Powered by Techcity

‘Kho báu’ 41.000 năm tuổi ở Thần Sa


Với niên đại 41.000 năm, Di chỉ khảo cổ học Thần Sa, xã Thần Sa (Võ Nhai) được ví là “kho báu” khảo cổ, mở ra cánh cửa tìm hiểu về cuộc sống của người tiền sử ở Đông Nam Á. Qua 5 lần khai quật, những phát hiện của các nhà nghiên cứu đã làm thay đổi lịch sử khảo cổ Việt Nam. Bởi đây là một trong những di chỉ khảo cổ quan trọng độc đáo, chứa đựng những bằng chứng về sự tồn tại của người tiền sử.





Tại hố khai quật của lớp văn hóa 6, các nhà khảo cổ học phát hiện được 2 mẩu xương cháy, minh chứng người tiền sử ở Thần Sa đã biết dùng lửa.
Tại hố khai quật của lớp văn hóa 6, các nhà khảo cổ học phát hiện được 2 mẩu xương cháy, minh chứng người tiền sử ở Thần Sa đã biết dùng lửa.

Từ TP. Thái Nguyên, ngược dòng sông Cầu đến với các hợp lưu sông suối ở thung lũng Thần Sa, chợt bắt gặp một yên ả của dòng nước xanh trong đi qua Di chỉ Phiêng Tung, Ngườm, Thắm Choong, Hạ Sơn…Từ ngàn xưa nơi này đã có sự sống của con người.

Một vùng đất điệp trùng bởi núi non hùng vĩ, sông, suối êm đềm. Điểm nhấn là mái đá Ngườm rộng rãi nằm trên lưng núi được người tiền sử lựa chọn làm nơi cư ngụ. Rồi “hậu thế” – các nhà khảo cổ học đã 5 lần tổ chức khai quật. Mỗi lần khai quật đều phát hiện thêm bằng chứng mới có giá trị về khảo cổ và sử học.

Lần khai quật gần đây nhất được thực hiện từ ngày 20-3 đến ngày 10-4, các chuyên gia Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam đã tìm được nhiều hiện vật như công cụ đá, công cụ mảnh, mảnh tước, di cốt động vật, xương, răng động vật và nhuyễn thể… Đặc biệt trong lần khai quật này – tại hố khai quật của lớp văn hóa 6 phát hiện 2 mẩu xương cháy. Đây là bằng chứng người tiền sử sinh sống tại Mái đá Ngườm đã biết dùng lửa.

Tiến sĩ Phạm Thanh Sơn, Viện Khảo cổ học Việt Nam: Phát hiện này cung cấp những nhận thức mới, quan trọng đối với nghiên cứu quá trình tiến hóa của các phương pháp và kỹ thuật chế tác đá trong thời đại Đá cũ ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Cho đến nay, đây cũng là địa điểm mái đá, hang động duy nhất phát hiện các bằng chứng về quá trình cư trú, chế tác và sử dụng các công cụ đá có niên đại sớm nhất ở nước ta.

Trước đó, tại lần khai quật thứ tư được tiến hành vào năm 2017, các chuyên gia Viện Khảo cổ học và Trường Đại học Wollongong (Australia) đã thu được số lượng hiện vật đá rất phong phú về loại hình, thể hiện tính đa dạng và đặc sắc về kỹ thuật chế tác đá. Qua phân tích từ mẫu tro và nhuyễn thể thu được, các chuyên gia khẳng định: Người tiền sử đã sinh sống ở đây từ khoảng 41.000 năm tới 23.000 năm trước Công Nguyên – thời hậu kỳ đá cũ.





Các hiện vật được tìm thấy tại lần khai quật thứ 5.
Các hiện vật được tìm thấy tại lần khai quật thứ 5.

Một “kho báu” khổng lồ, đồng thời là “lực hấp dẫn” đối với các nhà khảo cổ học và nhà sử học trong nước và thế giới. Minh chứng từ thập niên 20 của thế kỷ trước, các học giả người Pháp là H. Mansuy và M. Colani đã đến đây để khảo sát, khai quật tìm cổ vật liên quan đến những sinh tồn của người tiền sử. Năm 1925 các học giả Pháp đã chính thức công bố công trình đóng góp vào việc nghiên cứu tiền sử Đông Dương, trong đó có đề cập đến 4 di tích thuộc văn hóa Bắc Sơn được phát hiện và nghiên cứu trên đất Thái Nguyên. Đó là các di tích: Khắc Kiệm, Nghinh Tắc, Nà Cà và Ky (Võ Nhai).

Công bố này đánh dấu mốc quan trọng trên bản đồ các vùng khảo cổ học của Việt Nam ở thời kỳ tiền sử. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên 46 năm sau (năm 1971), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Xuân Chinh cùng một số nhà khảo cổ học thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam mới có cơ hội đến khu vực Thần Sa để thực hiện khảo sát và phát hiện Di chỉ Miệng Hổ (còn gọi là hang Phiêng Tung).

Qua các lần khảo sát, khai quật các nhà khảo cổ phát hiện khu vực huyện Võ Nhai có mật độ phân bố di tích khảo cổ học tiền sử khá cao. Tại Thần Sa, bên cạnh mái đá Ngườm còn có nhiều di chỉ khảo cổ học khác có sự tương đồng về phương pháp và kỹ thuật chế tác đá giống Ngườm và Phiêng Tung. Tiêu biểu như hang Nà Khù, Mái đá Hạ Sơn I, Hạ Sơn II và hang Kim Sơn.

Năm 1981, các nhà nghiên cứu cổ học của Viện đã trở lại “quê hương hậu kỳ đá cũ”, phát hiện trong thung lũng Thần Sa có hơn 10 di tích khảo cổ học. Đây chính là điểm “đột phá” quan trọng, khẳng định chắc chắn ở Thần Sa lưu giữ một “kho báu” có giá trị hơn cả các kim loại quý. Đó là những hiện vật, cổ vật phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.





Tiến sĩ Phạm Thanh Sơn, Viện Khảo cổ học Việt Nam (ngoài cùng bên phải) chia sẻ cùng các chuyên gia khảo cổ về giá trị hiện vật thu thập được tại Di chỉ khảo cổ học Thần Sa.
Tiến sĩ Phạm Thanh Sơn, Viện Khảo cổ học Việt Nam (ngoài cùng bên phải), chia sẻ cùng các chuyên gia khảo cổ về giá trị hiện vật thu thập được tại Di chỉ khảo cổ học Thần Sa.

Chính vì vậy năm 1982, tại khu vực này đã có đợt khai quật mang quy mô lớn hơn, với sự tham gia của các nhà khoa học giàu kinh nghiệm thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; Viện Khảo cổ học; Viện Đông Nam Á; Khoa sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn) và Khoa Bảo tàng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Tại lần khai quật này, các nhà khảo cổ đã tìm được 659 công cụ đá, gồm hòn quậy, mảnh cuội, mảnh tước, công cụ mũi nhọn. Riêng ở 3 hố khai quật tại Mái Đá Ngườm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 3 bộ xương người được táng theo tư thế bó gối. Ngoài ra còn có xương hàm đười ươi, xương hàm răng voi và hàng nghìn tiêu bản đá, công cụ lao động, vũ khí săn bắt bằng đá của người Việt cổ. Hố khai quật tại Di chỉ này thể hiện rõ về 4 tầng văn hóa khảo cổ mang đặc trưng của nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi và Thần Sa.

PGS.TS Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ học Việt Nam), một chuyên gia đầu ngành về thời tiền sử, sơ sử, từ thời đại đồ đá đến thời đại kim khí, khẳng định: Ngoài Di chỉ khảo cổ học Thần Sa, huyện Võ Nhai còn có nhiều di chỉ khảo cổ quan trọng khác, trong đó có Di chỉ Hang Ốc, xóm Phố, xã Bình Long.

Còn bà Vũ Thị Thu Hường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Tỉnh Thái Nguyên đang tích cực tổ chức các hoạt động gìn giữ, bảo vệ Di chỉ này; đồng thời thực hiện các trình tự cần thiết như tiếp tục kết nối với Viện Khảo cổ học trong tổ chức khai quật; gửi mẫu vật phân tích, xác định niên đại để khẳng định giá trị của Di chỉ, củng cố tài liệu, lựa chọn các hiện vật có giá trị tiêu biểu để lập hồ sơ để đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di chỉ khảo cổ học Thần Sa là Di tích khảo cổ cấp quốc gia đặc biệt.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-hoa/202504/kho-bau41000-nam-tuoi-o-than-sa-39706c2/

Cùng chủ đề

Hồi sinh ‘Lọng bướm’ – Tinh hoa thủ công Việt Nam

“Lọng bướm” - một cái tên có lẽ còn xa lạ với nhiều người, nhưng thực chất đây là một món đồ trang trí từng xuất hiện trong văn hóa người Việt xưa. Từng là biểu tượng của sự quyền quý, mang ý nghĩa trường thọ và phúc lộc, lọng bướm đã thất truyền theo thời gian. Thế nhưng, với niềm đam mê và lòng trân trọng di sản văn hóa, bạn Nguyễn Phương Trang (sinh năm 1996, ở phường Phan...

Công an tỉnh Thái Nguyên phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt

Công an tỉnh Thái Nguyên vừa tổ chức Lễ phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025). Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt bắt đầu từ tháng 3-2025 đến tháng 3-2026 với chủ đề “Công an nhân dân rèn đạo đức, luyện tác phong, trọng danh dự;...

Nâng chất lượng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên vươn mình

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành yếu tố then chốt để các địa phương vươn lên, khẳng định vị thế. Nhận thức rõ điều này, tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới, góp phần thúc...

Cấp mã số cho 3.000ha cây trồng

Năm nay, Thái Nguyên dự kiến cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng các loại. Đối với cây chủ lực là chè, tỉnh phấn đấu đến năm 2030 sẽ có 24.000ha chè, trong đó 70% diện tích được cấp mã số vùng trồng. Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2030 có 70% tổng diện tích chè được cấp mã số vùng trồng. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đang hướng dẫn...

Võ Nhai: Quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 10-4, Huyện ủy Võ Nhai tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai, tuyên truyền thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh và huyện. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với trên 1.600 đại biểu tham dự. Đồng chí Hà Thị Bích Hồng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Võ Nhai, phát biểu tại Hội nghị. Tại Hội nghị, các đại biểu được quán triệt những nội dung...

Cùng tác giả

Hồi sinh ‘Lọng bướm’ – Tinh hoa thủ công Việt Nam

“Lọng bướm” - một cái tên có lẽ còn xa lạ với nhiều người, nhưng thực chất đây là một món đồ trang trí từng xuất hiện trong văn hóa người Việt xưa. Từng là biểu tượng của sự quyền quý, mang ý nghĩa trường thọ và phúc lộc, lọng bướm đã thất truyền theo thời gian. Thế nhưng, với niềm đam mê và lòng trân trọng di sản văn hóa, bạn Nguyễn Phương Trang (sinh năm 1996, ở phường Phan...

Công an tỉnh Thái Nguyên phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt

Công an tỉnh Thái Nguyên vừa tổ chức Lễ phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025). Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt bắt đầu từ tháng 3-2025 đến tháng 3-2026 với chủ đề “Công an nhân dân rèn đạo đức, luyện tác phong, trọng danh dự;...

Nâng chất lượng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên vươn mình

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành yếu tố then chốt để các địa phương vươn lên, khẳng định vị thế. Nhận thức rõ điều này, tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới, góp phần thúc...

Cấp mã số cho 3.000ha cây trồng

Năm nay, Thái Nguyên dự kiến cấp mã số vùng trồng cho 3.000ha cây trồng các loại. Đối với cây chủ lực là chè, tỉnh phấn đấu đến năm 2030 sẽ có 24.000ha chè, trong đó 70% diện tích được cấp mã số vùng trồng. Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2030 có 70% tổng diện tích chè được cấp mã số vùng trồng. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đang hướng dẫn...

Võ Nhai: Quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 10-4, Huyện ủy Võ Nhai tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai, tuyên truyền thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh và huyện. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với trên 1.600 đại biểu tham dự. Đồng chí Hà Thị Bích Hồng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Võ Nhai, phát biểu tại Hội nghị. Tại Hội nghị, các đại biểu được quán triệt những nội dung...

Cùng chuyên mục

Hồi sinh ‘Lọng bướm’ – Tinh hoa thủ công Việt Nam

“Lọng bướm” - một cái tên có lẽ còn xa lạ với nhiều người, nhưng thực chất đây là một món đồ trang trí từng xuất hiện trong văn hóa người Việt xưa. Từng là biểu tượng của sự quyền quý, mang ý nghĩa trường thọ và phúc lộc, lọng bướm đã thất truyền theo thời gian. Thế nhưng, với niềm đam mê và lòng trân trọng di sản văn hóa, bạn Nguyễn Phương Trang (sinh năm 1996, ở phường Phan...

Nâng cao chất lượng thiết chế nhà văn hóa cơ sở

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2.170/2.206 xóm, tổ dân phố có nhà văn hóa, sân chơi thể thao, trong đó 1.734 nhà văn hóa, sân chơi thể thao đạt chuẩn. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay có hơn 600 nhà văn hóa, sân chơi thể thao được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp, bảo đảm các điều kiện về diện tích, an toàn cho nhân dân hội họp, tập luyện thể thao, nâng cao thể...

Tinh khôi ký ức tháng Tư

“Tháng Tư về, gió hát mùa hè. Có những chân trời xanh thế. Mây xa vời, nắng xa vời. Con sông xa lững lờ trôi. Nắng nhẹ nhàng, mây trắng nhẹ nhàng. Hát giấc mơ nào xa lắm”… Lời bài hát cất lên một sớm ngày đầu tháng Tư khiến lòng người xốn xang. Tháng Tư gõ cửa mang theo hương gió giao mùa, khi những cơn mưa xuân dịu dàng nhường chỗ cho những tia nắng đầu hạ. Trong...

Hạnh phúc trọn vẹn – Báo Thái Nguyên điện tử

Nam phiêu diêu trong tiếng nhạc Trịnh du dương, êm ái. Bỗng tiếng chuông điện thoại reo vang, Nam liếc nhìn màn hình, thờ ơ bấm nút đỏ. Chưa đầy 10 giây, màn hình lại sáng, Nam chuyển sang chế độ máy bay. Anh điều chỉnh volum cho nhạc to hơn, mắt lim dim. Nhưng anh không thể nào quay lại trạng thái ban đầu. Hình ảnh mẹ già thoáng gần thoáng xa, khi rõ nét, lúc lại mờ...

Hát về Trường Sơn – Báo Thái Nguyên điện tử

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 7-4, tại Nhà khách Quân khu 1, phường Tân Long (TP. Thái Nguyên), Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình nghệ thuật quần chúng hát về Trường Sơn. Tốp ca hát về Trường Sơn hào hùng của các cựu chiến binh Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Thái Nguyên. Chương...

Linh thiêng Giỗ Tổ Hùng Vương

Trong tâm thức người Việt, ngày Quốc giỗ - Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng mười tháng ba âm lịch) luôn thiêng liêng, đồng thời là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, người dân cả nước hướng về Đền Hùng (Phú Thọ) chung ngày Giỗ Tổ. Để tỏ lòng biết ơn Tổ tiên đã có công dựng nước, giữ nước như lời Bác Hồ dạy, nhân dân tỉnh Thái Nguyên...

‘Giống chè cổ núi Tam Đảo có thể là tổ của chè Thái Nguyên’

Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Thái Nguyên, nghệ nhân, nhà văn hóa trà Mông Đông Vũ khẳng định: Giống chè cổ mới phát hiện trên đỉnh núi Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là giống chè Nam, có thể là tổ của chè Thái Nguyên. Nghệ nhân Mông Đông Vũ xem lá, búp cây chè cổ trên đỉnh núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ,...

Nâng cao kiến thức về văn hoá trà, nghệ thuật thưởng trà

Sáng 1-4, UBND huyện Định Hóa phối hợp với Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công tổ chức Chương trình trao đổi phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà Thái Nguyên cho công chức, viên chức, người lao động làm việc liên quan đến lĩnh vực này. Chương trình có sự tham gia của Nghệ nhân, Nhà báo Hoàng Anh Sướng. Nghệ nhân, Nhà báo Hoàng Anh Sướng trao đổi về văn hóa trà tại Chương...

Sinh viên TUEBA gây bão với màn nhảy “Tự hào Việt Nam – Bắc Bling”

Sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) - TUEBA gây bão TikTok với màn nhảy "Tự hào Việt Nam - Bắc Bling", chỉ sau 24 giờ đạt 2,8 triệu lượt xem. Tiết mục nhảy cover MV Bắc bling của sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên). Tại sự kiện Ngày hội Văn hóa các dân tộc của Trường Đại học Sư phạm dân tộc Quảng...

Sôi động đêm nhạc ‘Thai Nguyen Next Generation’

Tối 30-3, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - ICTU (Đại học Thái Nguyên) tổ chức Đêm nhạc “Thai Nguyen Next Generation”. Đây là món quà đặc biệt ICTU dành tặng cho sinh viên và giới trẻ nhân kỷ niệm 14 năm Ngày thành lập Trường (30/3/2011 - 30/3/2025). Ca sĩ Dung Hoàng Phạm và Vũ đoàn Angelica biểu diễn tại đêm ca nhạc. Trong những năm qua, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông luôn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất