Powered by Techcity

Cờ Tổ quốc – Báo Thái Nguyên điện tử

– Ông ơi! cháu về rồi ạ.

Đang hí húi sửa soạn bàn thờ Tổ quốc, nghe tiếng gọi, ông Nam vội nhìn ra cửa. Ông không tin vào mắt mình khi thấy Đạt, thằng cháu nội, sinh viên đại học năm thứ ba cao lớn, rắn rỏi bước vào nhà. Ông mừng rỡ hỏi:

– Sao cháu bảo Hè này không được về cơ mà. Vui quá, thế là cháu kịp về ăn Tết Độc lập với ông rồi.

– Dạ vừa rồi cháu tham gia chương trình “Quyên góp, trao tặng cờ Tổ quốc cho các chiến sĩ biển đảo Trường Sa và ngư dân vùng hải đảo” do Đoàn trường phát động ạ. Xong chương trình cháu về ngay với ông mà.

Ông Nam thầm nghĩ, vậy là nó trưởng thành thật rồi. Ông nở nụ cười mãn nguyện.

 Đặt ba lô xuống ghế, Đạt nhanh nhảu nói:

– Ông để đấy, cháu sửa soạn bàn thờ Tổ quốc cho ạ.

– Ờ… Mà cháu hộ ông treo lá cờ này lên trước cổng nhà mình đã.

Lá cờ Tổ quốc đã bạc màu vậy mà năm nào vào dịp lễ kỷ niệm ngày 19-8 và Tết Độc lập, Đạt cũng thấy ông nội lấy nó từ trong chiếc hòm gỗ ra để treo. Đạt vội nói:

– Ông ơi, cháu mang mấy lá cờ mới về đó. Ông thay chiếc này đi ạ.

– Không cháu ạ. Lá cờ này để đón các cụ về ăn Tết Độc lập với ông cháu mình đấy.





Minh họa Thanh Hạnh.

***

Sau Cách mạng Tháng Tám, từ khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, người dân Bản Bung quê ông đón thêm một cái Tết mới là Tết Độc lập mừng ngày Quốc khánh 2-9. Những ngày này, gia đình ông Nam soạn sửa chu đáo lễ vật: Gạo nếp, gà, trầu cau, rượu, bánh… để cúng Tết Độc lập và không quên điểm tô cho nếp nhà sàn ẩn hiện bên sườn núi cao lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Vẻ đẹp thiêng liêng ấy chẳng những được xuất phát từ tình yêu và niềm tự hào dân tộc mà còn bởi lẽ mỗi khi nhìn sắc đỏ ấy ông như thấy cha mẹ bên mình.

Khi còn sống, mẹ ông từng kể cho ông nghe, gia đình mẹ có người anh trai sớm được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Nửa tháng trước ngày Tổng khởi nghĩa 19-8, anh trai của mẹ dẫn một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú về nhà. Sau mẹ biết chàng trai đó là một cán bộ Việt Minh. Người thanh niên ấy đã giác ngộ mẹ tham gia may cờ để phục vụ cho cách mạng. Những đêm mùa Thu năm ấy, mẹ cùng người thanh niên khâu rất nhiều lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Anh ấy vẽ mẫu, hướng dẫn cách đặt ngôi sao cho đúng vị trí. Công việc may cờ tưởng chừng như rất đơn giản nhưng cũng chứa đựng rất nhiều hiểm nguy bởi vào thời điểm đó bọn mật thám Pháp dò la ráo riết truy tìm những người may cờ Việt Minh. Nếu phát hiện được, chúng sẽ bắt giữ người và đốt cờ ngay lập tức. Để may được những lá cờ, mẹ và một số cô gái trong bản đã phải chia nhau đi các chợ xa, bí mật mua vải, chỉ, ngồi khâu tay suốt đêm. Việc cất giữ cờ cũng phải hết sức bí mật, kỳ công để sau đó được chuyển cho các tổ chức bí mật của cách mạng. Rồi cái ngày trọng đại 19-8 ấy cũng đến, những lá cờ mẹ khâu bay lượn khắp bầu trời quê và hòa vào dòng người tuần hành giành chính quyền. Có lẽ với mẹ, đây là đoạn kí ức đẹp nhất bởi xen lẫn niềm tự hào dân tộc còn là một niềm hạnh phúc lớn lao vì mình đã có những ngày đêm miệt mài gửi gắm vào lá cờ.

Tình yêu nhanh chóng đến với mẹ và chàng trai cán bộ Việt Minh ấy. Cảm xúc thiêng liêng và quý báu trong cuộc đời mẹ được nhân lên khi họ nắm tay nhau đi dưới rừng cờ đỏ sao vàng phần phật bay trong nắng, cùng reo vui ăn mừng ngày Độc lập(2/9/1945). Mẹ và chàng trai cán bộ Việt Minh, chính là cha của ông Nam đã thành vợ thành chồng. Sau niềm vui đất nước được độc lập, giống bao người, mẹ lại tiễn chồng cùng đoàn quân “Nam tiến”. Ở nơi quê nhà mẹ sinh hạ ông Nam với nỗi nhớ mong đằng đẵng. Khi biết tin chồng hy sinh nơi chiến trường miền Nam, mẹ có một ước mong, thân xác ông sẽ được đồng đội bọc trong lá cờ Tổ quốc. Mẹ bảo ngày lên đường, cha ông có mang theo một lá cờ do chính tay bà khâu.

 Những ngày cuối đời, mẹ nằng nặc đòi khâu cờ. Chiều lòng mẹ, vợ chồng ông Nam đi chợ, chọn mua vải đỏ, vải vàng. Mắt mờ, tay run rẩy, mẹ vẫn chậm rãi khâu xong lá cờ đỏ sao vàng. Mẹ vui lắm khi thấy vợ chồng ông Nam ngồi bên cạnh chăm chú xem mẹ khâu. Khâu xong, mẹ trao lá cờ lại cho vợ chồn gông. Từ đó ông nâng niu lá cờ kỷ vật của mẹ như một báu vật. Chỉ đến ngày Tết Độc lập mới mang ra treo, không dùng những lá cờ khác.

***

Sáng nay, Đạt dậy sớm đưa ông nội lên huyện nhận Bằng khen của tỉnh về thành tích “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhân dịp Tết độc lập. Ông là một trong những cựu cán bộ xã có thành tích trong việc giáo dục, tuyên truyền về “lá cờ Tổ quốc linh thiêng” trong nhiều năm qua.

Bỗng Đạt nhớ lại. Ngày ấy, vào một đêm mưa bão, những lá cờ tại các trường phổ thông trong bản bị đổ, rách tướp vì gió to. Biết sáng mai có lễ chào cờ đầu tuần, ông nội đã gọi Đạt dậy sớm cùng đi mua những lá cờ mới, đến từng trường để thay từng lá cờ bị rách. Mồ hôi nhễ nhại mà ông nội cười thật tươi khi thấy thầy cô giáo cùng các bạn học sinh trong trường hướng ánh mắt, trái tim về lá cờ đỏ sao vàng tươi mới linh thiêng, hát vang bài Tiến quân ca. 

Từ đấy, các trường học trong bản thường mời ông đến kể những câu chuyện về lá cờ đỏ của Tổ quốc. Ông cũng là người trao tặng nhiều lá cờ cho những hộ khó khăn vùng núi cao, các cờ nhỏ cầm tay dành tặng cho các em học sinh mầm non.

Những ngày Đạt cùng thanh thiếu niên đi “bão” ăn mừng chiến thắng bóng đá, ông day dứt khi thấy những lá cờ vốn được nâng niu như vật báu còn mới nguyên mà tụi trẻ nỡ đang tâm để lại bên đường. Ông âm thầm đi thu nhặt. Sáng sau ông gọi Đạt dậy cùng ông giặt phơi sạch sẽ để chờ dịp trao tặng cho mọi người.

Nhớ lần Đạt nhận giải Nhất khi tham gia cuộc thi tìm hiểu về cờ Tổ quốc do Tỉnh Đoàn tổ chức, ông xúc động lặng người đem phần thưởng của Đạt thành kính dâng lên bàn thờ gia tiên.

***

– Ông ơi, hôm nay ông có dâng phần thưởng lên bàn thờ Tổ quốc và bàn thờ các cụ không ạ!

– Nhất định rồi cháu.

– Cháu cũng có quà tặng ông ạ. Năm học qua cháu đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc và được cử ra thăm đảo Trường Sa.

Đạt lấy từ trong ba lô một lá cờ đỏ có rất nhiều chữ ký của các chiến sĩ trên đảo trao ông. Ông Nam nghẹn ngào đón lá cờ từ tay cháu.

Ông nhìn ra ngoài cổng, trong cái nắng của những ngày thu đầu tháng chín trong veo. Hình ngôi sao vàng trên lá cờ kỷ vật của mẹ ông lấp lánh đẹp lạ thường. Ông như thấy cha mẹ mình đang về dự Tết độc lập cùng đất nước và hai ông cháu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Thực hiện vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu chủ yếu

Ngày 11-1, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức Hội nghị người lao động để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Thép Việt Nam.  Các đại biểu dự Hội nghị người lao động Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Năm 2024, gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thị...

Kiểm tra, giám sát trong Đảng: Nâng cao chất lượng chuẩn bị đại hội

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, thời gian qua các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã và đang triển khai kịp thời nhiệm vụ nhằm giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, góp phần chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Định Hóa. Để góp phần chuẩn...

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực ngay từ đầu năm

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng (tăng hơn 10% so với năm 2024). Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bám sát kế hoạch, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.  Công ty TNHH KD Heat Technology Thái Nguyên chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nhiệt tôi cao tần. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn...

Giao lưu văn hóa Hàn Quốc tại Đại học Thái Nguyên

Tối 10-1, tại Đại học Thái Nguyên, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Thái Nguyên phối hợp với tổ chức DIVA (Hàn Quốc) tổ chức chương trình giao lưu và trải nghiệm tiếng Hàn, văn hóa Hàn Quốc.  Phần thi nói tiếng Hàn của một sinh viên. Điểm nhấn của Chương trình là Cuộc thi nói tiếng Hàn với sự tham gia của 7 thí sinh xuất sắc. Các bài thi xoay quanh những chủ đề như tình hữu nghị...

Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở TP. Phổ Yên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Qua đó tạo sức lan tỏa, góp phần giúp các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực thi đua...

Cùng tác giả

GELEX là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam 2024 – Gelex Group

Thông tin trên được công bố bởi Vietnam Report ngày 8/1 vừa qua, tại Hà Nội, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận xuất sắc, hiệu quả kinh doanh ổn định và bền vững giai đoạn 2023 – 2024. Bảng xếp hạng Top 50 The Best được Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố từ năm 2015, bao gồm các doanh nghiệp được lựa chọn từ Top 500 Doanh...

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Thực hiện vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu chủ yếu

Ngày 11-1, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tổ chức Hội nghị người lao động để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng Công ty Thép Việt Nam.  Các đại biểu dự Hội nghị người lao động Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Năm 2024, gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thị...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thành lập Trường THPT Lê Hồng Phong, TP. Phổ...

Các đại biểu dự Lễ Kỷ niệm Về dự buổi Lễ có lãnh đạo một số cơ quan thuộc các bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Thái Nguyên có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đặng  Xuân Trường, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Bùi Văn Lương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Phổ...

Kiểm tra, giám sát trong Đảng: Nâng cao chất lượng chuẩn bị đại hội

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, thời gian qua các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh đã và đang triển khai kịp thời nhiệm vụ nhằm giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, góp phần chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Định Hóa. Để góp phần chuẩn...

Sản phẩm OCOP đón sóng thị trường Tết

Thay vì bán hàng riêng lẻ, liên kết là cách mà nhiều chủ thể OCOP (chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) lựa chọn nhằm tạo nên bộ sản phẩm vừa đa dạng vừa tiện dụng, tăng tính cạnh...

Cùng chuyên mục

Giao lưu văn hóa Hàn Quốc tại Đại học Thái Nguyên

Tối 10-1, tại Đại học Thái Nguyên, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Thái Nguyên phối hợp với tổ chức DIVA (Hàn Quốc) tổ chức chương trình giao lưu và trải nghiệm tiếng Hàn, văn hóa Hàn Quốc.  Phần thi nói tiếng Hàn của một sinh viên. Điểm nhấn của Chương trình là Cuộc thi nói tiếng Hàn với sự tham gia của 7 thí sinh xuất sắc. Các bài thi xoay quanh những chủ đề như tình hữu nghị...

Đặc sắc “Giai điệu tự hào”

Chiều 9-1, tại Trung tâm Hội nghị Đại học Thái Nguyên, Tỉnh đoàn tổ chức vòng Chung kết Liên hoan nghệ thuật học sinh, sinh viên tỉnh Thái Nguyên với chủ đề “Giai điệu tự hào”. Chương trình thu hút sự tham gia của 650 ca sĩ, diễn viên không chuyên đến từ các trường học trong tỉnh; mang đến nhiều tiết mục đặc sắc ca ngợi Tổ quốc, quê hương. Một tiết mục tại Liên hoan. Tại Liên hoan, các đội thi biểu diễn...

Bờ Đậu với phong trào xây dựng đời sống văn hóa

100% đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông; nhà văn hóa, sân chơi thể thao đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới… Ông Trương Văn Viện, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác mặt trận xóm Bờ Đậu, xã Cổ Lũng (Phú Lương), tự hào khi chia sẻ với chúng tôi về kết quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của xóm. Vào các ngày lễ và các buổi họp xóm, thành...

Người trẻ “giữ lửa” văn hóa truyền thống

Giữa dòng chảy của hội nhập và toàn cầu hóa, sự phát triển chóng mặt của công nghệ đã, đang và sẽ có nguy cơ "xâm lấn" những giá trị văn hóa truyền thống vốn là hồn cốt của một quốc gia, dân tộc. Vì vậy, vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm thiêng liêng. Lan tỏa văn hóa truyền thống dân tộc...

Bảo tàng trà trong lòng “Đệ nhất danh trà”

Có lẽ trên đất nước Việt Nam hiếm có nơi nào du khách cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện như vùng đất, con người Tân Cương. Bởi đến đây, chẳng nề thân sơ, chủ nhà cũng mang thứ trà ngon nhất của mình pha để đãi đằng ẩm khách. Có khách nước ngoài băn khoăn xin được trả tiền trà và công phục vụ thì nhận được một nụ cười tươi giòn kèm câu nói ngọt ngào: “100% free...

Hào khí xứ trà – Báo Thái Nguyên điện tử

Trải ngàn đời nay, võ cổ truyền Việt Nam được chắt lọc, nhào luyện, trao truyền qua các thế hệ. Dù xã hội trải nhiều biến cố thăng trầm, nhưng võ cổ truyền không bị mai một, có sức sống mãnh liệt và trở thành một di sản văn hóa hóa phi vật thể tồn tại trên mọi miền Tổ quốc, trong đó có xứ trà Thái Nguyên. Võ đường Đức Sung (TP. Sông Công) trong buổi tập luyện. Khát vọng...

Thong dong câu chuyện văn hoá trà

Trong xu thế nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, bền vững ngày càng phát triển như hiện nay, người sản xuất không chỉ chú trọng đến chất lượng, mà còn gửi thông điệp, văn hoá bản địa thông qua sản phẩm. Với tình yêu với cây chè, khát khao đưa hương chè Thái Nguyên bay xa, nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh đang gửi vào sản phẩm của mình nhiều câu chuyện khác...

Nhiều hoạt động tại Lễ hội “Hương sắc trà Xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương”

Ngày 3-1, UBND TP. Thái Nguyên triển khai kế hoạch tổ chức Lễ hội “Hương sắc trà Xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức đầu năm mới nhằm tôn vinh vùng đất “Đệ nhất danh Trà”, qua đó đẩy mạnh hoạt động thương mại du lịch, thu hút doanh nghiệp đầu tư để phát triển vùng chè. Theo kế hoạch, năm nay, phần thi hái chè vẫn được tổ chức...

Nghề của ba – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau trận đau giữa năm, ba già và yếu đi hẳn. Ba ít ra đồng hơn và thường ngồi trầm ngâm nhìn xa xăm. Có khi đó là vị trí ngồi chỗ hiên, nhìn ra cây vú sữa có tổ chim sâu treo đòng đưa. Ba tỉ mẩn nhìn chú chim con bé tẹo chuyền từ cành cao xuống cành thấp rồi chui tọt vào tổ. Có khi ba ra chỗ lan can nhà, ngồi đó, ba nhìn ra phía...

“Chắp cánh” cho du lịch Thái Nguyên

Thay vì ngồi chờ khách đến, Thái Nguyên đã mang sản phẩm du lịch của mình đến với các tỉnh, thành phố trong cả nước để chào mời hợp tác; không chỉ tạo thêm sản phẩm du lịch mới, còn mở ra cơ hội phát triển nhanh, mạnh, bền vững của ngành Du lịch... Đây là cách tỉnh Thái Nguyên "chắp thêm đôi cánh" để ngành Du lịch bay cao, bay xa hơn.   Du khách nhận được sự phục vụ tận tình, chu đáo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất