Powered by Techcity

Giá trị văn hóa dân tộc sán dìu ở Thái Nguyên: Không để thời gian khỏa lấp


Chúng tôi cùng ông Trần Bình Dưỡng, Chủ tịch Hội Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh tham gia buổi giao lưu hát Soọng cô của các thành viên Câu lạc bộ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu xã Phúc Thuận (TP. Phổ Yên). Đắm hồn trong điệu nhạc lời ca, bao mệt nhọc, muộn phiền như tan biến và chúng tôi hiểu, đồng bào dân tộc Sán Dìu đã, đang cố gắng lưu giữ “hồn cốt” văn hóa dân tộc mình, quyết không để mai một theo thời gian.





Các hội viên Hội Bảo vệ và Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh tham gia giao lưu 
hát Soọng cô.
Các hội viên Hội Bảo vệ và Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh tham gia giao lưu hát Soọng cô.

Ông Trần Bình Dưỡng cho biết: Với mỗi tộc người, đều có những làn điệu hát để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trong từng hoàn cảnh cụ thể. Người Sán Dìu cũng vậy. Soọng cô là một thể loại hát ví đối đáp gắn liền với sinh hoạt văn hóa dân gian của người Sán Dìu từ bao đời nay. Lời ca và giai điệu của Soọng cô mềm mại, nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng đầy sức lan tỏa, làm mê đắm lòng người. Tùy trong từng hoàn cảnh mà Soọng cô được diễn xướng theo các cách hát khác nhau. Người Sán Dìu có hát ru con, hát tìm hiểu nhau, hát tỏ tình, hát trong đám cưới… Tất cả các điệu hát này đều được gọi chung là hát Soọng cô. Bởi những giá trị tinh thần vô giá đó, nên những người con dân tộc Sán Dìu như chúng tôi tự thấy bản thân phải có trách nhiệm lưu truyền cho đời sau.

Xuất phát từ suy nghĩ đó của những người có tâm huyết lưu giữ văn hóa đồng bào dân tộc Sán Dìu và được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng, năm 2021, Hội Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh đã được thành thành lập, đặt trụ sở tại xóm Thanh Trà 1, xã Sơn Cẩm (TP. Thái Nguyên). Ngày mới đi vào hoạt động, Hội gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí…. Đến nay, những khó khăn dần được khắc phục, tháo gỡ, Hội đã thu hút được hơn 700 hội viên. Người cao tuổi nhất đã ngoài 80. Hội thành lập được 22 câu lạc bộ ở khắp các địa phương trong toàn tỉnh, trong đó, huyện Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên và TP. Phổ Yên có số lượng câu lạc bộ nhiều nhất.

Ông Dưỡng chia sẻ thêm: Với mong muốn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa từ ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, phong tục tập quán trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất, trong mọi sinh hoạt đời thường hay các dịp lễ, Tết, tân gia, tân thổ…, chúng tôi đều cơ bản nói với nhau bằng tiếng dân tộc mình, mặc trang phục truyền thống, hát Soọng cô, ăn các món ẩm thực của người Sán Dìu…

Bà Trương Thị Sinh, thành viên Câu lạc bộ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu xã Các hội viên Hội Bảo vệ và Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh tham gia giao lưu hát Soọng cô. Phúc Thuận (TP. Phổ Yên) tâm sự: Tôi mê hát Soọng cô từ thủa nhỏ và được bà, mẹ truyền dạy cho. Nay đến tuổi “thất thập” vẫn say mê hát vì từng lời ca, giai điệu như thấm sâu vào máu thịt. Mỗi khi cất lời ca, tôi thấy tâm hồn mình thư thái, thoải mái, vui vẻ. Tôi có thể hát bất kỳ lúc nào… Câu lạc bộ là môi trường tốt để tôi thể hiện bản thân và có cơ hội học hỏi, giao lưu với những người cùng chung sở thích.

Để hoạt động của Hội ngày càng lan tỏa, đi vào chiều sâu, chỉ tính riêng năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, Hội đã tổ chức được gần 10 lớp tập huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu, trong đó có truyền dạy tiếng hát Soọng cô, chữ viết, cách may trang phục… cho hơn 1.000 lượt hội viên; tổ chức hàng chục buổi giao lưu hát Soọng cô giữa các câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh. Hội thường xuyên duy trì phong trào vận động “Người Sán Dìu nói tiếng Sán Dìu” và truyền dạy tiếng nói, chữ viết cho thế hệ trẻ. Hội phối hợp với các địa phương trong tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các câu lạc bộ tổ chức các hoạt động kỷ niệm, giao lưu, tổ chức sinh hoạt định kỳ thường xuyên, đều dặn, đi vào nền nếp và có sức lan tỏa…

Ngoài ra, các câu lạc bộ còn nhiệt tình tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, đặc biệt tham gia tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới, sẵn sàng hiến đất, đóng góp tiền của, công sức cùng với Nhà nước xây dựng các công trình phúc lợi, phục vụ dân sinh; hỗ trợ con, cháu phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng…

Với những cố gắng, nỗ lực của Ban Chấp hành Hội và toàn thể hội viên, các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu đã được thống nhất, lưu giữ và ngày càng phát huy giá trị. Hiện nay, dân tộc Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên có 2 di sản văn hóa được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, bao gồm: hát Soọng cô của huyện Đồng Hỷ và Lễ Cấp sắc của xã Nam Hòa (Đồng Hỷ) và xã Bàn Đạt (Phú Bình). “Thời gian tới, chúng tôi mong muốn ngành chức năng tiếp tục xem xét, đề nghị Nhà nước công nhận hát Soọng cô và lễ cấp sắc của dân tộc Sán Dìu ở các địa phương còn lại trong tỉnh là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.”- Ông Trần Bình Dưỡng bày tỏ.

Trước khi chia tay, tiếng hát lại ngân vang: “Nhớ anh lắm lắm anh ơi/ Nhớ đêm không ngủ nhớ ngày không ăn/ Nhớ anh cơm chẳng buồn ăn/Hai bên tay áo ướt đầm như mưa”. (Bài Tóong lóong cô (nhớ anh, nhớ nàng).





Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-hoa/202406/gia-tri-van-hoa-dan-toc-san-diu-o-thai-nguyen-khong-de-thoi-gian-khoa-lap-191231d/

Cùng chủ đề

Tạo luồng thông tin chính thống, chống luận điệu sai trái, xuyên tạc

Dù được đánh giá là khó và kén đối tượng tham gia, nhưng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Thái Nguyên có số lượng, chất lượng tác phẩm tham gia không ngừng được nâng lên. Đây thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có tác dụng giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời góp phần tạo luồng...

Thảo luận việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 28-10, Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiếp tục thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Tại buổi thảo luận...

6 hộ chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP

Ngày 28-10, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Thái Nguyên tổ chức Hội nghị nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi cho 6 hộ dân ở huyện Phú Lương (ảnh).   Năm 2024, Chi cục đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương; UBND các xã: Hợp Thành, Phủ Lý, Cổ Lũng và Phấn Mễ thực hiện hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAHP cho các cơ sở chăn nuôi...

Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh (CCB) Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên thành lập ngày 19/5/2005, bao gồm tổ chức cơ sở hội trong các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và một số doanh nghiệp thuộc Khối. Tại thời điểm thành lập, Hội có 12 tổ chức cơ sở trực thuộc, với 235 hội viên, đến nay đã phát triển lên 22...

Quỹ hỗ trợ nông dân: Kênh dẫn vốn hiệu quả, nhân văn

Sau gần 10 năm (2015-2024), Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên được thành lập, đến nay, tổng nguồn vốn cho vay lũy kế, quay vòng của quỹ đã đạt trên 151 tỷ đồng, với 268 dự án cho 2.437 lượt hộ vay. Các dự án tập trung vào lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, đầu tư chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với nhiều ưu đãi, điểm khác biệt so với các nguồn vốn tín dụng khác,...

Cùng tác giả

Tạo luồng thông tin chính thống, chống luận điệu sai trái, xuyên tạc

Dù được đánh giá là khó và kén đối tượng tham gia, nhưng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Thái Nguyên có số lượng, chất lượng tác phẩm tham gia không ngừng được nâng lên. Đây thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có tác dụng giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời góp phần tạo luồng...

Thảo luận việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 28-10, Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiếp tục thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Tại buổi thảo luận...

6 hộ chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP

Ngày 28-10, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Thái Nguyên tổ chức Hội nghị nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi cho 6 hộ dân ở huyện Phú Lương (ảnh).   Năm 2024, Chi cục đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương; UBND các xã: Hợp Thành, Phủ Lý, Cổ Lũng và Phấn Mễ thực hiện hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAHP cho các cơ sở chăn nuôi...

Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh (CCB) Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên thành lập ngày 19/5/2005, bao gồm tổ chức cơ sở hội trong các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và một số doanh nghiệp thuộc Khối. Tại thời điểm thành lập, Hội có 12 tổ chức cơ sở trực thuộc, với 235 hội viên, đến nay đã phát triển lên 22...

Quỹ hỗ trợ nông dân: Kênh dẫn vốn hiệu quả, nhân văn

Sau gần 10 năm (2015-2024), Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên được thành lập, đến nay, tổng nguồn vốn cho vay lũy kế, quay vòng của quỹ đã đạt trên 151 tỷ đồng, với 268 dự án cho 2.437 lượt hộ vay. Các dự án tập trung vào lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, đầu tư chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với nhiều ưu đãi, điểm khác biệt so với các nguồn vốn tín dụng khác,...

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên đạt 1 giải tập thể, 1 giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 

Tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024. Em Nguyễn Thành Đạt (thứ 5 từ trái sang), học sinh lớp 11A6 Trường THPT Chu Văn An, TP. Thái Nguyên, đạt giải Khuyến khích. Cuộc thi được phát động từ tháng 4-2024, dành cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, nhằm khuyến khích phong trào đọc sách,...

Những công trình nặng nghĩa nhân dân

Giai đoạn 2023-2025, Thái Nguyên đặt mục tiêu xây dựng mới và sửa chữa 558 nhà văn hóa xóm, tổ dân phố, mua sắm 600 bộ trang thiết bị cho các nhà văn hóa - khu thể thao với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ hơn 30 tỷ đồng. “Nửa chặng đường” đã đi qua, hàng trăm khu dân cư đã có nhà văn hóa mới đạt chuẩn. Trước sân nhà văn hóa xóm Cốc Móc, xã Linh Thông...

Chương trình nghệ thuật “Sắc màu văn hóa”

Chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024, tối 23-10, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp (TP. Thái Nguyên), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề "Sắc màu văn hóa". Đến dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Vũ Duy Hoàng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Dương Văn Tiến, Chủ...

Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 23-10, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Phong trào) do Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, làm Trưởng đoàn làm việc với Ban Chỉ đạo Phong trào tỉnh để kiểm tra kết quả thực hiện Phong trào trong năm 2024 tại Thái Nguyên. Đoàn kiểm tra kết quả thực hiện phong trào...

Kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại Thái Nguyên

Ngày 22-10, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Phong trào) do Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, làm Trưởng đoàn, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Phong trào năm 2024 tại xã Thịnh Đức (TP. Thái Nguyên). Đoàn công tác kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Phong trào năm 2024 tại xã Thịnh Đức (TP. Thái...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao và hệ thống du lịch

Ngày 18-10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030; tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự tại điểm cầu Thái Nguyên có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển...

Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Thái Nguyên 2024: Vẻ đẹp muôn màu

Nhằm phát huy tinh thần sáng tạo của đội ngũ họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, con người Thái Nguyên, ngày 16-10, tại Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Thái Nguyên năm 2024. Họa sĩ Dương Văn Chung chia sẻ với các đại biểu về bức họa “Nắng trên nương”. Đến dự có các...

Triển lãm “Chân mây”: Đậm bản sắc vùng Việt Bắc

Từ ngày 14 đến 23-10, tại Nhà Triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam (số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra triển lãm "Chân mây" của ba họa sĩ: Hoàng Minh Đức (Thái Nguyên), Nông Thị Thu Trang (Hà Nội), Đoàn Xuân Dương (Thái Nguyên). Các đại biểu và nhóm tác giả cắt băng khai mạc Triển lãm. Triển lãm trưng bày hơn 40 tác phẩm với nhiều chất liệu sơn dầu, Acrylic, bột màu, nhằm giới thiệu đến công...

Con thuyền tình nghĩa – Báo Thái Nguyên điện tử

Gần trưa, ông Hạ - Tổ trưởng dân phố xách thùng sơn dùng dở từ nhà văn hóa trở về. Sau những ngày mưa lũ, con đường từng chìm trong nước một vài bông hoa vẫn rung rinh khoe sắc.   Ông Hưng đang lúi húi dựng lại hàng rào mảnh vườn bị đổ gãy vội dừng tay, cất tiếng hồ hởi: - Bác đi đâu vậy? Vào nhà em làm chén nước đã. - Ông Phương mua thùng sơn, bảo tôi mở...

Nhà tôi ở đồi A1

Khi tôi sinh ra thành phố Thép đã có rồi, và giờ đây khi mảnh đất này ở tuổi 62 vững chãi thì tôi cũng bước vào tuổi ngoại tứ tuần. Đi qua gần nửa đời người, đôi khi chúng tôi vẫn ngồi lại với nhau để cùng ngẫm ngợi về hai chữ Thái Nguyên và chợt thấy tự hào vì địa danh Thái nguyên đã có từ thời các Vua Hùng dựng nước. Thành phố nằm bên sông. Ảnh:...

Tin nổi bật

Tin mới nhất