Powered by Techcity

Hiểu đúng bản chất quyền lực tối thượng ở Việt Nam là phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc

Gần 80 năm qua, kể từ ngày lập quốc theo chế độ mới đến nay, việc thực thi quyền lực nhà nước của chúng ta ngày càng đúng đắn, tốt đẹp hơn, vì sự tối thượng là phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Do đó, nếu “nhà dân chủ” nào không hiểu bản chất vấn đề, cố ý đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất, đánh tráo khái niệm giữa sự tha hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ với mục tiêu, bản chất thực thi quyền lực tối cao thuộc về nhân dân của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là điều đáng phải phê phán.





Ảnh minh họa: MINH TRƯỜNG
Ảnh minh họa. (Minh Trường)

1. Lâu nay, chúng ta đã cởi mở hơn, tin cậy hơn trong những thảo luận nhiều vấn đề về đời sống xã hội. Xã hội chúng ta ngày càng công bằng, dân chủ, văn minh hơn, trước hết do chúng ta đã biết tự cân bằng các khu vực quyền lực, ứng xử đúng mực với mọi giai tầng xã hội. Điều này không phải bây giờ mới diễn ra mà đã có từ thượng cổ. Đó chính là nền tảng văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng phong phú, sâu sắc, toàn diện và luôn được các thế hệ người Việt Nam vun trồng, bồi đắp.

Đại đức Thích Đồng Đạo, trụ trì chùa Phương Lan, xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) có nói đại ý rằng, để có những trang văn hay và chính xác hơn nữa đối với văn học sử của Việt Nam thì các nhà văn nên nghiên cứu thêm về lịch sử Phật giáo Việt Nam. Vì sử nước nhà có những giai đoạn song hành với sử Phật giáo. Nhiều vị quân vương nước ta lên ngôi dùng quyền lực trị vì thiên hạ đều có mối liên hệ mật thiết với Phật giáo qua các thiền sư. Khi vương triều nào đó mất đi thì các thiền sư vừa đảm nhiệm vai trò giữ đạo, vừa giữ nguồn tri thức cho dân tộc nên phần lớn các vị quân vương đều nhờ sự giáo dưỡng rất lớn của các thiền sư, mà điển hình nhất là Lý Bí, Lý Công Uẩn… Khi chúng ta nghiên cứu thêm về lịch sử Phật giáo sẽ giúp nhà văn dùng từ ngữ và các di tích liên quan đến Phật giáo và lịch sử dân tộc đúng đắn, hay hơn nhiều.

Tư duy trên của vị Đại đức phần nào nói lên rằng, nền Phật giáo Việt Nam chính là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt Nam, góp phần vào sự trưởng thành đi tới văn minh của con người Việt Nam hiện đại. Đây cũng là một trong những nền tảng căn bản hình thành nên cốt cách dân tộc Việt Nam.

2. Quay lại vấn đề quyền lực. Thực ra, trong bất kỳ thể chế chính trị nào đều là câu chuyện hành xử quyền lực như thế nào để ích nước, lợi dân. Quyền lực của thể chế chính trị triều Lý, triều Trần, triều Lê đều tập trung nơi các vị vua, nơi triều đình. Thế thì tại sao, cũng là quyền lực đó ở các vị vua khai quốc, các vị minh quân, các đại thần tài đức thì nhân dân và Tổ quốc được ấm no, hạnh phúc, đất nước được bình yên, cường thịnh; nhưng với khung khổ quyền lực ấy rơi vào tay các hôn quân, gian thần đều khiến chính thể rối ren, nhân dân đói khổ, mất tự do, thậm chí mất nước, mất vương triều?

Như thế, quyền lực và thực thi quyền lực của một chế độ chính trị phải trở thành thái độ văn hóa sâu rễ bền gốc chứ không phải sự thỏa thích thực thi tất cả quyền hành để thỏa mãn chế độ chính trị đó. Nền tảng của quyền lực không thể bất định, cứng nhắc, chỉ khư khư dựa vào nguyên tắc giáo điều, mà quyền lực thời nay thể hiện tốt nhất vai trò của mình là thực thi quyền lực dựa trên nền tảng thượng tôn hiến pháp, pháp luật gắn với giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

3. Thời gian gần đây, một số “nhà dân chủ” trong nước và ngoài nước cho rằng, bộ máy chính trị ở Việt Nam đã lộng quyền, tham nhũng tràn lan, từ đó làm mất vai trò quyền làm chủ của nhân dân. Thực tế đó chỉ sự đánh tráo khái niệm, đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Với chế độ của chúng ta, từ khi đặt nền móng độc lập (1945) đến nay, Hiến pháp và luật pháp của Việt Nam luôn hướng tới những điều tốt đẹp, quyền lực tối thượng luôn để phục vụ nhân dân và Tổ quốc. Điều này là bất di bất dịch. Gần 80 năm qua, chúng ta đã hết sức kiên định, đem tất cả của cải và vật chất, trí tuệ và niềm tin, nhất quán với con đường đã chọn, nhưng cũng biết cách linh hoạt để bảo vệ quyền lợi cao nhất của nhân dân, của quốc gia, dân tộc.

Để giữ gìn sự liêm chính của chính thể, sự trong sạch của bộ máy công quyền, những năm qua, chúng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiên quyết “nhốt” quyền lực trong lồng cơ chế. Về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, đã nhận định: “Thể chế nói chung, thể chế về phòng, chống tham nhũng nói riêng cùng với chuẩn mực đạo đức trên các lĩnh vực và cơ chế kiểm soát quyền lực là yếu tố cơ bản, nền tảng, có tác dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng. Phải xây dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng… Khẩn trương hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho rằng, tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xóa tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn. Do vậy, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng không được chủ quan, nóng vội, thỏa mãn; không được né tránh, cầm chừng, không “ngừng” , không “nghỉ”; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa không để xảy ra tham nhũng; đồng thời phải luôn cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

4. Trong xu thế thời cuộc và thời đại hôm nay, thế giới chuyển động không ngừng với nhiều điểm nóng phức tạp, việc thực hành và kiểm soát quyền lực một cách bền vững để phục vụ lợi ích của nhân dân và Tổ quốc phải được đặt ra một cách có hệ thống trên nền tảng văn hóa Việt Nam. Bác Hồ từng huấn thị: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Đó chính là phương lược lâu dài của chính thể chúng ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Xã hội Việt Nam đang phát triển nhanh, khá toàn diện chính vì đã khơi dậy được nhiều nguồn lực và có cơ chế đúng đắn kiểm soát tốt các khu vực quyền lực. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra nhanh, toàn diện đã và đang đặt ra không ít thách thức về quyền lực và thực hành quyền lực, kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Một bộ phận cán bộ, trong đó có những cán bộ cấp cao đã tha hóa biến chất, bị quyền lực, vật chất cám dỗ làm hư hỏng bản thân đến mức phải bị kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự. Đây là bài học đau xót về sự thiếu giám sát, kiểm soát dẫn đến tha hóa quyền lực.

Xã hội ta đang trưởng thành về mọi mặt. Trong bước đường trưởng thành sẽ phải đối mặt và vượt qua nhiều thách thức, trở ngại, mà thách thức và trở ngại lớn nhất chính là quá trình thực thi quyền lực trong cơ chế chính trị một Đảng cầm quyền duy nhất ở nước ta. Điều này đã được Đảng, Nhà nước ta nhận thức sâu sắc, rõ ràng và đang nỗ lực thực hiện bằng nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm cho đất nước ta phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Ví như mới đây, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Quy định số 205-QĐ/TW do Bộ Chính trị khóa XII ban hành năm 2019 chỉ nói đến kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Còn Quy định số 114 đã đề cập đến việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ với phạm vi rộng hơn. Bên cạnh đó, các cơ chế, giải pháp cũng được quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn. Điều này cho thấy, Đảng ta không ngừng hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng, tha hóa quyền lực, nhằm bảo đảm mục tiêu ở đâu có quyền lực thì ở đó phải được kiểm soát chặt chẽ.

Phải khẳng định rằng, gần 80 năm qua, kể từ ngày lập quốc theo chế độ mới đến nay, việc thực thi quyền lực nhà nước của chúng ta ngày càng đúng đắn, tốt đẹp hơn, vì sự tối thượng của nó chính là phục vụ nhân dân và phụng sự Tổ quốc. Do đó, nếu “nhà dân chủ” nào không hiểu bản chất vấn đề, cố ý đánh đồng giữa hiện tượng và bản chất, đánh tráo khái niệm giữa sự tha hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ với mục tiêu, bản chất thực thi quyền lực tối cao thuộc về nhân dân của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là điều đáng phải phê phán.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đại Từ: Dự kiến đầu tư công hơn 603 tỷ đồng

Huyện Đại Từ đang tập trung huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mở rộng không gian đô thị, phấn đấu xây dựng huyện cơ bản theo tiêu chuẩn thị xã vào năm 2025. Thi công Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc qua địa phận xã Cát Nê (Đại Từ). Năm nay, huyện Đại Từ dự kiến...

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Bảo đảm cung ứng điện phục vụ tăng trưởng kinh tế

Chiều 23-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Tham dự về phía Bộ Công thương có Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. Đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Tiến dự, chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên. Trên...

Sông Công nỗ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Năm 2025, TP. Sông Công phấn đấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 19.256 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2024. Để tạo đà hoàn thành tốt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; đồng thời động viên các doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương “tăng tốc” sản xuất. Khu vực sản xuất của Công ty CP Phụ...

Nước cho sản xuất vụ Xuân: Nhiều phương án dự phòng phù hợp

Nguồn nước cho sản xuất vụ Xuân luôn là vấn đề được người dân và các cấp, ngành chức năng trong tỉnh quan tâm. Vụ Xuân năm nay, Thái Nguyên gặp không ít khó khăn về nguồn nước tưới khi dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán (thời vụ gieo cấy lúa xuân) không có mưa. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, nhờ sự chuẩn bị kỹ...

Sôi động thị trường máy sấy, máy hút ẩm

Theo dự báo, mưa nhỏ, nồm ẩm ở miền Bắc có thể kéo dài trong nhiều tuần tới, thậm chí đến tháng 4-2025. Chính bởi vậy, nhiều gia đình đã lựa chọn mua những sản phẩm như: Tủ sấy, máy sấy quần áo, máy hút ẩm để ứng phó với hiện tượng thời tiết này. Nhân viên Siêu thị Mediamart tư vấn về các loại máy hút ẩm cho khách hàng. Khảo sát tại các cửa hàng, đại lý, siêu thị...

Cùng tác giả

Phó Chủ tịch nước dự Lễ vinh danh các thầy thuốc tiêu biểu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ Tại Lễ kỷ niệm, các đại biểu cùng ôn lại lịch sử xây dựng và phát triển ngành Y tế cách mạng Việt Nam cùng 70 năm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Trong suốt 70 năm qua, lời dạy của Bác trở thành phương châm hành động của các thế hệ thầy thuốc. Các cán bộ, nhân viên trong ngành...

Đại Từ: Dự kiến đầu tư công hơn 603 tỷ đồng

Huyện Đại Từ đang tập trung huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mở rộng không gian đô thị, phấn đấu xây dựng huyện cơ bản theo tiêu chuẩn thị xã vào năm 2025. Thi công Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc qua địa phận xã Cát Nê (Đại Từ). Năm nay, huyện Đại Từ dự kiến...

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Bảo đảm cung ứng điện phục vụ tăng trưởng kinh tế

Chiều 23-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Tham dự về phía Bộ Công thương có Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. Đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Tiến dự, chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên. Trên...

Sông Công nỗ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Năm 2025, TP. Sông Công phấn đấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 19.256 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2024. Để tạo đà hoàn thành tốt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; đồng thời động viên các doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương “tăng tốc” sản xuất. Khu vực sản xuất của Công ty CP Phụ...

Nước cho sản xuất vụ Xuân: Nhiều phương án dự phòng phù hợp

Nguồn nước cho sản xuất vụ Xuân luôn là vấn đề được người dân và các cấp, ngành chức năng trong tỉnh quan tâm. Vụ Xuân năm nay, Thái Nguyên gặp không ít khó khăn về nguồn nước tưới khi dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán (thời vụ gieo cấy lúa xuân) không có mưa. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, nhờ sự chuẩn bị kỹ...

Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước dự Lễ vinh danh các thầy thuốc tiêu biểu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ Tại Lễ kỷ niệm, các đại biểu cùng ôn lại lịch sử xây dựng và phát triển ngành Y tế cách mạng Việt Nam cùng 70 năm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Trong suốt 70 năm qua, lời dạy của Bác trở thành phương châm hành động của các thế hệ thầy thuốc. Các cán bộ, nhân viên trong ngành...

Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI

Sáng 20-2, Tổ giúp việc Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030 (Tổ giúp việc), tổ chức Hội nghị triển khai một số nhiệm vụ công tác. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Tổ chức phục vụ, Tổ trưởng Tổ giúp việc, chủ trì cuộc họp. Các đại biểu dự Hội nghị. Theo báo cáo kết quả...

Các huyện, thành phố tổ chức lại bộ máy cơ quan chuyên môn

* Ngày 20-2, Thành ủy Sông Công tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Tỉnh ủy Thái Nguyên về công tác cán bộ. Đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, dự Hội nghị. Đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy (bên phải), trao Quyết định điều động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho đồng chí Chu Tất Lợi. Tại Hội...

Nhiều ý kiến đóng góp vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XXI

Sáng 21-2, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên qua các thời kỳ và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vào dự thảo (lần 3) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI. Dự Hội...

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chính trị cao cả

Your browser does not support the audio element.   Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp lần thứ Nhất Ban Chỉ đạo Dự Phiên họp có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,...

Triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và...

    Your browser does not support the audio element.   Toàn cảnh Hội nghị Dự Hội nghị có đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh (Ban Chỉ đạo); đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; các đồng chí...

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế

Điểm cầu tỉnh Thái Nguyên Dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành. Tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương của tỉnh. Báo cáo...

Phát huy trí tuệ tập thể, đóng góp xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh

Quang cảnh Hội nghị Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND; lãnh đạo UBND tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh...

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng mang tính đột phá của huyện Đại Từ

Chủ tịch UBND huyện Đại Từ Nguyễn Nam Tiến báo cáo tại buổi làm việc Tham dự chương trình làm việc có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và huyện Đại Từ. Theo báo cáo, trong năm 2024, huyện Đại Từ có 13/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và...

Công bố Quyết định về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh

Các đại biểu tham dự Hội nghị Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm ông Trần Trọng Chung, Chánh văn phòng UBND tỉnh (trước khi sáp nhập) giữ chức vụ Chánh Văn phòng UBND tỉnh kể từ ngày 19/02/2025 đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Bổ nhiệm ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (trước khi hợp nhất) giữ chức vụ Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, thời...

Tin nổi bật

Tin mới nhất