Powered by Techcity

Hiệu quả từ nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm


Nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội đã được triển khai tại TP. Thái Nguyên hơn 30 năm qua. Với các đối tượng được hỗ trợ vay vốn là cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ và người lao động thiếu việc làm, nguồn vốn này góp phần quan trọng giúp nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố vươn lên phát triển sản xuất, ổn định đời sống.





Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ tạo việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình chị Nguyễn Thị Thu (ở xóm Cương Lăng, xã Thịnh Đức, TP. Thái Nguyên) có thêm điều kiện phát triển cây ăn quả, chăn nuôi.
Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ tạo việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình chị Nguyễn Thị Thu (ở xóm Cương Lăng, xã Thịnh Đức, TP. Thái Nguyên) có thêm điều kiện phát triển cây ăn quả, chăn nuôi.

Với mức vay tối đa 2 tỷ đồng/cơ sở sản xuất, kinh doanh và 100 triệu đồng/lao động, thời hạn vay tối đa 120 tháng, mức lãi suất 7,92%/năm (không thay đổi trong thời gian vay), thời gian qua, không ít người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP. Thái Nguyên được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm và có thêm điều kiện phát triển kinh tế.

Đơn cử như gia đình chị Nguyễn Thị Thu, ở xóm Cương Lăng, xã Thịnh Đức. Trước đây, vợ chồng chị chăn nuôi hàng trăm con lợn, dê. Tuy nhiên, khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi (năm 2020), hầu hết đàn lợn của gia đình chị đều mắc bệnh, dẫn đến thua lỗ hàng trăm triệu đồng. Sau thời điểm đó, gia đình chị chuyển đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo hướng “đa cây, đa con”.

Năm 2023, khi có nhu cầu phát triển chăn nuôi gia cầm nhưng thiếu vốn, chị Thu đã vay 50 triệu đồng vốn hỗ trợ tạo việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để mua con giống và duy trì chăn nuôi cho đến nay.

Chị Thu chia sẻ: Hiện nay, cùng với 50 con lợn nái, thịt, gia đình tôi còn nuôi khoảng 500 con gia cầm đã đến kỳ được xuất bán (dự kiến thu về từ 70-80 triệu đồng). Sau lứa này, tôi sẽ tái đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn hơn, khoảng 600 con gia cầm.

Tương tự gia đình chị Thu, năm 2022, khi có ý định mở rộng quy mô kinh doanh, gia đình anh Nguyễn Sỹ Dần (ở xóm Trám, xã Huống Thượng, TP. Thái Nguyên) đã vay 50 triệu đồng vốn hỗ trợ tạo việc làm của NHCSXH.

Anh Dần cho biết: Gia đình tôi kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện từ năm 2019, nhưng quy mô nhỏ vì chưa có kinh nghiệm, cùng với nguồn vốn còn hạn hẹp. Đến năm 2022, khi biết có nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm của NHCSXH, gia đình tôi đã mạnh dạn vay để mua thêm xe và máy móc sửa chữa. Hiện nay, tại cửa hàng của gia đình thường xuyên có khoảng 50-60 chiếc xe. Bình quân mỗi tháng, sau khi trừ các chi phí, gia đình có thể thu lãi từ 10-12 triệu đồng.

Chị Thu, anh Dần là 2 trong rất nhiều trường hợp trên địa bàn TP. Thái Nguyên được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm của NHCSXH, từ đó góp phần giải quyết khó khăn, vươn lên phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, ưu đãi về lãi suất cho vay (7,92%/năm) đã giúp người lao động yên tâm hơn khi vay vốn đầu tư.

Để chương trình cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm được triển khai hiệu quả, NHCSXH tỉnh đã xây dựng chỉ tiêu kế hoạch; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đến các đoàn thể ở cở sở. Trên cơ sở đó, các địa phương chủ động rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn, tiến hành bình xét cho các hộ vay bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

Ngân hàng cũng đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể của TP. Thái Nguyên chỉ đạo các tổ chức đoàn thể ở cơ sở tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trường hợp vay vốn trả lãi và gốc đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn.

Tính đến cuối tháng 10-2024, tổng dư nợ cho vay theo chương trình này trên địa bàn thành phố là gần 153 tỷ đồng (tăng gần 21 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023), với trên 2.900 khách hàng vay vốn.

Từ thực tế cho thấy, nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm đã giúp nhiều gia đình có thêm điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm mới, góp phần thay đổi mô hình kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở nông thôn. Minh chứng là với nguồn vốn tín dụng này không có tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu xảy ra trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, hằng năm nguồn vốn tín dụng hỗ trợ tạo việc làm được bổ sung không nhiều, nguồn vốn ủy thác của địa phương cũng còn hạn chế, trong khi nhu cầu vay của người dân lại rất lớn nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Ông Dương Quang Vinh, Phó Trưởng Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng (NHCSXH tỉnh), cho biết: Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tham mưu với UBND TP. Thái Nguyên cân đối nguồn ngân sách địa phương để ủy thác cho NHCSXH thực hiện cho vay theo chương trình hỗ trợ tạo việc làm đối với các đối tượng chính sách trên địa bàn; đồng thời tham mưu thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tại cơ sở để nguồn vốn này phát huy hiệu quả hơn nữa.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202411/hieu-qua-tu-nguon-vonho-tro-tao-viec-lam-a3e1ff0/

Cùng chủ đề

Quảng bá sản phẩm gà đồi và nông sản chủ lực của huyện Phú Bình

Trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm gà đồi Phú Bình và nông sản tỉnh Thái Nguyên 2024, ngày 30-11, tại Quảng trường huyện, UBND huyện Phú Bình tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực của địa phương và các hội thi hấp dẫn. Dự chương trình có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Nghệ sĩ Tự...

Khơi dậy tình yêu sản phẩm trà trong mỗi người con Thái Nguyên

Việc hiểu về lịch sử, văn hoá trà và nghệ thuật thưởng trà của Việt Nam nói chung và tiềm năng, văn hoá trà Thái Nguyên nói riêng có ý nghĩa vô vùng quan trọng đối với lãnh đạo, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân, chủ thể sản xuất, kinh doanh trà. Bởi chỉ khi chúng ta hiểu sâu sắc, yêu và làm ra sản phẩm...

Phát triển trước tiêu thụ sau: Nông dân chịu thiệt – (kỳ 1) Nông dân “cầm dao đằng lưỡi”

Trong nhiều năm qua, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh luôn đối mặt với tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" bởi còn thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Hầu hết người dân vẫn đang phải tự tiêu thụ nông sản tại các chợ đầu mối với giá thấp. Tại chợ đầu mối Túc Duyên (TP. Thái Nguyên), người dân thường phải thức xuyên đêm chờ tư thương từ các nơi...

Phát triển trước tiêu thụ sau: Nông dân chịu thiệt – (kỳ 2) Lời giải cho bài toán “được mùa mất giá”

Hơn 20 năm nay, nông dân Thái Nguyên vẫn đi tìm lời giải cho bài toán “trồng - chặt”, “được mùa mất giá”. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, để có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, trước tiên, người dân phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là quan tâm sản xuất theo chuỗi, dán tem truy xuất nguồn gốc và phát...

Không để quần chúng đi đường vòng, chờ đợi lâu

Trong những năm qua, cấp ủy các cấp trong tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển Đảng và gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhiều quần chúng ưu tú dời quê đi làm ăn xa, học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học bậc cao hơn, thanh niên đến tuổi tham gia quân ngũ nên tình trạng thiếu nguồn kết nạp Đảng xảy ra ở cả nông thôn và đô thị. Để...

Cùng tác giả

Loạt quy định đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 12

Nhiều tỉnh sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của các tỉnh, thành có hiệu lực từ ngày 1/12, gồm: Bình Định, Lạng Sơn, Quảng Bình, Bắc Ninh, Bạc Liêu, Bình Thuận, Cà Mau, Hải Dương, Hưng Yên, Kiên Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Bến Tre, Lâm Đồng, Long An, Nghệ An. Theo Nghị quyết số 1248/NQ-UBTVQH15, từ ngày 1/12, tỉnh Hưng...

Quảng bá sản phẩm gà đồi và nông sản chủ lực của huyện Phú Bình

Trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm gà đồi Phú Bình và nông sản tỉnh Thái Nguyên 2024, ngày 30-11, tại Quảng trường huyện, UBND huyện Phú Bình tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực của địa phương và các hội thi hấp dẫn. Dự chương trình có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Nghệ sĩ Tự...

Khơi dậy tình yêu sản phẩm trà trong mỗi người con Thái Nguyên

Việc hiểu về lịch sử, văn hoá trà và nghệ thuật thưởng trà của Việt Nam nói chung và tiềm năng, văn hoá trà Thái Nguyên nói riêng có ý nghĩa vô vùng quan trọng đối với lãnh đạo, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân, chủ thể sản xuất, kinh doanh trà. Bởi chỉ khi chúng ta hiểu sâu sắc, yêu và làm ra sản phẩm...

Phát triển trước tiêu thụ sau: Nông dân chịu thiệt – (kỳ 1) Nông dân “cầm dao đằng lưỡi”

Trong nhiều năm qua, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh luôn đối mặt với tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" bởi còn thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Hầu hết người dân vẫn đang phải tự tiêu thụ nông sản tại các chợ đầu mối với giá thấp. Tại chợ đầu mối Túc Duyên (TP. Thái Nguyên), người dân thường phải thức xuyên đêm chờ tư thương từ các nơi...

Phát triển trước tiêu thụ sau: Nông dân chịu thiệt – (kỳ 2) Lời giải cho bài toán “được mùa mất giá”

Hơn 20 năm nay, nông dân Thái Nguyên vẫn đi tìm lời giải cho bài toán “trồng - chặt”, “được mùa mất giá”. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, để có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, trước tiên, người dân phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là quan tâm sản xuất theo chuỗi, dán tem truy xuất nguồn gốc và phát...

Cùng chuyên mục

Quảng bá sản phẩm gà đồi và nông sản chủ lực của huyện Phú Bình

Trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm gà đồi Phú Bình và nông sản tỉnh Thái Nguyên 2024, ngày 30-11, tại Quảng trường huyện, UBND huyện Phú Bình tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực của địa phương và các hội thi hấp dẫn. Dự chương trình có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Nghệ sĩ Tự...

Phát triển trước tiêu thụ sau: Nông dân chịu thiệt – (kỳ 1) Nông dân “cầm dao đằng lưỡi”

Trong nhiều năm qua, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh luôn đối mặt với tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" bởi còn thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Hầu hết người dân vẫn đang phải tự tiêu thụ nông sản tại các chợ đầu mối với giá thấp. Tại chợ đầu mối Túc Duyên (TP. Thái Nguyên), người dân thường phải thức xuyên đêm chờ tư thương từ các nơi...

Phát triển trước tiêu thụ sau: Nông dân chịu thiệt – (kỳ 2) Lời giải cho bài toán “được mùa mất giá”

Hơn 20 năm nay, nông dân Thái Nguyên vẫn đi tìm lời giải cho bài toán “trồng - chặt”, “được mùa mất giá”. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, để có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, trước tiên, người dân phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là quan tâm sản xuất theo chuỗi, dán tem truy xuất nguồn gốc và phát...

Thái Nguyên: Thành lập mới 34 hợp tác xã nông nghiệp

Đây là kết quả của Thái Nguyên trong năm 2024. Đến nay, toàn tỉnh có 590 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó, có 257 hợp tác xã dịch vụ tổng hợp, 240 hợp tác xã trồng trọt, 79 hợp tác xã chăn nuôi, còn lại là hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản và nước sạch nông thôn. Hợp tác xã Bình Minh, xã Nhã Lộng (Phú Bình) - đơn vị chuyên cung cấp rau xanh an...

Thái Nguyên hưởng ứng Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2024

Ngày 29-11, Sở Công Thương tổ chức phát động, kích hoạt Chương trình “Ngày mua sắm trực tuyến Thái Nguyên – Online Friday 2024”. Chương trình được tổ chức từ ngày 29-11 đến 1-12, là hoạt động hưởng ứng “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2024” do Bộ Công Thương phát động. Sở Công Thương tổ chức kích hoạt “Ngày mua sắm trực tuyến Thái Nguyên - Online Friday 2024”. Theo đó, nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng...

Gặp mặt nhân ngày truyền thống Công nhân Gang thép

Ngày 29-11, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 61 năm Ngày truyền thống Công nhân Gang thép (29/11/1963 - 29/11/2024). Tham dự có lãnh đạo Tổng Công ty Thép Việt Nam; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Công ty qua các thời kỳ. Lãnh đạo Công ty CP Gang thép Thái Nguyên phát biểu tại buổi gặp mặt kỷ niệm 61 năm Ngày truyền thống Công nhân Gang thép. Tại buổi gặp...

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Đông Bắc – Thái Nguyên

Tối 28-11, tại Quảng trường huyện Phú Bình, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương, UBND huyện Phú Bình tổ chức khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Đông Bắc - Thái Nguyên 2024. Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đại biểu dự Chương trình. Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và...

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Tuyên dương 65 công nhân lao động tiêu biểu

Nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (1959-2024), tối 28-11, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức Lễ tuyên dương công nhân viên chức lao động giai đoạn 2019-2024. Đến dự có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Các công nhân lao động tiêu biểu được tuyên...

Thái Nguyên: Trên 1.000ha cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP

Đến nay, Thái Nguyên đã hình thành một số vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ với tổng diện tích ước đạt 2.000ha. Trong đó, vùng sản xuất na, bưởi của Võ Nhai (khoảng 550ha); vùng sản xuất nhãn của các xã Phúc Thuận, TP. Phổ Yên và Quân Chu, huyện Đại Từ (khoảng 500ha); vùng sản xuất bưởi tập trung tại các xã Tiên Hội, Bản Ngoại… của huyện Đại Từ...

Triển khai thí điểm mô hình nuôi lợn có bổ sung bột lá chè xanh ở Phú Bình

Ngày 28-11, UBND huyện Phú Bình phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn lấy thịt bằng thức ăn tự nhiên có bổ sung bột lá chè xanh tại 2 xã Nga My, Tân Kim. TS. Nguyễn Tiến Đạt, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, hướng dẫn kỹ thuật, cách phối, trộn thức ăn. Mô hình thí điểm được thực hiện tại hộ ông Nguyễn Hữu Nhường, xóm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất