Powered by Techcity

Kết hợp truyền thống – hiện đại tạo bứt phá

Sân khấu Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung trong thời kỳ hội nhập và phát triển luôn đứng trước thách thức về việc vừa bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc, vừa mang tính hiện đại, mới mẻ để thu hút, tiếp cận được khán giả, nhất là người trẻ. Nhiều tác phẩm kết hợp giữa truyền thống – hiện đại ra đời, được công chúng đón nhận và tạo thành hướng đi để đưa sân khấu bứt phá.





Một cảnh trong vở “Nắm xôi kỳ diệu” của Nhà hát Chèo Hà Nội.
Một cảnh trong vở “Nắm xôi kỳ diệu” của Nhà hát Chèo Hà Nội.

Tránh “gieo vừng ra ngô”

Sau khi ra mắt sân khấu quay hiện đại với vở “Hà thành chính khí” tạo được chú ý, Nhà hát Kịch Hà Nội tiếp tục tận dụng công nghệ hiện đại hợp lý trong các tác phẩm “Trương Chi – Mỵ Nương”, “Thúy Kiều – Một kiếp đoạn trường”… để đưa những câu chuyện dân gian, lịch sử, văn học kinh điển lên sân khấu tiếp cận khán giả hôm nay.

Vở diễn “Nắm xôi kỳ diệu” hay “Chuyện thằng Bờm” vừa mới ra mắt của Nhà hát Chèo Hà Nội, lấy cảm hứng từ bài ca dao “Thằng Bờm” trong kho tàng dân gian Việt Nam, là sự sáng tạo đan xen giữa truyền thống và hiện đại trên sân khấu Thủ đô. Bên cạnh dệt nên một cốt truyện với các nhân vật quen thuộc như thằng Bờm, Phú ông, Phú bà, Gái… vở diễn còn sử dụng nhiều trò chơi dân gian quen thuộc với trẻ em xưa để giới thiệu với khán giả trẻ hôm nay. Đặc biệt, diễn viên liên tục giao lưu, tương tác với khán giả và nói những câu bắt “trend” (xu hướng) giới trẻ khiến tác phẩm thêm sinh động, hấp dẫn.

Cũng mượn câu chuyện về “Thằng Bờm” trong dân gian, với vở diễn “Giấc mơ của Bờm”, Nhà hát Tuổi trẻ lại chọn hình thức thể hiện nhạc kịch – vốn đang là xu hướng sân khấu được khán giả trẻ không chỉ Việt Nam mà trên thế giới yêu thích.

Táo bạo hơn, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam còn sáng tạo vở ballet “Đông Hồ” lấy chất liệu từ những bức tranh dân gian Đông Hồ, tạo nên một tác phẩm hội họa dân gian kết hợp cùng với nghệ thuật cổ điển và đương đại thế giới độc đáo. Bằng vũ điệu uyển chuyển trên đôi giày ballet mũi cứng, trên nền nhạc giao hưởng “Bốn mùa” – “New Four Seasons” của nhà soạn nhạc Max Richter biên soạn từ bản gốc của Vivaldi, các nghệ sĩ đã vẽ nên những bức tranh Đông Hồ quen thuộc như “Hứng dừa”, “Đám cưới chuột”, “Đánh ghen”, “Vinh quy bái tổ”, “Lý ngư vọng nguyệt”… chinh phục nhiều đối tượng khán giả.

Nhưng, trên sân khấu Thủ đô vẫn bắt gặp một vài vở diễn mà diễn viên đang hát chèo lại điểm đôi câu vọng cổ mùi mẫn. Có tác phẩm nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương mong muốn đẩy nhanh tiết tấu để khán giả không cảm giác lê thê thì lại thành kịch nói hóa, mất đi nét đặc trưng của loại hình. Tuy đây chỉ là những tìm tòi, thể nghiệm mới của nghệ sĩ, song nếu không khéo, dễ xảy ra tình trạng sân khấu “Gieo vừng ra ngô”.

Song hành cùng phát triển

Nghị quyết số 33-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng, ngày 9/6/2014, về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Nghị quyết số 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, ngày 16/6/2008, về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đều xác định mục tiêu xây dựng nền văn hóa, văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó, sân khấu Thủ đô nói riêng và sân khấu cả nước nói chung luôn theo hướng hài hòa, song hành giữa tính truyền thống và tính hiện đại.

Tác giả, đạo diễn Hoàng Thanh Du cho rằng, trong sáng tạo sân khấu, nghệ sĩ phải xác định tính hiện đại chính là diện mạo, còn bản sắc truyền thống là cốt lõi của tác phẩm. Những giá trị truyền thống sẽ là yếu tố tạo nên nét riêng biệt, giúp sân khấu của ta hòa nhập mà không hòa tan, còn yếu tố hiện đại sẽ hấp dẫn, thu hút khán giả đến với sân khấu. Nhưng làm thế nào để kết hợp nhuần nhị tính truyền thống và hiện đại trong cùng tác phẩm sân khấu luôn là câu hỏi hóc búa với người sáng tạo. Đó không chỉ là việc dựng vở chèo, tuồng, cải lương, múa rối đề tài hiện đại hay diễn chuyện lịch sử, dân gian bằng sân khấu kịch nói…

Dẫn chứng về kịch bản của Nghệ sĩ ưu tú Trịnh Quang Khanh viết vở chèo về hình tượng Thái sư Trần Thủ Độ, trong đó tác giả xây dựng nhân vật hề mồi, hề gậy của gốc chèo cổ trên sân khấu là những robot tân tiến, tác giả Phạm Hữu Huề cho rằng, đây là sự kết hợp truyền thống và hiện đại ngay từ kịch bản. Song, để dàn dựng được kịch bản này trên sân khấu không đơn giản, bởi khi diễn song hành nhân vật truyền thống và nhân vật robot rất khó để có sự nhuần nhuyễn, nhịp nhàng, không bị gượng ép, các trò kết hợp cuốn hút, hấp dẫn. Điều này đòi hỏi đạo diễn và diễn viên phải thật sáng tạo, tài năng và công phu. Theo tác giả Phạm Hữu Huề, bên cạnh kịch bản tốt, đạo diễn giỏi, diễn viên tài ba, sự thành công của vở diễn còn cần những yếu tố hỗ trợ như âm thanh, ánh sáng, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, có thể điều khiển từ xa…

Cùng chung quan điểm, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho rằng, sự kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn và khoa học công nghệ sẽ đem đến cho khán giả những trải nghiệm ấn tượng khó quên, kéo khán giả đến với sân khấu, đến với nghệ thuật. Việc đầu tư trang thiết bị sân khấu hiện đại, như sử dụng tai nghe, màn hình có phụ đề… còn giúp cho khán giả quốc tế tiếp cận với tác phẩm nghệ thuật truyền thống dân tộc. “Yếu tố con người là quan trọng nhất. Người làm sân khấu phải có tư duy sáng tạo, tâm huyết, tìm hiểu sâu truyền thống dân tộc, cập nhật xu hướng sân khấu thế giới, được khán giả ngày nay yêu thích, để dàn dựng tác phẩm kết hợp hấp dẫn, góp phần tạo sự đột phá cho sân khấu”, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Trung Hiếu khẳng định.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng bá văn hóa trà trên tuyến du lịch đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên

Phát triển sản phẩm du lịch gắn với văn hóa trà trên tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên là chủ trương phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách hiện nay. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị liên quan gấp rút triển khai trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Cục Du lịch quốc gia Việt Nam và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Chủ...

Phổ Yên đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư lan tỏa rộng khắp trên toàn tỉnh, trong đó có TP. Phổ Yên. Phong trào nhân lên truyền thống "tương thân tương ái", củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội... Phong trào văn hóa - văn nghệ lan tỏa sâu rộng...

Luân chuyển, điều động cán bộ: Một phần quan trọng của khâu “then chốt”

Luân chuyển, điều động là chủ trương, nhiệm vụ quan trọng của Đảng trong công tác tổ chức và đào tạo, rèn luyện cán bộ. Trong những năm qua, công tác luân chuyển, điều động cán bộ của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, khẳng định được tính đúng đắn của chủ trương, phù hợp với yêu cầu thực tế và sự phát triển. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên...

Văn học trẻ thiếu gì, có gì và cần gì?

Hiện nay, dù là Hội Nhà văn Việt Nam hay hội nhà văn địa phương, đều có một vấn đề là thiếu hụt các tác giả trẻ. Những con số thống kê gần đây cho thấy: Hội Nhà văn TPHCM dù liên tiếp kết nạp tác giả trẻ, nhưng tỷ lệ dưới 50 tuổi chỉ là 9%. Còn Hội Nhà văn Hà Nội thì tỉ lệ tác giả trẻ dưới 40 tuổi là 6%. Các trại viên của Trại sáng...

Hai nhà cạnh nhau – Báo Thái Nguyên điện tử

Nếu tính theo dải đất thì đúng là nhà tôi và nhà lão ở cạnh nhau. Nhưng cơ ngơi của lão rộng những hai nghìn mét vuông, nên nói “cạnh nhau” thực ra nhà tôi chỉ giáp với góc vườn nhà lão. Còn cái vi - la nghễu nghện giữa trời kia thì cách cái nhà cấp bốn lụp xụp của tôi theo đường chim bay đến cả trăm mét.   Tuy đã về hưu nhưng lão vốn là tổng giám...

Cùng tác giả

Quảng bá văn hóa trà trên tuyến du lịch đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên

Phát triển sản phẩm du lịch gắn với văn hóa trà trên tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên là chủ trương phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách hiện nay. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị liên quan gấp rút triển khai trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Cục Du lịch quốc gia Việt Nam và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Chủ...

Phổ Yên đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư lan tỏa rộng khắp trên toàn tỉnh, trong đó có TP. Phổ Yên. Phong trào nhân lên truyền thống "tương thân tương ái", củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội... Phong trào văn hóa - văn nghệ lan tỏa sâu rộng...

Xinh xắn, đa tài, chữ viết như đánh máy

Em Quách Gia Nhi, hiện là học sinh lớp 3B, Trường Tiểu học Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tại cuộc thi Chữ đẹp Việt được tổ chức năm ngoái, khi đang học lớp 2, Gia Nhi là thí sinh xuất sắc đạt giải Nhất.  Gặp lại Quách Gia Nhi sau 1 năm tại lễ công bố cuộc thi này lần 2, cô bé chia sẻ: “Thật hạnh phúc và tự hào khi hôm nay con được...

Luân chuyển, điều động cán bộ: Một phần quan trọng của khâu “then chốt”

Luân chuyển, điều động là chủ trương, nhiệm vụ quan trọng của Đảng trong công tác tổ chức và đào tạo, rèn luyện cán bộ. Trong những năm qua, công tác luân chuyển, điều động cán bộ của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, khẳng định được tính đúng đắn của chủ trương, phù hợp với yêu cầu thực tế và sự phát triển. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên...

Văn học trẻ thiếu gì, có gì và cần gì?

Hiện nay, dù là Hội Nhà văn Việt Nam hay hội nhà văn địa phương, đều có một vấn đề là thiếu hụt các tác giả trẻ. Những con số thống kê gần đây cho thấy: Hội Nhà văn TPHCM dù liên tiếp kết nạp tác giả trẻ, nhưng tỷ lệ dưới 50 tuổi chỉ là 9%. Còn Hội Nhà văn Hà Nội thì tỉ lệ tác giả trẻ dưới 40 tuổi là 6%. Các trại viên của Trại sáng...

Cùng chuyên mục

Quảng bá văn hóa trà trên tuyến du lịch đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên

Phát triển sản phẩm du lịch gắn với văn hóa trà trên tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên là chủ trương phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách hiện nay. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị liên quan gấp rút triển khai trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Cục Du lịch quốc gia Việt Nam và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Chủ...

Phổ Yên đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư lan tỏa rộng khắp trên toàn tỉnh, trong đó có TP. Phổ Yên. Phong trào nhân lên truyền thống "tương thân tương ái", củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội... Phong trào văn hóa - văn nghệ lan tỏa sâu rộng...

