Powered by Techcity

Làm gì để duy trì đà tăng trưởng nông nghiệp?


Năm 2025 – năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2020-2025, Thái Nguyên đặt mục tiêu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,5% trở lên. Dẫu còn không ít “chướng ngại vật” nhưng tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp khả thi để “cán đích” đúng hẹn.





Sản xuất rau, quả công nghệ cao (nhà màng, nhà lưới) để tạo ra sản phẩm an toàn tại HTX Chăn nuôi xanh (TP. Sông Công) là xu hướng tất yếu, góp phần duy trì đà tăng trưởng nông, lâm nghiệp.
Sản xuất rau, quả công nghệ cao (nhà màng, nhà lưới) để tạo ra sản phẩm an toàn tại HTX Chăn nuôi xanh (TP. Sông Công) là xu hướng tất yếu, góp phần duy trì đà tăng trưởng nông, lâm nghiệp.

Nhiều thách thức lớn

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025. Tuy nhiên, cũng như cả nước, Thái Nguyên phải đối mặt với tình hình kinh tế thế giới, trong nước diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự báo. Đặc biệt, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình trạng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột quân sự Nga – Ukraine, tại dải Gaza, khu vực Biển Đỏ…

Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng tại nhiều nền kinh tế lớn phục hồi chậm; tình trạng lạm phát tại một số quốc gia trên thế giới, giá cả nguyên vật liệu sản xuất, vật tư đầu vào vẫn ở mức cao…

Bà Tống Thị Xuyến, Trưởng Ban Quản lý Làng nghề chè xóm Trung Thành 2, Giám đốc HTX chè an toàn Hoan Xuyến, xã Phú Đô (Phú Lương), cho rằng: Diễn biến kinh tế phức tạp, xung đột chiến tranh ở một số nước trên thế giới tác động không nhỏ đến tình hình phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh; ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu chè của Thái Nguyên…

Không những vậy, một số loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc gia cầm vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, như: cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi. Trong khi đó, kinh tế hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng cao, sản xuất an toàn, hữu cơ còn khó khăn, hạn chế; công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp phụ trợ của tỉnh chậm phát triển.

Đáng nói, hội nhập kinh tế sâu rộng, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản xuất và chất lượng sản phẩm nông, lâm sản của các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe cũng gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản của Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới tính bền vững trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Minh chứng rõ nét nhất là sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão số 3 hồi tháng 9 năm ngoái đã ảnh hưởng đến trồng trọt, phá hủy nhiều chuồng trại chăn nuôi và gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.

Đáng lo ngại khi 2025 cũng được dự báo là năm Thái Nguyên và các tỉnh miền Bắc nước ta tiếp tục hứng chịu nhiều cơn bão lớn nhỏ, nguy cơ sản xuất nông, lâm nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai…

Ngoài ra, cho đến nay, việc mở rộng diện tích cây chè và một số cây ăn quả chủ lực, mở rộng diện tích sản xuất an toàn, hữu cơ ở một số địa phương trong tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn…





Sản xuất chè tại HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên).
Sản xuất chè tại HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên).

Vượt “chướng ngại vật”

Có thể thấy, Thái Nguyên sẽ phải vượt qua nhiều “chướng ngại vật” để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng nông, lâm nghiệp trong năm 2025. Tuy nhiên, với quyết tâm cao, ngay từ đầu năm, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã nhập cuộc hết sức khẩn trương.

Giải pháp tối ưu của tỉnh để hoàn thành mục tiêu đề ra là tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, phù hợp với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm OCOP của tỉnh gắn với ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số; gắn kết nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị.

Khuyến khích kinh tế hộ, kinh tế hợp tác nòng cốt là hợp tác xã, thu hút doanh nghiệp đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm…

Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Để hoàn thành mục tiêu đề ra, giải pháp trọng tâm vẫn là tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất linh hoạt, thích ứng với thời tiết, biến đổi khí hậu, phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường để đạt được mục tiêu tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt. Tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn, hữu cơ. Đẩy mạnh công tác quản lý vùng trồng hướng tới xuất khẩu và mở rộng thị trường nông sản; nâng cao năng lực giám sát và dự báo, phòng trừ hiệu quả sinh vật gây hại cây trồng, chủ động phòng ngừa đối với loại sâu bệnh mới…

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh khuyến khích đầu tư tái đàn, tăng đàn (nhất là đối với đàn lợn, gà), tăng quy mô đàn bò ở những địa phương có điều kiện thích hợp. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, quy mô công nghiệp ở các vùng xa khu dân cư theo hướng an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

Giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ; phát triển chăn nuôi gắn với quản lý, xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; tiếp tục hình thành, duy trì các mô hình chuỗi sản xuất, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm.  

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), tạo vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và sử dụng bền vững, hiệu quả diện tích rừng hiện có; nâng cao năng suất, chất lượng rừng; tập trung phát triển cây quế theo Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lưc của tỉnh…





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202502/lam-gi-de-duy-tri-da-tang-truong-nongnghiep-ffd3a1f/

Cùng chủ đề

Sông Công nỗ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Năm 2025, TP. Sông Công phấn đấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 19.256 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2024. Để tạo đà hoàn thành tốt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; đồng thời động viên các doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương “tăng tốc” sản xuất. Khu vực sản xuất của Công ty CP Phụ...

Nước cho sản xuất vụ Xuân: Nhiều phương án dự phòng phù hợp

Nguồn nước cho sản xuất vụ Xuân luôn là vấn đề được người dân và các cấp, ngành chức năng trong tỉnh quan tâm. Vụ Xuân năm nay, Thái Nguyên gặp không ít khó khăn về nguồn nước tưới khi dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán (thời vụ gieo cấy lúa xuân) không có mưa. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, nhờ sự chuẩn bị kỹ...

Sôi động thị trường máy sấy, máy hút ẩm

Theo dự báo, mưa nhỏ, nồm ẩm ở miền Bắc có thể kéo dài trong nhiều tuần tới, thậm chí đến tháng 4-2025. Chính bởi vậy, nhiều gia đình đã lựa chọn mua những sản phẩm như: Tủ sấy, máy sấy quần áo, máy hút ẩm để ứng phó với hiện tượng thời tiết này. Nhân viên Siêu thị Mediamart tư vấn về các loại máy hút ẩm cho khách hàng. Khảo sát tại các cửa hàng, đại lý, siêu thị...

Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát huy hiệu quả tích cực. Năm 2024, tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt 25.860 tỷ đồng, chiếm 21,84% tổng dư nợ toàn địa bàn. Nhờ có nguồn vốn vay, nhiều mô hình sản xuất hiện đại, bền vững đã được hình thành, góp phần nâng cao giá trị nông sản và cải thiện đời sống của bà con...

Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI

Sáng 20-2, Tổ giúp việc Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030 (Tổ giúp việc), tổ chức Hội nghị triển khai một số nhiệm vụ công tác. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Tổ chức phục vụ, Tổ trưởng Tổ giúp việc, chủ trì cuộc họp. Các đại biểu dự Hội nghị. Theo báo cáo kết quả...

Cùng tác giả

Sông Công nỗ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Năm 2025, TP. Sông Công phấn đấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 19.256 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2024. Để tạo đà hoàn thành tốt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; đồng thời động viên các doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương “tăng tốc” sản xuất. Khu vực sản xuất của Công ty CP Phụ...

Nước cho sản xuất vụ Xuân: Nhiều phương án dự phòng phù hợp

Nguồn nước cho sản xuất vụ Xuân luôn là vấn đề được người dân và các cấp, ngành chức năng trong tỉnh quan tâm. Vụ Xuân năm nay, Thái Nguyên gặp không ít khó khăn về nguồn nước tưới khi dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán (thời vụ gieo cấy lúa xuân) không có mưa. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, nhờ sự chuẩn bị kỹ...

Sôi động thị trường máy sấy, máy hút ẩm

Theo dự báo, mưa nhỏ, nồm ẩm ở miền Bắc có thể kéo dài trong nhiều tuần tới, thậm chí đến tháng 4-2025. Chính bởi vậy, nhiều gia đình đã lựa chọn mua những sản phẩm như: Tủ sấy, máy sấy quần áo, máy hút ẩm để ứng phó với hiện tượng thời tiết này. Nhân viên Siêu thị Mediamart tư vấn về các loại máy hút ẩm cho khách hàng. Khảo sát tại các cửa hàng, đại lý, siêu thị...

Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát huy hiệu quả tích cực. Năm 2024, tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt 25.860 tỷ đồng, chiếm 21,84% tổng dư nợ toàn địa bàn. Nhờ có nguồn vốn vay, nhiều mô hình sản xuất hiện đại, bền vững đã được hình thành, góp phần nâng cao giá trị nông sản và cải thiện đời sống của bà con...

Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI

Sáng 20-2, Tổ giúp việc Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030 (Tổ giúp việc), tổ chức Hội nghị triển khai một số nhiệm vụ công tác. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Tổ chức phục vụ, Tổ trưởng Tổ giúp việc, chủ trì cuộc họp. Các đại biểu dự Hội nghị. Theo báo cáo kết quả...

Cùng chuyên mục

Sông Công nỗ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Năm 2025, TP. Sông Công phấn đấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 19.256 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2024. Để tạo đà hoàn thành tốt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; đồng thời động viên các doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương “tăng tốc” sản xuất. Khu vực sản xuất của Công ty CP Phụ...

Nước cho sản xuất vụ Xuân: Nhiều phương án dự phòng phù hợp

Nguồn nước cho sản xuất vụ Xuân luôn là vấn đề được người dân và các cấp, ngành chức năng trong tỉnh quan tâm. Vụ Xuân năm nay, Thái Nguyên gặp không ít khó khăn về nguồn nước tưới khi dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán (thời vụ gieo cấy lúa xuân) không có mưa. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, nhờ sự chuẩn bị kỹ...

Sôi động thị trường máy sấy, máy hút ẩm

Theo dự báo, mưa nhỏ, nồm ẩm ở miền Bắc có thể kéo dài trong nhiều tuần tới, thậm chí đến tháng 4-2025. Chính bởi vậy, nhiều gia đình đã lựa chọn mua những sản phẩm như: Tủ sấy, máy sấy quần áo, máy hút ẩm để ứng phó với hiện tượng thời tiết này. Nhân viên Siêu thị Mediamart tư vấn về các loại máy hút ẩm cho khách hàng. Khảo sát tại các cửa hàng, đại lý, siêu thị...

Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát huy hiệu quả tích cực. Năm 2024, tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt 25.860 tỷ đồng, chiếm 21,84% tổng dư nợ toàn địa bàn. Nhờ có nguồn vốn vay, nhiều mô hình sản xuất hiện đại, bền vững đã được hình thành, góp phần nâng cao giá trị nông sản và cải thiện đời sống của bà con...

Quản lý, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi

Trên địa bàn TP. Thái Nguyên hiện có 112 công trình thủy lợi, gồm 6 công trình do Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý, khai thác và 106 công trình do thành phố quản lý. Thời gian qua, UBND TP. Thái Nguyên luôn chú trọng công tác quản lý, đầu tư kinh phí để cải tạo, sửa chữa các công trình thủy lợi nhằm phát huy hiệu quả sử dụng, đáp ứng nhiệm vụ tưới...

Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm đạt trên 108.000ha

Mỗi năm, tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm của tỉnh Thái Nguyên đạt trên 108.000ha, trong đó diện tích cây lương thực có hạt chiếm 75,6%, cây rau chiếm khoảng 14%, còn lại là diện tích trồng các loại cây như đậu, đỗ, hoa, cây cảnh, khoai lang, lạc, đậu tương… Cây rau chiếm khoảng 14% diện tích trong số các loại cây trồng hằng năm trên địa bàn tỉnh. Về cây lương thực có hạt, diện tích gieo trồng hằng...

Nỗ lực thực hiện mục tiêu xuất khẩu từ đầu năm

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt trên 30 tỷ USD (tăng 9% so với năm trước). Để hoàn thành mục tiêu này, ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh và ngành chức năng đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp. Dây chuyền chế biến sâu tinh quặng kim loại màu xuất khẩu tại Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo. Ảnh: L.K Thông...

Cung ứng gần 42.000 tấn phân bón các loại

Hiện nay, nông dân trong tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ xuân, nên nhu cầu về vật tư nông nghiệp khá cao. Để đảm bảo nhu cầu gieo cấy, chăm bón hơn 28.000ha lúa xuân, trên 15.000ha rau màu các loại và khoảng 14.000ha cây ăn quả đang kỳ ra hoa, thụ phấn, kết trái, Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh đã chuẩn bị đủ lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cung ứng cho...

Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Ngày 18-2, tại huyện Định Hóa, Cục Hải quan Bắc Ninh, Chi cục Hải quan Thái Nguyên có buổi làm việc với UBND huyện và Công ty CP Quốc tế Thagaco về hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Lãnh đạo huyện Định Hóa mong muốn Cục Hải quan Bắc Ninh quan tâm hỗ trợ, giới thiệu các nhà đầu tư đến với địa phương. Cục Hải quan Bắc Ninh tổ chức thực hiện pháp luật...

Chủ động sản xuất, cung ứng giống vật nuôi

Mỗi năm, Thái Nguyên cung cấp cho thị trường khoảng trên dưới 230 nghìn tấn thịt gia súc, gia cầm. Từ thực tế này cho thấy, nhu cầu về giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh là rất cao. Bởi vậy, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp để chủ động sản xuất, cung ứng giống vật nuôi cho các trang trại, hộ chăn nuôi trong tỉnh. Hiện nay, cơ sở ấp trứng gà của gia...

Tin nổi bật

Tin mới nhất