Powered by Techcity

Để đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách

Những năm gần đây, chất lượng vốn tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thái Nguyên quản lý luôn nằm trong tốp dẫn đầu của cả nước, tỷ lệ nợ xấu ở ngưỡng an toàn. Để có được kết quả này, nhiều giải pháp đã được Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh đưa ra và triển khai tích cực.





Buổi giao dịch định kỳ tháng 8/2023  của NHCSXH TP. Sông Công tại phường Phố Cò.
Buổi giao dịch định kỳ tháng 8/2023 của NHCSXH TP. Sông Công tại phường Phố Cò.

Tính đến cuối tháng 7/2023, tổng nguồn vốn NHCSXH tỉnh được giao quản lý là 4.327 tỷ đồng, tăng gần 173 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương là 3.610 tỷ đồng, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương là trên 201 tỷ đồng, còn lại 480 tỷ đồng là vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất. Dư nợ cho vay luôn đạt trên 99% tổng nguồn vốn.

Theo ông Lê Văn Hồng, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh: Định kỳ hàng quý, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH (viết tắt là Ban đại diện) cấp tỉnh, cấp huyện đều tổ chức họp đánh giá việc triển khai thực hiện các quyết định, văn bản hướng dẫn của cấp trên và kết luận của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tại các phiên họp; thảo luận, đánh giá kết quả hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch theo từng chỉ tiêu được giao và đề ra nhiệm vụ, kế hoạch kỳ hoạt động tiếp theo…

Ngoài ra, NHCSXH với 4 tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cùng cấp cũng tiến hành họp định kỳ theo tháng để đánh giá, kiểm điểm hoạt động toàn diện của các nội dung phối hợp công tác, nhằm kịp thời chấn chỉnh, giải quyết những khó khăn, vướng mắc…

Được tham gia nhiều cuộc họp giao ban, điều mà chúng tôi cảm nhận rõ đó là sự nghiêm túc, thẳng thắn, trách nhiệm của các thành viên, đặc biệt là các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác. Tất cả những trường hợp nợ quá hạn, nguyên nhân vì sao, giải pháp thế nào; thành viên ban đại diện nào trong tháng, quý chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ theo quy định… đều được nắm bắt, báo cáo kịp thời tại mỗi cuộc họp.





Đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và NHCSXH TP. Phổ Yên kiểm tra việc sử dụng vốn vay tại hộ ở xã Vạn Phái hồi tháng 7/2023.
Đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và NHCSXH TP. Phổ Yên kiểm tra việc sử dụng vốn vay tại một hộ gia đình ở xã Vạn Phái.

Để nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay của các hộ, công tác kiểm tra, giám sát được Ban đại diện cấp tỉnh, huyện, các hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp, cho đến các tổ tiết kiệm và vay vốn triển khai một cách toàn diện, đồng bộ, phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể. Trong đó, thành viên Ban đại diện cấp tỉnh kiểm tra hoạt động của Ban đại diện cấp huyện, xã, tổ tiết kiệm và vay vốn và hộ vay…

Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, 100% đơn vị cấp xã, trên 500 lượt tổ tiết kiệm và vay vốn, gần 1.700 hộ vay trong toàn tỉnh được Ban đại diện các cấp thực hiện việc kiểm tra, giám sát; 100% các hộ vay được tổ tiết kiệm và vay vốn kiểm tra.

Ông Lương Quốc Huy, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH TP. Sông Công, thông tin: Trong quá trình triển khai cho vay, chất lượng tín dụng luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu. Để có được điều đó thì trước hết, nguồn vốn phải đến được đúng đối tượng thụ hưởng. Do đó, công tác tuyên truyền các văn bản, chính sách có liên quan từ Trung ương, tỉnh đến các cấp, ngành luôn được chú ý triển khai đầy đủ, kịp thời để người dân nắm bắt, giám sát và thực hiện.

Cùng với đó, việc thực hiện các bước trong quy trình nghiệp vụ cho vay cũng được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, từ khâu thẩm định mục đích sử dụng vốn vay, đến việc bình xét tại tổ tiết kiệm và vay vốn. Sau khi thực hiện giải ngân món vay, trong vòng 30 ngày, tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ phối hợp với ngân hàng, các tổ chức hội, đoàn thể thực hiện kiểm tra tại hộ vay. Ngoài ra, các hội, đoàn thể nhận ủy thác hoặc NHCSXH cũng thực hiện kiểm tra đột xuất hoặc thường kỳ đối với các khoản vay. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện người vay sử dụng vốn chưa đúng mục đích, NHCSXH sẽ yêu cầu người vay thực hiện trả nợ trước hạn.

Theo bà Phạm Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Qua thực tế kiểm tra tại hộ vay, chúng tôi nhận thấy các hộ đều sử dụng đúng mục đích và phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn. Từ số tiền vay ban đầu, nhiều hộ đã có thu nhập ổn định, đời sống khấm khá…

Qua đánh giá của NHCSXH tỉnh, nhờ làm tốt việc quản lý nguồn vốn nên thời gian qua, cơ bản các hộ vay đều sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả. Số hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách ngày càng tăng, đóng góp vào kết quả giảm nghèo chung của tỉnh. Tại Thái Nguyên đã xuất hiện nhiều mô hình, dự án làm ăn hiệu quả, như: Chăn nuôi trâu kết hợp lợn nái của hộ ông Trần Ngọc Sơn, xóm Đồng Tiến, xã Tân Khánh (Phú Bình); xưởng bóc gỗ, trồng rừng, nuôi ốc bươu của hộ ông Hoàng Văn Cường, xóm Hiệp Hòa, xã Phủ Lý (Phú Lương); trồng rừng bạch đàn kết hợp nuôi dúi sinh sản của hộ ông Nguyễn Quang Hiển, xóm Thắng Lợi, xã Tràng Xá (Võ Nhai)…




Tính đến hết tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu và nợ khoanh của NHCSXH tỉnh là 2,1 tỷ đồng, chiếm 0,049% trong tổng dư nợ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khởi sắc hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư

Xác định tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến Đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) luôn chú trọng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Thông qua chương trình, hội nghị, tiếp xúc và gặp gỡ với các...

Bảo tàng trà trong lòng “Đệ nhất danh trà”

Có lẽ trên đất nước Việt Nam hiếm có nơi nào du khách cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện như vùng đất, con người Tân Cương. Bởi đến đây, chẳng nề thân sơ, chủ nhà cũng mang thứ trà ngon nhất của mình pha để đãi đằng ẩm khách. Có khách nước ngoài băn khoăn xin được trả tiền trà và công phục vụ thì nhận được một nụ cười tươi giòn kèm câu nói ngọt ngào: “100% free...

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Năm 2024, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Kiểm lâm đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền công tác phát triển rừng, đẩy nhanh và hoàn thành công...

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Cùng tác giả

Khởi sắc hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư

Xác định tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến Đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) luôn chú trọng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Thông qua chương trình, hội nghị, tiếp xúc và gặp gỡ với các...

CĐV Việt Nam rộn ràng sang Thái Lan cổ vũ sắc đỏ mang cúp về nhà

Hàng trăm CĐV sắc đỏ rộn ràng ở sân bay Nội Bài lúc nửa đêm, lên đường sang Thái Lan cổ vũ tuyển Việt Nam gặp lại chủ nhà ở chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 (AFF Cup). Mặc dù chuyến bay cất cánh lúc 23h45, ngay từ 20h30, 250 cổ động viên (CĐV) mặc áo màu cờ đỏ sao vàng tập trung tại quầy check-in để làm thủ tục lên đường sang Bangkok, Thái Lan. Đại diện Công ty...

Bảo tàng trà trong lòng “Đệ nhất danh trà”

Có lẽ trên đất nước Việt Nam hiếm có nơi nào du khách cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện như vùng đất, con người Tân Cương. Bởi đến đây, chẳng nề thân sơ, chủ nhà cũng mang thứ trà ngon nhất của mình pha để đãi đằng ẩm khách. Có khách nước ngoài băn khoăn xin được trả tiền trà và công phục vụ thì nhận được một nụ cười tươi giòn kèm câu nói ngọt ngào: “100% free...

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Năm 2024, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Kiểm lâm đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền công tác phát triển rừng, đẩy nhanh và hoàn thành công...

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Cùng chuyên mục

Khởi sắc hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư

Xác định tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến Đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) luôn chú trọng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Thông qua chương trình, hội nghị, tiếp xúc và gặp gỡ với các...

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Năm 2024, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Kiểm lâm đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền công tác phát triển rừng, đẩy nhanh và hoàn thành công...

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Thái Nguyên lọt Top 10 địa phương thu ngân sách cao nhất miền Bắc

Theo số liệu chính thức được Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên công bố hôm nay (3-1), tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Nguyên năm 2024 đạt 19.780 tỷ đồng, đứng thứ 9/25 tỉnh, thành miền Bắc. Kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Trước đó, ngành Tài chính dự kiến số thu ngân sách của...

Thái Nguyên: Diện tích đất sản xuất nhỏ, giá trị thu được lớn

Diện tích tự nhiên của Thái Nguyên là 352.197ha, trong đó có 301.273ha đất nông nghiệp, là 1 trong 5 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất trong khu vực trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, giá trị thu được trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt của tỉnh lại luôn ở top trên. Để có được kết quả này, tỉnh đã đầu tư đúng hướng cho các loại cây trồng chủ lực. Nhờ đầu tư đúng hướng...

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất