Powered by Techcity

Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ và xu hướng chuyển đổi “xanh”

Năng động vươn lên phát triển kinh tế, nhiều hợp tác xã do phụ nữ làm chủ còn góp phần
bảo vệ môi trường sống bằng sự sáng tạo, linh hoạt, thực hiện “xanh” hóa quy trình sản xuất.

Thành công với mô hình chuỗi khép kín

Vợ chồng chị Phạm Thị Hương đều là kỹ sư của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. “Với kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ từ thực tế, năm 2022, vợ chồng tôi thành lập Hợp tác xã (HTX) nông trại hữu cơ Thái Bình. 

Điều đặc biệt của HTX là chúng tôi xây dựng theo chuỗi khép kín giữa chăn nuôi và trồng trọt, luân canh cây, con giống theo mùa vụ. Mô hình khép kín vừa giúp giảm chi phí đầu tư, vừa cho sản phẩm đảm bảo sạch từ gốc”, chị Hương cho biết. 

Với 4ha nông trại ban đầu, vợ chồng chị dùng 1.000 m2 làm chuồng trại, 1.000 m2 xây dựng nhà màng để trồng các loại rau, củ, quả và hơn 8.000 m2 trồng các loại cây dài ngày có giá trị kinh tế bền vững như: Măng tây xanh, cà tím, hoa đu đủ đực, các loại cây ăn quả…

“Với 1.000 m2 chuồng trại, chỉ trong một năm, HTX đã dành khoảng 6 tháng cho việc trồng nấm. Sản lượng thu hoạch là 10 tấn nấm tươi/vụ. Giá bán trung bình là 40.000 đồng/kg. Ngay năm đầu tiên chúng tôi đã thu được 400 triệu đồng/vụ. 

Trong 4 tháng tiếp theo, chúng tôi chăn nuôi gà, với quy mô 6.000 con/vụ. Tổng thu nhập của đàn gà là 120 triệu đồng/vụ. Hai tháng còn lại trong năm, toàn bộ diện tích chuồng trại được sử dụng vào việc ủ phân hữu cơ, phân xanh. Từ đó, tôi tận dụng nguồn phân gà và phôi nấm thải đem ủ thành phân hữu cơ, làm dinh dưỡng bón cho các loại cây trồng trong nhà màng và vườn cây của HTX”, chị Hương chia sẻ.

Còn với 1.000 m2 nhà màng, HTX sử dụng trồng các loại rau, củ, quả như: Cà chua bi, nho, bông cải xanh, cải bó xôi, xà lách thủy tinh… Tất cả được trồng theo công nghệ cao, sử dụng hệ thống tưới nước tự động bằng kĩ thuật nhỏ giọt hoặc phun sương. 

Với hơn 8.000 m2 còn lại, HTX trồng cây măng tây, cây đu đủ đực và một số cây ăn quả lâu năm, tận dụng các loại chất thải từ trại nấm và chăn nuôi gà làm phân bón cho cây. Hằng ngày, 6 nhân công của HTX liên tục thu hoạch, phân loại, đóng gói các loại rau, củ để vận chuyện đến các cửa hàng nông sản sạch của nhiều địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Sơn La…

Hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và xu hướng chuyển đổi "xanh"- Ảnh 1.

Chị Phạm Thị Hương (HTX nông trại hữu cơ Thái Bình) chăm sóc cây trồng tại nông trại

Thúc đẩy sản xuất “xanh”

Tại tỉnh Bình Phước, Hợp tác xã Nấm – Đông trùng hạ thảo phụ nữ Bình Phước (huyện Bù Đốp) là mô hình mới, hiện có 7 thành viên. Hợp tác xã (HTX) có phòng nuôi cấy đông trùng hạ thảo với các công đoạn cấy, nhân giống, tạo giống và nuôi trồng đều được đầu tư, trang bị hệ thống máy tự động.

Chị Nguyễn Thị Tiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nấm – Đông trùng hạ thảo phụ nữ Bình Phước, cho biết, để nuôi cấy và sản xuất thành công đông trùng hạ thảo đòi hỏi khâu chọn giống và giá thể nuôi cấy kỹ lưỡng. Môi trường nuôi cấy nấm phải sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí… 

Quá trình nuôi cấy nấm hữu cơ rất thân thiện với môi trường. Các phế phẩm thải ra sau đó đều được HTX cho vi sinh để xử lý làm thức ăn cho dê. 

“Trong quá trình nuôi cấy, sản xuất sản phẩm, vấn đề môi trường luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu. HTX đi theo hướng hữu cơ nên phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về chất lượng, môi trường. 