Văn học trẻ thiếu gì, có gì và cần gì?

Hiện nay, dù là Hội Nhà văn Việt Nam hay hội nhà văn địa phương, đều có một vấn đề là thiếu hụt các tác giả trẻ. Những con số thống kê gần đây cho thấy: Hội Nhà văn TPHCM dù liên tiếp kết nạp tác giả trẻ, nhưng tỷ lệ dưới 50 tuổi chỉ là 9%. Còn Hội Nhà văn Hà Nội thì tỉ lệ tác giả trẻ dưới 40 tuổi là 6%. Các trại viên của Trại sáng...

Hai nhà cạnh nhau – Báo Thái Nguyên điện tử

Nếu tính theo dải đất thì đúng là nhà tôi và nhà lão ở cạnh nhau. Nhưng cơ ngơi của lão rộng những hai nghìn mét vuông, nên nói “cạnh nhau” thực ra nhà tôi chỉ giáp với góc vườn nhà lão. Còn cái vi - la nghễu nghện giữa trời kia thì cách cái nhà cấp bốn lụp xụp của tôi theo đường chim bay đến cả trăm mét.   Tuy đã về hưu nhưng lão vốn là tổng giám...

Gõ cửa mùa đông – Báo Thái Nguyên điện tử

Tháng 11, mở cửa ngó ra vườn, làn gió buổi sớm se sẽ mang theo hơi lạnh chạm vào da khiến tôi thoáng rùng mình. Chợt nhận ra trời đất đã giao mùa, Thu qua, Đông tới. Dường như, cái se lạnh cùng những cơn gió nhè nhẹ bắt đầu len vào từng ngõ ngách và bủa vây khắp không gian, khiến lòng người cũng trở nên bâng khuâng, xúc cảm lạ thường. Trời đất đã giao mùa, Thu qua,...

Chợt xưa – Báo Thái Nguyên điện tử

Chợt xưa, chợt nhớ, chợt buồn Lá bay xào xạc, mưa tuôn muộn màng Nhớ người buổi ấy hẹn sang Chợt mưa tràn ngõ, lỡ làng lại thôi Bông bềnh mây trắng nhẹ trôi Chợt xanh, lại nhớ mắt người… chợt xưa… (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-hoa/Tho/202411/chot-xua-01507b6/

Thư viện Thái Nguyên nỗ lực số hóa

Từ nhiều năm nay, Thư viện tỉnh Thái Nguyên không ngừng nỗ lực khắc phục khó khăn, từng bước thực hiện số hóa tài liệu và các hoạt động của đơn vị. Qua đó đáp ứng cơ bản nhu cầu cho bạn đọc thời công nghệ 4.0; đồng thời giảm áp lực về không gian, thời gian cho bạn đọc. Từ tháng 1 đến hết tháng 10-2024, Thư viện tỉnh Thái Nguyên đã cấp hơn 600 thẻ bạn đọc. Trong ảnh:...

Đặc sắc chương trình giao lưu văn hóa thưởng trà

Tối 20-11, tại TP. Thái Nguyên, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa thưởng trà lần thứ 2 năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; Nguyễn Thị Hoài Linh, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và các nghệ nhân văn hóa trà. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Dũng...

Dư âm bên dòng sông chảy ngược

  Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024, đã khép lại. Nhưng bên dòng sông chảy ngược (Sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn), nơi diễn ra Ngày hội còn âm vang tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Cũng như các tỉnh trong vùng Đông Bắc Tổ quốc, đoàn nghệ nhân, vận động viên quần chúng “xứ Trà - đất Thép” Thái Nguyên mang theo về bao...

Những “chiến sĩ” trên mặt trận văn học, nghệ thuật

Những năm qua, đội ngũ văn nghệ sĩ Thái Nguyên đã phát huy vai trò, trách nhiệm của những “chiến sĩ” trên mặt trận văn học nghệ thuật, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và đời sống văn học, văn nghệ. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình trao giải cho các tác giả đoạt giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Thái Nguyên - Những nhịp sống mới". Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Thái Nguyên hiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất