Powered by Techcity

Đêm ấy trăng thề – Báo Thái Nguyên điện tử


Bà Mí cựa mình, cánh tay đau ê ẩm. Bà không nhớ đã thiếp đi từ lúc nào, đầu tựa vào bậc thang, tay bíu song cửa. Trăng lênh láng sân nhà. Con đường xuống núi như sợi lụa trắng tan vào sương. Nó vừa ở đây cơ mà, tay bà còn ấm hơi tay nó. Con ơi, Cường ơi, mày đâu rồi?





 

Ngày sinh nó, chồng bà reo: “Dòng họ Triệu được thêm thằng đàn ông nữa rồi”. Những đêm trăng chín mọng như đêm nay, ông bà tựa cầu thang nhìn ra cánh rừng lấp loáng, rủ rỉ tính chuyện tương lai cho các con. Mình phải làm lễ cấp sắc cho ba thằng thật đàng hoàng, để chúng nó được thần linh, tổ tiên che chở, sống tử tế đàng hoàng cho đáng mặt đàn ông họ Triệu.

Dòng họ Triệu ở bản Chiêng này tự bao giờ chẳng rõ. Trong tiếng rì rào của ngọn gió thâm u, nhà nhà cầu thần linh ban cho nhiều đàn ông khỏe mạnh như cây lim, cây sến trên rừng. Mỗi đứa trẻ trai được sinh ra, cả họ hân hoan, bàn tính, chờ nó lớn lên từng ngày để thụ lễ cấp sắc. Từ giây phút ấy, chàng trai Dao được tổ tiên tiếp sức, trở nên mạnh mẽ bội phần.

Tháng trước, cũng đêm trăng luênh loang như đêm nay, vợ chồng bà Mí rủ rỉ bàn chuyện thằng Cường. Làm lễ cấp sắc cho nó thôi. Trong chuồng hai con lợn béo núc. Bộ quần áo chàm cổ nẹp vải đỏ sắm từ năm ngoái. Bằng tuổi nó, trai bản Chiêng có thằng líu ríu hai, ba đứa con rồi ấy chứ…

Chiều qua nó về, mang theo chiếc bánh ga-tô cùng dăm cây nến màu hồng.

– Tối nay nhà mình tổ chức sinh nhật mừng tuổi năm mươi của mẹ. Con muốn thưa với họ hàng một chuyện.

– Dà ơi, cái thằng, đua đòi rồi, tiền đâu ra mà phung phí thế?

– Con được học bổng, con đi làm thêm nữa, mẹ yên tâm mà.

Bữa cơm tối khách đến chật sàn. Mâm đàn ông cụng chén chan chát, chuyện trò râm ran. Rồi tất cả im lặng nghe nó nói. Mọi người ngừng gắp, ngừng nhai, mắt tròn xoe, không chớp. Bỗng bà thấy ai đó hét lên:

– Mái tú (*). Họ nhà này phải lấy vợ là đàn bà.

– Nhưng cháu không yêu phụ nữ, lấy về tội người ta.

– Thằng đàn ông mất nết này, mày hư hỏng từ bao giờ?

Rồi tiếng quát, tiếng đổ vỡ. Bà thoáng thấy nó cầm ba lô chạy xuống cầu thang. Tiếng khóc thút thít thoảng bên tai bà. Đứng lại con ơi! Bà lạc giọng. Nhưng nó đã lẫn vào ánh trăng hun hút.

Bà vẹo vọ đi vào buồng, lưng đau ê ẩm, hai đầu gối kêu lẹt kẹt. Chồng bà ngồi dựa cột nhà, tay buông thõng, hố mắt đen thẫm, ánh trăng vỡ trên gương mặt hốc hác. Đầu bà chạm vào vật gì cồm cộm. À lối, một phong thư.

Ngày…tháng… Kính gửi Mẹ.

Mẹ ơi!!! Con muốn được tâm sự cùng mẹ. 21 năm cuộc đời con chưa được trải lòng hết với ai.

Mẹ ơi!!! Nếu nói được sống vô tư vui vẻ thì chỉ đến năm con học hết cấp một thôi. Lên cấp hai, con nhận biết mình khác lạ, con thích chơi trò con gái và thân với các bạn gái. Rồi không biết ai nói, các bạn nhìn con khinh ghét, gọi con là “thằng con gái”. Con như đứa trẻ lạc loài thui thủi. Những lúc đi chăn trâu hay lên rừng kiếm rau kiếm củi, con chọn chỗ thật kín để khóc cho thỏa…

Choái muồi ton hởi (**).

Nước mắt bà rơi nhòe mặt chữ. Về làm dâu bản Chiêng này, bà lầm lũi tưới mồ hôi vào nương rẫy, lưng bà cõng bao nhiêu mưa nắng. Bốn anh em Cường cao ngang thắt lưng người lớn đã theo bố mẹ gùi củi, đốt bãi. Tối về, chúng đủ mặt quanh mâm cơm là bà yên tâm rồi. Bà cũng nghe dân bản xì xào, họ bảo thằng Cường bị làm sao ấy. Nhưng bà không tin. Con bà cao ráo, vạm vỡ thế cơ mà.

Mẹ ơi, suốt những năm tháng ấy, con luôn tự hỏi con là ai? Vì sao con không giống mọi người? Có lần con đến vực Tử thần, nơi bố mẹ luôn nhắc chúng con tuyệt nhiên không được đến. Con ngồi trên miệng vực, nhìn khói đen cuồn cuộn bốc lên, con khát thèm được thả mình vào đó, cho quên hết, xong hết mọi khổ sở. Nhưng tự nhiên con nghĩ: Sao mình phải chết? Sao mình không giỏi giang cho bố mẹ tự hào?

Mẹ ơi, con là con trai của mẹ, cũng là con gái của mẹ. Mẹ nhìn lên trời mà xem, trên ấy đâu chỉ có mặt trời và mặt trăng, mà còn có muôn vàn vì tinh tú khác. Cộng đồng người đồng tính chúng con là những vì tinh tú đó.

Mẹ ơi, ra trường, con muốn đến một nơi cởi mở hơn để tìm hạnh phúc cho mình. Mẹ đừng lo cho con, dù ở đâu, con vẫn là con của bố mẹ, là người tốt của dòng họ Triệu nhà ta…

Bà Mí buông rơi lá thư. Trời đã sáng bạch từ bao giờ. Bước ra gian ngoài, bà thấy ông Mí ngồi như tảng đá, mắt hướng lên bàn thờ, tóc bạc trắng, gương mặt già đi hàng chục tuổi. Cây hương cháy hết từ bao giờ cong như vầng trăng lơ lửng.

– Tôi với bà đi tìm thằng Cường – giọng ông khan đặc.

Bà vội vàng thay quần áo, chụp cái khăn lên đầu, lầm lũi theo ông. Chiếc ô tô khách đưa ông bà đến cổng trường đại học. Hỏi tên nó, bọn trẻ nhao nhao “chúng cháu biết” rồi dắt ông bà đi. Anh Cường học Khoa Du lịch ạ, anh ấy học giỏi nhất khóa đấy ạ. Ông bà chưa uống cạn cốc nước thì bạn nó chạy đến đưa cho ông cái điện thoại:

– Bác ơi, bác nói chuyện với Cường ạ.

Ông cầm điện thoại đi ra chỗ vắng, nói chuyện gì với nó lâu lắm mới quay vào. Ông giục bà:

– Ta về thôi kẻo muộn chuyến xe.

Trăng đón ông bà từ chân dốc. Ánh bạc dịu dàng vuốt ve hai tấm lưng gầy guộc. Ông kéo bà ngồi xuống bậc cầu thang quen thuộc, mắt đăm đăm nhìn biển trăng mênh mang. Bà khẽ hỏi:

– Con nó đi đâu hả ông? Mà hai bố con nói chuyện gì lâu thế?

– Nó đi làm truyền thông phòng chống HIV, mấy hôm nữa mới về. Nó xin lỗi tôi, bảo chắc tôi thất vọng nhiều về nó.

Thế ông nói với con thế nào? Bà hồi hộp.

– Tôi chỉ nói: Cuối tuần con về, bố làm mâm cơm dâng lên báo cáo tổ tiên. Dù con là ai thì gia đình mình cũng ở bên con. Con luôn là niềm tự hào của bố mẹ và dòng họ Triệu.

Những câu cuối ông nói chậm và nghiêm nghị, như lời thề trước vầng trăng vời vợi.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-hoa/202406/dem-ay-trang-the-43709f6/

Cùng chủ đề

Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng

Đó là chủ đề Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt được Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tối 3-10 tại Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc (TP. Thái Nguyên). Chương trình có phần giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Bắc năm 2024. Các đại biểu tham dự Chương trình. Tham...

Chuyện ở những gia đình truyền thống

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 84.000 gia đình chỉ có bố hoặc mẹ sống chung với con; gần 25.000 hộ có 2 vợ chồng; hơn 121.000 gia đình hạt nhân, tức là có cả bố mẹ và các con… Đặc biệt có hơn 70.600 gia đình từ 3 thế hệ trở lên - đó là những gia đình truyền thống, gia đạo nền nếp, có tôn ti trật tự, trên dưới thuận hòa. Ông Chu Văn...

Xanh đồng Bản Ngoại – Báo Thái Nguyên điện tử

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Đại Từ là một trong những địa phương của tỉnh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, so với các xã, thị trấn trong huyện, Bản Ngoại có phần may mắn hơn khi hơn 20ha lúa, màu bị ngập, đổ đã dần hồi phục. Bản Ngoại là một trong những xã đi đầu ở huyện Đại Từ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong ảnh: Người dân xóm Khâu Giang...

Phát triển cụm công nghiệp ở vùng khó: Những tín hiệu tích cực

Xác định phát triển cụm công nghiệp (CCN) là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, các huyện miền núi, vùng cao trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Nhờ đó, nhiều CCN đã được thành lập, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng nhà máy và đi vào sản xuất, góp phần tạo việc làm, nâng cao...

Chủ động, tích cực tham mưu trong công tác tổ chức xây dựng Đảng

Chiều 2-10, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng; đánh giá kết quả công tác quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2024 của ngành Tổ chức xây dựng Đảng. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Sơn và các đại...

Cùng tác giả

Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng

Đó là chủ đề Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt được Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tối 3-10 tại Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc (TP. Thái Nguyên). Chương trình có phần giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Bắc năm 2024. Các đại biểu tham dự Chương trình. Tham...

Chàng trai khuyết tay vẽ cờ Tổ quốc từ 30 tờ chứng nhận hiến máu

  Từ khi còn nhỏ, cuộc đời của Nguyễn Phúc Đức đã phải đối mặt với biến cố lớn khi mất đi cánh tay phải trong một tai nạn bất ngờ vào năm lớp 6. Sự cố này không chỉ để lại nỗi đau về thể chất mà còn gây tổn thương lớn về mặt tinh thần. Từ một cậu bé hoạt bát, Phúc Đức trở nên thu mình, tự ti. Mất đi một phần cánh tay phải, Phúc Đức phải...

Việt Nam sẽ có 3-5 đô thị có thương hiệu tầm khu vực và quốc tế

Diện tích nhà ở tại đô thị đạt 32m2/người vào năm 2030 Hôm nay (3/10), Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, quy hoạch này đã được Thủ tướng phê duyệt vào cuối tháng 8. Trình bày tóm tắt quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, TS.KTS Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị...

Chuyện ở những gia đình truyền thống

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 84.000 gia đình chỉ có bố hoặc mẹ sống chung với con; gần 25.000 hộ có 2 vợ chồng; hơn 121.000 gia đình hạt nhân, tức là có cả bố mẹ và các con… Đặc biệt có hơn 70.600 gia đình từ 3 thế hệ trở lên - đó là những gia đình truyền thống, gia đạo nền nếp, có tôn ti trật tự, trên dưới thuận hòa. Ông Chu Văn...

Xanh đồng Bản Ngoại – Báo Thái Nguyên điện tử

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Đại Từ là một trong những địa phương của tỉnh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, so với các xã, thị trấn trong huyện, Bản Ngoại có phần may mắn hơn khi hơn 20ha lúa, màu bị ngập, đổ đã dần hồi phục. Bản Ngoại là một trong những xã đi đầu ở huyện Đại Từ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong ảnh: Người dân xóm Khâu Giang...

Cùng chuyên mục

Chuyện ở những gia đình truyền thống

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 84.000 gia đình chỉ có bố hoặc mẹ sống chung với con; gần 25.000 hộ có 2 vợ chồng; hơn 121.000 gia đình hạt nhân, tức là có cả bố mẹ và các con… Đặc biệt có hơn 70.600 gia đình từ 3 thế hệ trở lên - đó là những gia đình truyền thống, gia đạo nền nếp, có tôn ti trật tự, trên dưới thuận hòa. Ông Chu Văn...

Một ngày với “Đệ nhất danh trà”

Trong hành trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”, trải nghiệm những vùng đất hùng vĩ với núi non, hang động, hồ nước, thác đổ…, nhưng sẽ thiệt thòi cho du khách nếu chưa đến một điểm trên vùng đất được dân gian mệnh danh là “Đệ nhất danh trà” Thái Nguyên. Đó là Không gian Văn hóa trà và vùng chè xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Không gian Văn hóa trà Tân Cương đón tiếp bình quân 10.000...

“Nhà mình nghèo lắm” – Báo Thái Nguyên điện tử

Đầu tuần, chị Vân nhận được tin nhắn của cô giáo, hỏi về việc trong lớp chỉ có Việt, con trai chị không đăng ký tham gia dã ngoại. Cô giáo dè dặt đặt vấn đề: “Nếu gia đình mình khó khăn quá, Nhà trường có thể hỗ trợ. Vì hoạt động lần này không chỉ là vui chơi mà còn kết hợp tham quan bảo tàng với giáo dục lịch sử cho các con.” Chị Vân hoàn toàn bất...

Nét quê rau muống – Báo Thái Nguyên điện tử

Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Rau muống là một loại rau rất dễ trồng, trồng trên ruộng, trồng ở bờ ao, bờ mương. Rau muống cũng dễ chế biến, mà chế biến được nhiều món ăn ngon, hơn nữa là một loại rau có quanh năm, ăn nhiều bữa mà không chán. Nhớ thời còn bé, tôi theo mẹ ra đồng trồng rau muống, chỉ cần bón phân một lần, ruộng...

Tiếng gọi – Báo Thái Nguyên điện tử

Lần nào lên thăm vợ chồng Vy, mẹ cũng không báo trước. Mà không, chính xác là từ buổi chiều trời đổ mưa tầm tã, nước chảy thành dòng trước con hẻm nhà Vy đúng cái giờ ra đón mẹ ở bến xe. Khôi, chồng Vy, gọi taxi vì không thể chạy xe máy như mọi lần. Có vậy thôi mà mẹ kể mãi, nói hai đứa không biết tiết kiệm là gì, tốn kém, gì mà tiền taxi...

Quảng bá du lịch Thái Nguyên theo cách của bạn

  Quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh... cùng nhiều mục tiêu cụ thể khác là những nội dung được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, thể hiện tầm nhìn, quyết tâm “bứt tốc” ngành Du lịch của tỉnh trong nhiệm kỳ, đặt nền móng cho tương lai. Do vậy, trong 4 năm qua, các cấp,...

Phục vụ gần 27.000 lư­­­­­­­­­­­­ợt bạn đọc

Tính đến hết tháng 9-2024, Thư viện tỉnh Thái Nguyên đã cấp mới 577 thẻ và phục vụ gần 27.000 lư­­­­­­­­­­­­ợt bạn đọc; luân chuyển hơn 49.000 l­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ượt sách báo; phục vụ hơn 1.100 lượt bạn đọc đến tìm hiểu, học tập, tra cứu thông tin tại phòng đa phương tiện và gần 124.000 lượt truy cập website của Thư viện. Nhiều bạn trẻ quan tâm tới sách, báo truyền thống. Cùng với phục vụ bạn đọc, Thư viện tỉnh tổ...

Tham mưu – Báo Thái Nguyên điện tử

Ông bắt đầu làm công tác lãnh đạo khi mới bước vào tuổi ba mươi. Hồi ấy, cả cái huyện miền núi gần trăm cán bộ nhưng chỉ có vài người tốt nghiệp đại học như ông thì điều ấy cũng không có gì lạ. Minh họa: Thanh Hạnh Trải qua đường trường công tác, tuy không phải là người quá thông minh, sắc sảo nhưng dần dần, tới lúc sắp về hưu, ông cũng đã làm đến chức giám đốc...

Thực hiện hiệu quả chính sách văn hóa vùng dân tộc thiểu số

Trong số hơn 1,3 triệu dân, người dân tộc thiểu số (DTTS) tại Thái Nguyên chiếm gần 30%. Thời gian qua, phát triển văn hóa, bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được tỉnh quan tâm. Học viên thực hành nghi lễ Cấp sắc của người Dao tại Lễ bế mạc lớp truyền dạy về thực hành nghi lễ Cấp sắc, chữ Nôm của người Dao tại xã...

Giáo dục lối sống trong gia đình thời hội nhập

Mặt trái của thời hội nhập đã phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống trong gia đình. Biểu hiện cao nhất là tình trạng ly hôn gia tăng, con cháu thờ ơ với ông bà, cha mẹ. “Cái tôi” lớn dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức, nhân cách trong không ít gia đình. Để hạn chế tình trạng này, giải pháp hiệu quả nhất là mỗi gia đình, dòng họ cần giáo dục con cháu lối sống có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất