Powered by Techcity

Điện lực Phú Lương đẩy mạnh chuyển đổi số

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện và tạo thuận lợi trong công tác quản lý, vận hành lưới điện, thời gian qua, Điện lực Phú Lương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học – công nghệ. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng vận hành lưới điện và mức độ hài lòng của khách hàng.





Cán bộ trực vận hành của Điện lực Phú Lương cập nhập phương thức cắt điện tuần trên phần mềm OMS.
Nhân viên Điện lực Phú Lương theo dõi vận hành lưới điện trên phần mềm OMS. 

Điện lực Phú Lương hiện đang quản lý 350 trạm biến áp với tổng công suất 100.860kVA, trên 271km đường dây trung áp, 582km đường dây hạ áp.

Nếu như trước đây, dữ liệu hệ thống nguồn, lưới điện chủ yếu được quản lý trên hồ sơ giấy, sổ sách công trình thì giờ đây, tất cả đều được cập nhật chính xác trong phần mềm PMIS. Với phần mềm này, cán bộ Điện lực có thể dễ dàng theo dõi và ghi lại lịch sử vận hành bảo đảm khoa học, đầy đủ; tìm kiếm cơ sở dữ liệu về tình trạng thiết bị để xây dựng kế hoạch sửa chữa phù hợp; lập tiên lượng dự toán các công trình sửa chữa lớn…

Đặc biệt, phần mềm PMIS còn có chức năng cảnh báo tình trạng thiết bị điện theo thời gian thực để theo dõi và quản lý vận hành lưới điện kịp thời, chính xác hơn. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí lưu trữ, đảm bảo an toàn về dữ liệu và vận hành an toàn hệ thống điện.

Ngoài PMIS, Điên lực Phú Lương cũng triển khai sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý an toàn lao động ECP. Cụ thể, khi ra hiện trường làm việc, công nhân sẽ sử dụng thiết bị di dộng để chụp ảnh các thao tác vận hành và gửi lên hệ thống. Lúc này, cán bộ an toàn trực tại cơ quan sẽ tiếp nhận hình ảnh để theo dõi, giám sát; đồng thời có thể phân tích, đưa ra giải pháp về kỹ thuật khi cần thiết mà không cần trực tiếp đến hiện trường.

Thông qua phần mềm ECP, cán bộ an toàn các cấp đều có thể giám sát đồng thời các nhóm công nhân đang thao tác trên lưới điện ở mọi địa điểm. Từ đó, kịp thời phát hiện các sai sót để điều chỉnh, góp phần nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động của mỗi cán bộ, công nhân.  

Cùng với công tác quản lý vận hành, Điện lực Phú Lương cũng đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh dịch vụ khách hàng. Tính đến hết tháng 7/2023, đơn vị đã thực hiện thay thế 20 nghìn công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử, đạt 75,27% tổng số công tơ bán điện. Dự kiến đến hết năm 2023, đơn vị sẽ thay thế được 100% số công tơ. 

Không chỉ vậy, thời gian qua, Điện lực Phú Lương cũng cung cấp 100% dịch vụ điện theo phương thức điện tử. Mọi công đoạn đều được thực hiện qua môi trường mạng, từ khâu tiếp nhận yêu cầu dịch vụ tới việc ký hợp đồng. Nhờ đó, đơn vị đã thực hiện số hóa hợp đồng mua bán điện đạt 100% tổng số hợp đồng.

Ông Phan Duy Tiến, Trưởng phòng Kinh doanh và Dịch vụ khách hàng (Điện lực Phú Lương) cho biết: Việc ứng dụng chuyển đổi số không chỉ giúp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng, mà còn góp phần giảm bớt chi phí, tăng năng suất lao động. Đơn cử như đối với việc đọc số công tơ hàng tháng, nếu như trước đây, cán bộ phải mất thời gian 1 tuần để đọc công tơ và phúc tra số điện trên toàn huyện, thì nay chỉ cần khoảng 4 ngày. Hay trong công tác thu tiền điện, nếu như trước đây, đơn vị phải cử 20 cán bộ đến 33 điểm để thu tiền và đốc nợ, thì nay chỉ cần 10 cán bộ thực hiện đốc nợ tại 20 điểm…

Theo ông Nguyễn Ngọc Lâm, Giám đốc Điện lực Phú Lương: Thời gian tới, nhằm thực hiện mục tiêu doanh nghiệp số, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong kinh doanh dịch vụ điện; nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng các phần mềm, ứng dụng tiện ích của ngành Điện…



Nguồn

Cùng chủ đề

Một phong trào của toàn dân

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (viết tắt là Phong trào) trực tiếp làm thay đổi tư duy, nhận thức của nhân dân trong ứng xử xã hội; tạo sự gắn kết bền chặt và nhân lên nếp sống đẹp từ gia đình đến cộng đồng dân cư. Chính vì thế, Phong trào có sức sống mạnh mẽ và ngày càng lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; kết quả thực...

Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh: Khẩn trương kiện toàn các tổ chức

Chiều 20-2, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng ủy các cơ quan đảng tỉnh Thái Nguyên, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh lần thứ nhất để triển khai một số nhiệm vụ công tác năm 2025.   Quang cảnh Hội nghị. Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh được thành lập theo Quyết định số 2515 ngày 03/02/2025 của Ban Thường vụ...

Thái Nguyên: 277 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 277 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận (phần lớn là làng nghề chè, còn lại là làng nghề trồng đào, thủ công mỹ nghệ…), trong đó có 184 làng nghề truyền thống (66,4%) và 93 làng nghề (33,6%), tăng 25 làng nghề so với năm 2020. Toàn tỉnh đang có trên 14,7 nghìn cơ sở đang sản xuất, chế biến, kinh doanh trong làng nghề (107 hợp tác...

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa nồm ẩm

Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa phùn, nồm ẩm. Theo Trung tâm Dự báo khí trượng thủy văn Trung ương, tình trạng nồm ẩm có thể kéo dài đến tháng 4. Đây là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên đàn vật nuôi phát sinh và lây lan. Do đó, các cấp, ngành chức năng và người dân cần tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Cán bộ thú y tỉnh kiểm tra việc tiêm...

Đại Từ: Dự kiến đầu tư công hơn 603 tỷ đồng

Huyện Đại Từ đang tập trung huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mở rộng không gian đô thị, phấn đấu xây dựng huyện cơ bản theo tiêu chuẩn thị xã vào năm 2025. Thi công Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc qua địa phận xã Cát Nê (Đại Từ). Năm nay, huyện Đại Từ dự kiến...

Cùng tác giả

Một phong trào của toàn dân

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (viết tắt là Phong trào) trực tiếp làm thay đổi tư duy, nhận thức của nhân dân trong ứng xử xã hội; tạo sự gắn kết bền chặt và nhân lên nếp sống đẹp từ gia đình đến cộng đồng dân cư. Chính vì thế, Phong trào có sức sống mạnh mẽ và ngày càng lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; kết quả thực...

Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh: Khẩn trương kiện toàn các tổ chức

Chiều 20-2, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng ủy các cơ quan đảng tỉnh Thái Nguyên, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh lần thứ nhất để triển khai một số nhiệm vụ công tác năm 2025.   Quang cảnh Hội nghị. Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh được thành lập theo Quyết định số 2515 ngày 03/02/2025 của Ban Thường vụ...

Thái Nguyên: 277 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 277 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận (phần lớn là làng nghề chè, còn lại là làng nghề trồng đào, thủ công mỹ nghệ…), trong đó có 184 làng nghề truyền thống (66,4%) và 93 làng nghề (33,6%), tăng 25 làng nghề so với năm 2020. Toàn tỉnh đang có trên 14,7 nghìn cơ sở đang sản xuất, chế biến, kinh doanh trong làng nghề (107 hợp tác...

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa nồm ẩm

Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa phùn, nồm ẩm. Theo Trung tâm Dự báo khí trượng thủy văn Trung ương, tình trạng nồm ẩm có thể kéo dài đến tháng 4. Đây là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên đàn vật nuôi phát sinh và lây lan. Do đó, các cấp, ngành chức năng và người dân cần tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Cán bộ thú y tỉnh kiểm tra việc tiêm...

Phó Chủ tịch nước dự Lễ vinh danh các thầy thuốc tiêu biểu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ Tại Lễ kỷ niệm, các đại biểu cùng ôn lại lịch sử xây dựng và phát triển ngành Y tế cách mạng Việt Nam cùng 70 năm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Trong suốt 70 năm qua, lời dạy của Bác trở thành phương châm hành động của các thế hệ thầy thuốc. Các cán bộ, nhân viên trong ngành...

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: 277 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 277 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận (phần lớn là làng nghề chè, còn lại là làng nghề trồng đào, thủ công mỹ nghệ…), trong đó có 184 làng nghề truyền thống (66,4%) và 93 làng nghề (33,6%), tăng 25 làng nghề so với năm 2020. Toàn tỉnh đang có trên 14,7 nghìn cơ sở đang sản xuất, chế biến, kinh doanh trong làng nghề (107 hợp tác...

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa nồm ẩm

Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa phùn, nồm ẩm. Theo Trung tâm Dự báo khí trượng thủy văn Trung ương, tình trạng nồm ẩm có thể kéo dài đến tháng 4. Đây là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên đàn vật nuôi phát sinh và lây lan. Do đó, các cấp, ngành chức năng và người dân cần tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Cán bộ thú y tỉnh kiểm tra việc tiêm...

Đại Từ: Dự kiến đầu tư công hơn 603 tỷ đồng

Huyện Đại Từ đang tập trung huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mở rộng không gian đô thị, phấn đấu xây dựng huyện cơ bản theo tiêu chuẩn thị xã vào năm 2025. Thi công Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc qua địa phận xã Cát Nê (Đại Từ). Năm nay, huyện Đại Từ dự kiến...

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Bảo đảm cung ứng điện phục vụ tăng trưởng kinh tế

Chiều 23-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Tham dự về phía Bộ Công thương có Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. Đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Tiến dự, chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên. Trên...

Sông Công nỗ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Năm 2025, TP. Sông Công phấn đấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 19.256 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2024. Để tạo đà hoàn thành tốt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; đồng thời động viên các doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương “tăng tốc” sản xuất. Khu vực sản xuất của Công ty CP Phụ...

Nước cho sản xuất vụ Xuân: Nhiều phương án dự phòng phù hợp

Nguồn nước cho sản xuất vụ Xuân luôn là vấn đề được người dân và các cấp, ngành chức năng trong tỉnh quan tâm. Vụ Xuân năm nay, Thái Nguyên gặp không ít khó khăn về nguồn nước tưới khi dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán (thời vụ gieo cấy lúa xuân) không có mưa. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, nhờ sự chuẩn bị kỹ...

Sôi động thị trường máy sấy, máy hút ẩm

Theo dự báo, mưa nhỏ, nồm ẩm ở miền Bắc có thể kéo dài trong nhiều tuần tới, thậm chí đến tháng 4-2025. Chính bởi vậy, nhiều gia đình đã lựa chọn mua những sản phẩm như: Tủ sấy, máy sấy quần áo, máy hút ẩm để ứng phó với hiện tượng thời tiết này. Nhân viên Siêu thị Mediamart tư vấn về các loại máy hút ẩm cho khách hàng. Khảo sát tại các cửa hàng, đại lý, siêu thị...

Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát huy hiệu quả tích cực. Năm 2024, tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt 25.860 tỷ đồng, chiếm 21,84% tổng dư nợ toàn địa bàn. Nhờ có nguồn vốn vay, nhiều mô hình sản xuất hiện đại, bền vững đã được hình thành, góp phần nâng cao giá trị nông sản và cải thiện đời sống của bà con...

Quản lý, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi

Trên địa bàn TP. Thái Nguyên hiện có 112 công trình thủy lợi, gồm 6 công trình do Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý, khai thác và 106 công trình do thành phố quản lý. Thời gian qua, UBND TP. Thái Nguyên luôn chú trọng công tác quản lý, đầu tư kinh phí để cải tạo, sửa chữa các công trình thủy lợi nhằm phát huy hiệu quả sử dụng, đáp ứng nhiệm vụ tưới...

Làm gì để duy trì đà tăng trưởng nông nghiệp?

Năm 2025 - năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2020-2025, Thái Nguyên đặt mục tiêu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,5% trở lên. Dẫu còn không ít “chướng ngại vật” nhưng tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp khả thi để "cán đích" đúng hẹn. Sản xuất rau, quả công nghệ cao (nhà màng, nhà lưới) để tạo ra sản phẩm an toàn tại HTX Chăn nuôi xanh (TP. Sông Công) là xu hướng tất yếu,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất