Powered by Techcity

Kích cầu tiêu dùng nội địa: Giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Các địa phương, doanh nghiệp đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng trên thị trường nội địa nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế.





Nhiều kênh phân phối triển khai các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng.
Nhiều kênh phân phối đang nỗ lực triển khai các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng.

Tăng trưởng thị trường nội địa được duy trì

Năm nay, trong bối cảnh sản xuất – kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép triển khai chương trình khuyến mại tập trung “Shopping Season” kéo dài từ ngày 15/6 đến 15/9. Các doanh nghiệp sẽ tổ chức nhiều hoạt động khuyến mại với mức giảm giá hấp dẫn, có thể lên đến 100% giá trị hàng hóa.

“Do thời gian kéo dài, chương trình sẽ có những điểm nhấn để hoạt động khuyến mại đi vào thực chất, từng bước xây dựng thương hiệu mua sắm cho Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, Sở Công thương sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan, như phối hợp Sở Du lịch tổ chức lễ hội sông nước. Cũng trong đợt này, Sở Công thương đẩy mạnh tuyên truyền cho đề án không dùng tiền mặt, qua đó giúp người dân có thêm phương tiện, điều kiện thanh toán phù hợp, an toàn”, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.

Chương trình khuyến mại tập trung “Shopping Season” là một trong những chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa nổi bật được các địa phương triển khai trong thời gian qua. Theo Tổng cục Thống kê, thị trường nội địa tiếp tục là điểm sáng của kinh tế vĩ mô thời gian qua khi duy trì tăng trưởng rất ổn định.

Cụ thể, tháng 7 là tháng cao điểm của mùa du lịch hè nên hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ sôi động, doanh thu tăng, đặc biệt là du lịch. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước đạt 512,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.529,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 15,7%). Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2022 tăng 11,7%).

Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục duy trì ở mức 2 con số, cho thấy tiềm năng rất lớn của thị trường nội địa nước ta.

Theo Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công thương, sức mua của thị trường nội địa trong 7 tháng qua đã phục hồi tương đối mạnh mẽ, là điểm sáng tích cực trong bối cảnh nhiều lĩnh vực khác gặp khó khăn. Thị trường nội địa là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, nên việc duy trì đà tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa là yếu tố quan trọng đóng góp cho GDP.

Tiếp tục triển khai mạnh các giải pháp kích cầu tiêu dùng

Dù duy trì mức tăng tương đối cao và ổn định, tuy nhiên, nếu tính theo giá hiện hành, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng năm 2023 đạt quy mô cao hơn nhưng tốc độ tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước.





Kỳ vọng lớn từ các chương trình kích cầu nội địa.
Kỳ vọng lớn từ các chương trình kích cầu nội địa.

Bên cạnh đó, con số này vẫn chưa bằng thời gian trước đại dịch Covid-19. Chưa kể, nhu cầu và sức mua của người dân nhìn chung vẫn còn yếu, chưa đạt được bằng mức trước thời điểm dịch Covid-19, chưa kích thích sản xuất, đầu tư và tiêu dùng.

Trong bối cảnh chi tiêu Chính phủ, tổng mức đầu tư công không còn được duy trì ở mức cao, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, tồn kho tăng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng… thì ưu tiên kích cầu tiêu dùng nội địa được coi là giải pháp quan trọng để bù đắp cho tăng trưởng từ nay đến cuối năm.

Để đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, từ đầu tháng 7, thuế giá trị gia tăng (VAT) được giảm từ 10% xuống còn 8% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội đối với nhiều mặt hàng.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, đây là động thái tốt giúp kích thích chi tiêu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP. Bởi giảm thuế VAT sẽ giúp giảm chi phí trực tiếp cho người mua hàng.

Do đó, việc được giảm thuế sẽ kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ quay vòng vốn tốt hơn. Việc được giảm 2% thuế VAT đối với nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị… cũng giúp chi phí đầu vào sản xuất giảm, doanh nghiệp có dư địa giảm giá sản phẩm, chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Có thể khẳng định chính sách này cũng giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, “liều thuốc” trên vẫn chưa đủ mà cần tăng thêm “liều” bằng nhiều giải pháp tăng sức mua cho thị trường như triển khai chính sách kích tổng cầu nội địa thông qua công cụ từ nhà nước và cả doanh nghiệp.

Đơn cử, tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ thuộc Saigon Co.op, nhằm kích cầu mua sắm trong mùa tựu trường sắp tới, hàng trăm siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) gồm Co.opmart, Co.opXtra… cũng sẽ thực hiện giảm giá từ 20-30% cho các sản phẩm dụng cụ học tập, quần áo, cặp sách…

Hoặc tại thành phố Hà Nội tổ chức các chương trình khuyến mại kéo dài hơn, giảm giá sâu hơn. Vào những tháng thấp điểm tiêu dùng như tháng 5, tháng 7 và tháng 11 có các chương trình khuyến mại riêng để kích cầu thị trường. Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay, Sở Công thương Hà Nội đã nhận được 21.000 chương trình khuyến mại của 4.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia.

Ngoài ra, vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 101 của Quốc hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành 6 tháng từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12.

Theo đó, giảm thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ như: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại…

Việc giảm thuế VAT được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối tượng đầu tiên được hưởng lợi từ chính sách này chính là người tiêu dùng.

Năm 2022, thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43 đã gián tiếp kích cầu tiêu dùng nội địa tăng cao. Khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 19,8% so với năm trước, thu thuế giá trị gia tăng nội địa không giảm mà tăng 10% so với cùng kỳ.

Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm tăng 9%. Với sự vào cuộc của Chính phủ, các địa phương, doanh nghiệp, có thể kỳ vọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sẽ được duy trì tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới, góp phần tăng trưởng kinh tế cả nước.



Nguồn

Cùng chủ đề

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – Những con số biết nói

Nếu như năm 2022, Thái Nguyên xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (tăng 3 bậc so với năm 2021), thì năm 2023, tỉnh tiếp tục cải thiện chỉ số, vươn lên vị trí thứ 23/63 tỉnh, thành (tăng 2 bậc so với năm 2022). Kết quả này thể hiện rõ sự nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền tỉnh, cũng như sự vào cuộc quyết liệt...

Đại Từ vững tin trong từng bước đi

Ngày cuối năm, trời trong và xanh thẳm, nắng nhuộm sắc vàng lên vạn vật khiến cho bức tranh quê hương Đại Từ thêm phần rực rỡ, cuốn hút lòng người. Chúng tôi tạm gác những lo toan, công việc bộn bề thường nhật, tìm về với suối Kẹm (La Bằng), Cửa Tử (Hoàng Nông), rồi ngắm hoàng hôn ở sườn Đông Tam Đảo… Đại Từ “hút hồn” chúng tôi không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ,...

Sản xuất công nghiệp – “đầu tàu” kinh tế

Trong lịch sử, Thái Nguyên được xem là "cái nôi" của ngành công nghiệp luyện kim cả nước. Phát huy truyền thống, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp nhằm tạo động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế. Một góc Khu công nghiệp Yên Bình, TP. Phổ Yên.  Những chỉ số tích cực Bám sát mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, đưa...

Tâm thế và trách nhiệm khi xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng

Theo kế hoạch, tháng 10-2025, tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030. Cùng với công tác nhân sự, công tác chuẩn bị các văn kiện đại hội là nội dung rất quan trọng của mỗi kỳ đại hội Đảng. Phóng viên Báo Thái Nguyên có cuộc phỏng vấn đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng Tiểu ban...

Thái Nguyên bứt tốc giải ngân vốn đầu tư công

Chỉ còn 1 tháng nữa để thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tức là đến hết tháng 1-2025. Đây được xem là giai đoạn "nước rút" để các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân nguồn vốn thực hiện các công trình, dự án, nhằm mục tiêu hoàn thành tối thiểu 95% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao. Trên địa bàn tỉnh Thái...

Cùng tác giả

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – Những con số biết nói

Nếu như năm 2022, Thái Nguyên xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (tăng 3 bậc so với năm 2021), thì năm 2023, tỉnh tiếp tục cải thiện chỉ số, vươn lên vị trí thứ 23/63 tỉnh, thành (tăng 2 bậc so với năm 2022). Kết quả này thể hiện rõ sự nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền tỉnh, cũng như sự vào cuộc quyết liệt...

Hà Nội tiếp tục dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương

   Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn và các đại biểu thực hiện nghi thức công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024 – Ảnh: TL Chiều 30/12, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024. Theo...

Đại Từ vững tin trong từng bước đi

Ngày cuối năm, trời trong và xanh thẳm, nắng nhuộm sắc vàng lên vạn vật khiến cho bức tranh quê hương Đại Từ thêm phần rực rỡ, cuốn hút lòng người. Chúng tôi tạm gác những lo toan, công việc bộn bề thường nhật, tìm về với suối Kẹm (La Bằng), Cửa Tử (Hoàng Nông), rồi ngắm hoàng hôn ở sườn Đông Tam Đảo… Đại Từ “hút hồn” chúng tôi không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ,...

Tiếp tục tạo nền tảng vững chắc để Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng chủ trì Hội nghị Dự Hội nghị có đại diện các ban Đảng của Trung ương; đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy. Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại Hội nghị Hội nghị đã tiến hành...

Sản xuất công nghiệp – “đầu tàu” kinh tế

Trong lịch sử, Thái Nguyên được xem là "cái nôi" của ngành công nghiệp luyện kim cả nước. Phát huy truyền thống, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp nhằm tạo động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế. Một góc Khu công nghiệp Yên Bình, TP. Phổ Yên.  Những chỉ số tích cực Bám sát mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, đưa...

Cùng chuyên mục

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – Những con số biết nói

Nếu như năm 2022, Thái Nguyên xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (tăng 3 bậc so với năm 2021), thì năm 2023, tỉnh tiếp tục cải thiện chỉ số, vươn lên vị trí thứ 23/63 tỉnh, thành (tăng 2 bậc so với năm 2022). Kết quả này thể hiện rõ sự nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền tỉnh, cũng như sự vào cuộc quyết liệt...

Đại Từ vững tin trong từng bước đi

Ngày cuối năm, trời trong và xanh thẳm, nắng nhuộm sắc vàng lên vạn vật khiến cho bức tranh quê hương Đại Từ thêm phần rực rỡ, cuốn hút lòng người. Chúng tôi tạm gác những lo toan, công việc bộn bề thường nhật, tìm về với suối Kẹm (La Bằng), Cửa Tử (Hoàng Nông), rồi ngắm hoàng hôn ở sườn Đông Tam Đảo… Đại Từ “hút hồn” chúng tôi không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ,...

Sản xuất công nghiệp – “đầu tàu” kinh tế

Trong lịch sử, Thái Nguyên được xem là "cái nôi" của ngành công nghiệp luyện kim cả nước. Phát huy truyền thống, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp nhằm tạo động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế. Một góc Khu công nghiệp Yên Bình, TP. Phổ Yên.  Những chỉ số tích cực Bám sát mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, đưa...

Thái Nguyên bứt tốc giải ngân vốn đầu tư công

Chỉ còn 1 tháng nữa để thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tức là đến hết tháng 1-2025. Đây được xem là giai đoạn "nước rút" để các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân nguồn vốn thực hiện các công trình, dự án, nhằm mục tiêu hoàn thành tối thiểu 95% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao. Trên địa bàn tỉnh Thái...

Đưa lâm sản Phú Lương vươn xa

Phú Lương hiện là địa phương có diện tích rừng được cấp chứng FSC lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, với trên 7.800ha. Đây được xem là “giấy thông hành” để các sản phẩm từ rừng của huyện tiếp cận được thị trường Mỹ và các nước châu Âu. Cán bộ Kiểm lâm huyện Phú Lương tư vấn cơ sở chế biến phụ phẩm từ gỗ bóc làm viên nén mùn cưa tại xã Yên Ninh. Trên địa bàn huyện Phú Lương có 16.700ha rừng, chiếm 48% tổng diện...

Hỗ trợ nông dân tham gia kinh tế tập thể

Thời gian qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân hình thành các mô hình kinh tế tập thể. Từ đó giúp nông dân đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm, tăng thu nhập. Tham gia tổ hợp tác nuôi cá, ông Dương Văn Thảo, ở xóm Bình Định, được vay vốn...

Mùa quả chín và nỗi niềm của nông dân

Dịp cuối năm ở Thái Nguyên, nắng vàng ruộm tràn qua các cánh đồng, núi rừng xua đi cái giá rét của mùa Đông. Dưới ánh nắng nhảy nhót tinh nghịch như đứa trẻ, những vườn bưởi, cam, quýt… đang vào vụ chín rộ. Người nông dân Thái Nguyên rất mong năm nay, quả được mùa, được giá. Mùa quả chín, giá bán bưởi Diễn ở Thái Nguyên chỉ còn từ 7 đến 10 nghìn đồng/kg. Hiệu quả kinh tế...

Chăn nuôi an toàn sinh học hướng đến phát triển bền vững

Chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân Thái Nguyên, với giá trị của ngành năm 2024 đạt 7.710 tỷ đồng. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân đã áp dụng nghiêm ngặt phương pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.087 cơ sở chăn nuôi lợn, gà theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm (chiếm 65% tổng đàn); 1.255 trang trại chăn...

Làm tốt hơn nữa công tác điều hành kế hoạch và điều phối kinh tế vĩ mô

Đó là phát biểu nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức ngày 28-12 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Hòa Lạc, Hà Nội). Cùng dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên...

Tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp ước đạt 3,3%

Ngày 27-12, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành nông nghiệp và PTNT. Dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương. Tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ngành liên quan. Thủ tướng Chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất