sự chờ đợi, U.19 Phong Phú Hà Nam và U.19 Hà Nội tạo ra thế trận hấp dẫn với liên tiếp các tình...

Chuyện về một doanh nhân cựu chiến binh

Luôn khiêm nhường, giản dị là cảm nhận của chúng tôi về ông. Là thương binh, về nghỉ chế độ tại địa phương, ông đã khắc phục khó khăn, thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ, đến nay đã lớn mạnh trên thị trường, trở thành công ty. Ông là doanh nhân Lê Đức Ân, Giám đốc Công ty TNHH Ân Hường, ở phường Phố Cò (TP. Sông Công). Doanh nhân Lê Đức...

Bảo đảm chất lượng thi công tuyến đường Tiên Hội – Hoàng Nông

Báo Thái Nguyên nhận được phản ánh của một số hộ dân xóm Đồng Chung, xã Tiên Hội (Đại Từ) về việc chủ đầu tư và đơn vị thi công tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông triển khai không đúng với thiết kế nên chưa bảo đảm công bằng về giải phóng mặt bằng; nhiều hộ dân bị ngập úng vì có cốt đường cao hơn so với nền nhà... Tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông được xây dựng...

Cùng chuyên mục

Chuyện về một doanh nhân cựu chiến binh

Luôn khiêm nhường, giản dị là cảm nhận của chúng tôi về ông. Là thương binh, về nghỉ chế độ tại địa phương, ông đã khắc phục khó khăn, thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ, đến nay đã lớn mạnh trên thị trường, trở thành công ty. Ông là doanh nhân Lê Đức Ân, Giám đốc Công ty TNHH Ân Hường, ở phường Phố Cò (TP. Sông Công). Doanh nhân Lê Đức...

Bảo đảm chất lượng thi công tuyến đường Tiên Hội – Hoàng Nông

Báo Thái Nguyên nhận được phản ánh của một số hộ dân xóm Đồng Chung, xã Tiên Hội (Đại Từ) về việc chủ đầu tư và đơn vị thi công tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông triển khai không đúng với thiết kế nên chưa bảo đảm công bằng về giải phóng mặt bằng; nhiều hộ dân bị ngập úng vì có cốt đường cao hơn so với nền nhà... Tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông được xây dựng...

Thái Nguyên nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

  Mở rộng cơ hội phát triển, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo chỗ đứng trên thị trường... là những giá trị các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) được nhận lại khi có sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Với ý nghĩa này, Chương bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng thu hút nhiều HTX, DN tham gia, từ đó góp phần khai...

Tạo bứt phá trong thu hút đầu tư

Năm 2023, Thái Nguyên đã tổ chức và tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trên địa bàn tỉnh có 41 dự án FDI được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn 253,4 triệu USD, 17 lượt dự án tăng vốn với...

Xanh đồng Bản Ngoại – Báo Thái Nguyên điện tử

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Đại Từ là một trong những địa phương của tỉnh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, so với các xã, thị trấn trong huyện, Bản Ngoại có phần may mắn hơn khi hơn 20ha lúa, màu bị ngập, đổ đã dần hồi phục. Bản Ngoại là một trong những xã đi đầu ở huyện Đại Từ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong ảnh: Người dân xóm Khâu Giang...

Phát triển cụm công nghiệp ở vùng khó: Những tín hiệu tích cực

Xác định phát triển cụm công nghiệp (CCN) là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, các huyện miền núi, vùng cao trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Nhờ đó, nhiều CCN đã được thành lập, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng nhà máy và đi vào sản xuất, góp phần tạo việc làm, nâng cao...

Đồng hành, hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất

Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại khá nặng nề trên địa bàn tỉnh, nhiều hộ nông dân bị thiệt hại về tài sản, lúa, hoa màu. Cùng với sự chủ động khắc phục hậu quả của bà con, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã và đang tích cực đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ hội viên khôi phục và ổn định sản xuất. Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh đến...

Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của cơn bão số 3, song với sự chủ động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh; các ngành, địa phương nắm chắc tình hình thực tiễn, phân tích và tham mưu kịp thời các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển; tăng cường tháo...

Cấp mới 19 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Từ đầu năm tới nay, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên cấp mới 19 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký hơn 501 triệu USD; 4 dự án đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đăng ký hơn 4.000 tỷ đồng. Gia công cơ khí tại Công ty TNHH KH Heat Technology Thái Nguyên thuộc Tập đoàn KD (Nhật Bản) ở Khu công nghiệp Điềm...

Hiệu quả từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thời gian qua, ngành chức năng cùng các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên triển khai có hiệu quả Dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo. Sau 3-5 năm trồng, cây trám ghép sẽ cho thu hoạch, dự kiến mỗi sào trám sẽ đem lại thu nhập khoảng 20-30 triệu đồng/năm. Gia đình chị Nguyễn Thị Năm (ở xóm Náng, xã Nhã Lộng, Phú...

Tin nổi bật

Tin mới nhất