Sắp tới, chúng tôi sẽ triển khai dự án tận dụng vườn điều, cao su trên địa bàn để trồng nấm, vừa tạo sinh kế, thu nhập cho bà con nông dân tại địa phương, vừa góp phần bảo vệ môi trường”, chị Tiên cho biết.

Tại Quảng Bình, HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Anh Minh (huyện Lệ Thủy) có 9 thành viên, chủ yếu là phụ nữ tham gia trồng trọt, sản xuất các chế phẩm vệ sinh và trồng các loại cây dược liệu. Các sản phẩm chủ lực của HTX có thể kể đến như dầu gội, sữa tắm, dung dịch vệ sinh, tinh dầu… 

Chị Vũ Thị Hoàn, Phó giám đốc điều hành HTX Anh Minh, cho biết, các sản phẩm của HTX đều được sản xuất từ thảo mộc, quy trình sản xuất gần như không có rác thải. Rác trong quá trình sản xuất chủ yếu là bã thảo mộc đều được tái sử dụng, dùng chế phẩm vi sinh ủ để trở thành phân bón, tiếp tục chu trình trồng các loại thảo mộc, dược liệu. 

Bên cạnh đó, trong quy trình sản xuất tinh dầu, nước cất và hydro cũng được chuyển đổi thành sản phẩm mới như nước lau sàn, nước rửa chén để làm sạch, tạo mùi thơm. Việc bảo vệ môi trường là định hướng ngay từ đầu của HTX. Người nông dân cũng phải tuân thủ các quy định chặt chẽ, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Bình, cho biết, sau một thời gian triển khai, việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 01) đã bước đầu góp phần hỗ trợ, nâng cao đời sống của thành viên và người lao động trong các HTX; phát huy sức mạnh tập thể, gắn kết được số đông hội viên, phụ nữ tham gia. Với mục tiêu vì một môi trường không ô nhiễm, vì sức khỏe cộng đồng, việc triển khai thực hiện Đề án 01 không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá-xã hội của địa phương mà còn đóng góp quan trọng trong hoạt động cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai… 

Các HTX do phụ nữ quản lý đều chú trọng đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ cảnh quan, phát huy tối đa năng lực cộng đồng trong quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/hop-tac-xa-do-phu-nu-tham-gia-quan-ly-va-xu-huong-chuyen-doi-xanh-20241128161950717.htm

Cùng chủ đề

Người trưởng xóm dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên giúp nhiều bà con có thu nhập ổn định từ làm ván bóc

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hồng cho biết: Nhận thấy địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào từ rừng, do đó năm 2014, ông đã quyết định mua đất để mở xưởng sản xuất gỗ bóc với quy mô 10.000m2 tại xóm Cầu Ngầm, xã Tân Khánh. Đến năm 2015, do hiệu quả từ xưởng gỗ bóc mang lại nên gia đình ông đã mua thêm 7.000m2 đất để mở rộng quy mô làm ván ép. Xưởng...

Thái Nguyên phát triển kinh tế tập thể

Với sự quan tâm của tỉnh, việc liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, kinh tế tập thể, bao gồm hợp tác xã và tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô, qua đó, tiềm năng, lợi thế của địa phương được khai thác ngày càng hiệu quả, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Hợp tác xã Chè Hảo...

Cùng tác giả

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Tuyên dương 65 công nhân lao động tiêu biểu

Nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (1959-2024), tối 28-11, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức Lễ tuyên dương công nhân viên chức lao động giai đoạn 2019-2024. Đến dự có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Các công nhân lao động tiêu biểu được tuyên...

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Phát triển không gian sinh hoạt chung của cộng đồng...

Ưu tiên đầu tư Nhà văn hóa (NVH) cộng đồng đã trở thành một công trình phổ biến trong đời sống dân cư ở các địa phương. Trong đó, ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, hầu hết các thôn bản đều đã có NVH, hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Đây là nơi để người dân hội họp, sinh hoạt tập thể của thôn bản, của các hội nhóm cư...

Xây dựng văn kiện Đại hội đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và thuận lợi trong tổ chức triển khai thực hiện

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng chủ trì Hội nghị Cùng dự Hội nghị có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng Tiểu ban; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh, thành viên Tiểu ban Văn kiện; các sở, ban, ngành thành viên Tổ Biên tập Văn kiện.      Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Chia sẻ với thiệt hại do trận bão tuyết gây ra đối với tỉnh Gyeongsangbuk

Ngày 27-11, lãnh thổ Hàn Quốc hứng chịu trận bão tuyết tồi tệ nhất trong vòng 52 năm qua, làm gián đoạn nhiều hoạt động, đặc biệt là giao thông. Tắc đường do bão tuyết khiến chương trình công tác của Đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên đến tỉnh Gyeongsangbuk không thể diễn ra đúng kế hoạch. Ngày 28-11, từ Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có cuộc điện đàm với...

Góp ý vào dự thảo văn kiện cần mang tính định hướng, sáng tạo, đổi mới

Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI nhiệm kỳ 2025-2030, tại Hội nghị của Tiểu ban để thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội (lần 1) và triển khai một số nhiệm vụ của Tiểu ban, chiều 28-11....

Cùng chuyên mục

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Phát triển không gian sinh hoạt chung của cộng đồng...

Ưu tiên đầu tư Nhà văn hóa (NVH) cộng đồng đã trở thành một công trình phổ biến trong đời sống dân cư ở các địa phương. Trong đó, ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, hầu hết các thôn bản đều đã có NVH, hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Đây là nơi để người dân hội họp, sinh hoạt tập thể của thôn bản, của các hội nhóm cư...

Xây dựng văn kiện Đại hội đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và thuận lợi trong tổ chức triển khai thực hiện

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng chủ trì Hội nghị Cùng dự Hội nghị có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng Tiểu ban; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh, thành viên Tiểu ban Văn kiện; các sở, ban, ngành thành viên Tổ Biên tập Văn kiện.      Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Chia sẻ với thiệt hại do trận bão tuyết gây ra đối với tỉnh Gyeongsangbuk

Ngày 27-11, lãnh thổ Hàn Quốc hứng chịu trận bão tuyết tồi tệ nhất trong vòng 52 năm qua, làm gián đoạn nhiều hoạt động, đặc biệt là giao thông. Tắc đường do bão tuyết khiến chương trình công tác của Đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên đến tỉnh Gyeongsangbuk không thể diễn ra đúng kế hoạch. Ngày 28-11, từ Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có cuộc điện đàm với...

Góp ý vào dự thảo văn kiện cần mang tính định hướng, sáng tạo, đổi mới

Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI nhiệm kỳ 2025-2030, tại Hội nghị của Tiểu ban để thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội (lần 1) và triển khai một số nhiệm vụ của Tiểu ban, chiều 28-11....

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên chia sẻ những thiệt hại do trận bão tuyết gây ra tại tỉnh Gyeongsangbuk-do (Hàn Quốc)

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng điện đàm với Tỉnh trưởng tỉnh Gyeongsangbuk-do Lee Cheol Woo  Theo đó, sáng ngày 27/11, Hàn Quốc hứng chịu trận bão tuyết tồi tệ nhất trong vòng 52 năm qua và là trận bão tuyết lớn nhất vào tháng 11 trong vòng 117 năm qua. Trận bão tuyết đã làm gián đoạn nhiều hoạt động, đặc biệt là giao thông. Tắc đường do bão tuyết đã khiến chương trình công tác...

Hợp tác triển khai các hoạt động chuyển đổi xanh và tài chính carbon

Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên tại buổi làm việc Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Dũng và Đoàn công tác đã tìm hiểu các bộ phận chức năng, phòng thí nghiệm, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ của Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Hàn Quốc (KTR). Đây là cơ quan hàng đầu Hàn Quốc và có thứ hạng cao trên thế giới về lĩnh vực thử nghiệm, kiểm định và phát triển bền vững đã được UNFCCC...

Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn và đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao các Quyết định cho đồng chí Phạm Quang Linh và đồng chí Vũ Thị Anh Dung Cụ thể, theo Quyết định số 2328-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên, đồng chí Phạm Quang Linh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đồng Hỷ giữ chức...

Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Từ thực hiện đồng bộ các giải pháp… Để triển khai có hiệu quả Chương trình, Chi cục Phát triển nông thôn Thái Nguyên đã phối hợp với các ngành liên quan, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác giảm nghèo đa chiều, khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp làm công tác giảm nghèo;…Cùng với đó, Chi cục...

Người dân ở Đại Từ (Thái Nguyên) thoát nghèo nhờ cây chè

Mùa này về xã Tân Linh, dọc hai bên đường là những nương chè xanh uốn lượn theo các sườn đồi, xa xa là những vườn cây ăn quả tươi tốt. Xã hiện có tổng diện tích chè là 599ha với sản lượng chè 135 tạ/ha/năm. Trên địa bàn xã có 5 làng nghề chè, trong đó có1 Làng nghề chè truyền thống, 4 Làng nghề chè khác, gồm: 2 HTX, 22 tổ hợp tác, phê duyệt 2 vùng...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trao Huy hiệu Đảng tại phường Trung Thành

Sáng 27-11, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, dự và trao Huy hiệu Đảng đợt 7/11 - Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) cho các đảng viên tại Đảng bộ phường Trung Thành (TP. Thái Nguyên). Cùng dự có các đồng chí: Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Dương Văn Lượng, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên… Các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất