Powered by Techcity

Chuyện ở những gia đình truyền thống


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 84.000 gia đình chỉ có bố hoặc mẹ sống chung với con; gần 25.000 hộ có 2 vợ chồng; hơn 121.000 gia đình hạt nhân, tức là có cả bố mẹ và các con… Đặc biệt có hơn 70.600 gia đình từ 3 thế hệ trở lên – đó là những gia đình truyền thống, gia đạo nền nếp, có tôn ti trật tự, trên dưới thuận hòa.





Ông Chu Văn Cam (xóm Đồng Luông, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ) kể chuyện về gia phả dòng họ với các cháu.
Ông Chu Văn Cam (xóm Đồng Luông, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ) kể chuyện về gia phả dòng họ với các cháu.

Trò chuyện với chúng tôi về giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình thời hiện đại, ông Lý Quý Sông, xóm Gốc Thị, xã Nam Hòa (Đồng Hỷ), người cao tuổi có uy tín trong đồng bào dân tộc Sán Dìu, tự hào: Đại gia đình nhà tôi có 4 thế hệ, mọi người trong nhà luôn yêu thương, hỗ trợ nhau. Chưa bao giờ các thành viên trong nhà xảy ra cãi vã, to tiếng.

Lên chức cụ từ gần chục năm nay, nhưng ông Sông còn khỏe mạnh, minh mẫn, hằng ngày trông nom các chắt cho con, cháu đi làm. Chiều muộn, các thành viên trong nhà tập trung đông đủ, mỗi người một việc. Ông Sông cho biết: Trong nhà, các cháu, chắt nhìn vào ông bà, cha mẹ như một tấm gương. Vì thế người lớn luôn có ý thức sống đúng chuẩn mực, các cháu, chắt mới ngoan, lễ phép với ông bà, cha mẹ.

Xã hội hiện đại làm thay đổi nhiều quan điểm sống. Cái tôi cá nhân ở mỗi người được tôn trọng, đó cũng là một thách thức lớn đối với các gia đình truyền thống. Bà Tống Thị Vòng, xóm Chí Son, xã Nam Hòa, chia sẻ: Thời công nghệ 4.0, tụi trẻ giỏi hơn mình nhiều về sử dụng công nghệ thông tin, mình cũng phải nhờ các cháu, chắt dạy cho cách sử dụng… Ngồi bên, ông Hoàng Văn Long đỡ lời vợ: Trong lúc các cháu nó dạy mình một số ứng dụng trên điện thoại, nhân đó mình khích lệ các cháu nói tiếng dân tộc, cùng tham gia gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu.  

Vợ chồng ông bà Hoàng Văn Long – Tống Thị Vòng có 6 người con, 13 cháu, 6 chắt. 5 người con lập gia đình có cuộc sống riêng, ông bà ở cùng vợ chồng người con trai cả, nhưng hằng ngày các con, cháu, chắt thường qua lại thăm nom nhau, nhất là vào các dịp nhà có giỗ chạp, ngày lễ, Tết, các thành viên tập trung đông đủ, không khí gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc.

Qua sinh hoạt hằng ngày, những nét đẹp truyền thống của gia đình được trao truyền, gìn giữ, phát huy giá trị qua các thế hệ. Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng gia đình, dòng họ vững mạnh, góp phần xây dựng xóm, tổ dân phố văn hóa.

Người xưa có câu: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi gia đình đều có cảnh ngộ riêng. So với gia đình hạt nhân hoặc một số mô hình gia đình khác, mô hình gia đình truyền thống có nhiều lợi thế hơn trong cuộc sống. Ví như việc ông bà trông cháu để các con có thời gian làm việc hiệu quả hơn.

Trong cuộc sống hằng ngày, giữa các thế hệ tự có ý tức hơn từ “lời ăn, tiếng nói”, biết kính trên, nhường dưới và cùng chăm lo, thu vén xây dựng hạnh phúc gia đình. Từ trong gia đình đã có giáo dục nền nếp, lớp trẻ khi ra ngoài xã hội biết ứng xử phải đạo, biết tránh xa các tệ nạn xã hội.

Chuyện gia đạo trong gia đình truyền thống, bà Nguyễn Thị Thuận, Chủ nhiệm Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tổ dân phố Giang Bình, thị trấn Giang tiên (Phú Lương), tâm đắc: Thời hiện đại, gia đình truyền thống vẫn là mô hình đẹp. Ở đó các thành viên trong nhà có nhiều cơ hội quan tâm tới nhau. Đây cũng là môi trường giáo dục nhân cách con người tốt nhất, rèn dạy các thành viên trong gia đình biết tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ; vợ chồng ăn ở “có nghĩa có tình”; ông bà, cha mẹ gương mẫu trước con cháu; con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; anh chị em trong nhà sống hòa thuận. Đặc biệt là ông bà đã cao tuổi không bị con cháu bỏ rơi…

Ở các gia đình truyền thống luôn có một nếp sống hòa thuận. Các thành viên trong nhà được giáo dục bài bản về nền nếp gia phong từ thuở lọt lòng, chính vì thế “họ” ứng xử, quan hệ tốt với mọi người trong cộng đồng xã hội, có ý thức đóng góp tích cực vào sự phát triển chung tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Huê, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi tổ dân phố 10, phường Phan Đình Phùng (TP. Thái Nguyên), tâm đắc: Những đứa trẻ được sinh ra, lớn lên trong gia đình truyền thống bao giờ cũng có ý thức tốt trong mọi ứng xử xã hội. Bởi các cháu được giáo dục về tôn ti trật tự trong gia đình, giáo dục về kỹ năng ứng xử lễ phép, biết kính trên, nhường dưới, biết chia sẻ tình cảm và biết sống quảng đại với người yếu thế hơn mình.

Mái ấm gia đình luôn là thành trì vững chãi bảo vệ, che trở an toàn cho các thành viên trong gia đình. Đồng thời là mạch nguồn làm nên sức mạnh nâng bước từng thành viên, cũng như các thế hệ trở nên hoàn thiện hơn trên mọi nẻo đường đời. Vì lẽ đó, mô hình gia đình truyền thống, gia đình “Tam đại đồng đường”, “Tứ đại đồng đường”… đang trở thành ước mơ của nhiều người trong xã hội.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/xa-hoi/202410/chuyen-o-nhung-gia-dinh-truyen-thong-2010364/

Cùng chủ đề

Xanh đồng Bản Ngoại – Báo Thái Nguyên điện tử

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Đại Từ là một trong những địa phương của tỉnh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, so với các xã, thị trấn trong huyện, Bản Ngoại có phần may mắn hơn khi hơn 20ha lúa, màu bị ngập, đổ đã dần hồi phục. Bản Ngoại là một trong những xã đi đầu ở huyện Đại Từ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong ảnh: Người dân xóm Khâu Giang...

Phát triển cụm công nghiệp ở vùng khó: Những tín hiệu tích cực

Xác định phát triển cụm công nghiệp (CCN) là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, các huyện miền núi, vùng cao trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Nhờ đó, nhiều CCN đã được thành lập, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng nhà máy và đi vào sản xuất, góp phần tạo việc làm, nâng cao...

Chủ động, tích cực tham mưu trong công tác tổ chức xây dựng Đảng

Chiều 2-10, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng; đánh giá kết quả công tác quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2024 của ngành Tổ chức xây dựng Đảng. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Sơn và các đại...

Dồn lực, tập trung hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ những tháng cuối năm

Đó là một trong những chỉ đạo của đồng chí Dương Văn Lượng, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, ngày 2-10, nhằm đánh giá công tác 9 tháng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Thường trực Thành ủy Thái Nguyên chủ trì Hội nghị. 9 tháng qua, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chịu tác động từ bên ngoài trên...

Đồng hành, hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất

Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại khá nặng nề trên địa bàn tỉnh, nhiều hộ nông dân bị thiệt hại về tài sản, lúa, hoa màu. Cùng với sự chủ động khắc phục hậu quả của bà con, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã và đang tích cực đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ hội viên khôi phục và ổn định sản xuất. Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh đến...

Cùng tác giả

Chàng trai khuyết tay vẽ cờ Tổ quốc từ 30 tờ chứng nhận hiến máu

  Từ khi còn nhỏ, cuộc đời của Nguyễn Phúc Đức đã phải đối mặt với biến cố lớn khi mất đi cánh tay phải trong một tai nạn bất ngờ vào năm lớp 6. Sự cố này không chỉ để lại nỗi đau về thể chất mà còn gây tổn thương lớn về mặt tinh thần. Từ một cậu bé hoạt bát, Phúc Đức trở nên thu mình, tự ti. Mất đi một phần cánh tay phải, Phúc Đức phải...

Việt Nam sẽ có 3-5 đô thị có thương hiệu tầm khu vực và quốc tế

Diện tích nhà ở tại đô thị đạt 32m2/người vào năm 2030 Hôm nay (3/10), Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, quy hoạch này đã được Thủ tướng phê duyệt vào cuối tháng 8. Trình bày tóm tắt quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, TS.KTS Phạm Thị Nhâm, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị...

Xanh đồng Bản Ngoại – Báo Thái Nguyên điện tử

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Đại Từ là một trong những địa phương của tỉnh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, so với các xã, thị trấn trong huyện, Bản Ngoại có phần may mắn hơn khi hơn 20ha lúa, màu bị ngập, đổ đã dần hồi phục. Bản Ngoại là một trong những xã đi đầu ở huyện Đại Từ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong ảnh: Người dân xóm Khâu Giang...

Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất 69.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/10/2024: Thị trường đi ngang, miền Bắc cao nhất. Ảnh: S.T Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 3/10/2024 điều chỉnh tăng ở một vài nơi và giao dịch trong khoảng 64.000 – 69.000 đồng/kg. Cụ thể, thị trường giá heo hơi miền Bắc ghi nhận tăng nhẹ tại Thái Nguyên và Bắc Giang, trở lại mốc 69.000 đồng/kg, cùng giá với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và TP....

Phát triển cụm công nghiệp ở vùng khó: Những tín hiệu tích cực

Xác định phát triển cụm công nghiệp (CCN) là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, các huyện miền núi, vùng cao trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Nhờ đó, nhiều CCN đã được thành lập, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng nhà máy và đi vào sản xuất, góp phần tạo việc làm, nâng cao...

Cùng chuyên mục

Một ngày với “Đệ nhất danh trà”

Trong hành trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”, trải nghiệm những vùng đất hùng vĩ với núi non, hang động, hồ nước, thác đổ…, nhưng sẽ thiệt thòi cho du khách nếu chưa đến một điểm trên vùng đất được dân gian mệnh danh là “Đệ nhất danh trà” Thái Nguyên. Đó là Không gian Văn hóa trà và vùng chè xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Không gian Văn hóa trà Tân Cương đón tiếp bình quân 10.000...

“Nhà mình nghèo lắm” – Báo Thái Nguyên điện tử

Đầu tuần, chị Vân nhận được tin nhắn của cô giáo, hỏi về việc trong lớp chỉ có Việt, con trai chị không đăng ký tham gia dã ngoại. Cô giáo dè dặt đặt vấn đề: “Nếu gia đình mình khó khăn quá, Nhà trường có thể hỗ trợ. Vì hoạt động lần này không chỉ là vui chơi mà còn kết hợp tham quan bảo tàng với giáo dục lịch sử cho các con.” Chị Vân hoàn toàn bất...

Nét quê rau muống – Báo Thái Nguyên điện tử

Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Rau muống là một loại rau rất dễ trồng, trồng trên ruộng, trồng ở bờ ao, bờ mương. Rau muống cũng dễ chế biến, mà chế biến được nhiều món ăn ngon, hơn nữa là một loại rau có quanh năm, ăn nhiều bữa mà không chán. Nhớ thời còn bé, tôi theo mẹ ra đồng trồng rau muống, chỉ cần bón phân một lần, ruộng...

Tiếng gọi – Báo Thái Nguyên điện tử

Lần nào lên thăm vợ chồng Vy, mẹ cũng không báo trước. Mà không, chính xác là từ buổi chiều trời đổ mưa tầm tã, nước chảy thành dòng trước con hẻm nhà Vy đúng cái giờ ra đón mẹ ở bến xe. Khôi, chồng Vy, gọi taxi vì không thể chạy xe máy như mọi lần. Có vậy thôi mà mẹ kể mãi, nói hai đứa không biết tiết kiệm là gì, tốn kém, gì mà tiền taxi...

Quảng bá du lịch Thái Nguyên theo cách của bạn

  Quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh... cùng nhiều mục tiêu cụ thể khác là những nội dung được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, thể hiện tầm nhìn, quyết tâm “bứt tốc” ngành Du lịch của tỉnh trong nhiệm kỳ, đặt nền móng cho tương lai. Do vậy, trong 4 năm qua, các cấp,...

Phục vụ gần 27.000 lư­­­­­­­­­­­­ợt bạn đọc

Tính đến hết tháng 9-2024, Thư viện tỉnh Thái Nguyên đã cấp mới 577 thẻ và phục vụ gần 27.000 lư­­­­­­­­­­­­ợt bạn đọc; luân chuyển hơn 49.000 l­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ượt sách báo; phục vụ hơn 1.100 lượt bạn đọc đến tìm hiểu, học tập, tra cứu thông tin tại phòng đa phương tiện và gần 124.000 lượt truy cập website của Thư viện. Nhiều bạn trẻ quan tâm tới sách, báo truyền thống. Cùng với phục vụ bạn đọc, Thư viện tỉnh tổ...

Tham mưu – Báo Thái Nguyên điện tử

Ông bắt đầu làm công tác lãnh đạo khi mới bước vào tuổi ba mươi. Hồi ấy, cả cái huyện miền núi gần trăm cán bộ nhưng chỉ có vài người tốt nghiệp đại học như ông thì điều ấy cũng không có gì lạ. Minh họa: Thanh Hạnh Trải qua đường trường công tác, tuy không phải là người quá thông minh, sắc sảo nhưng dần dần, tới lúc sắp về hưu, ông cũng đã làm đến chức giám đốc...

Thực hiện hiệu quả chính sách văn hóa vùng dân tộc thiểu số

Trong số hơn 1,3 triệu dân, người dân tộc thiểu số (DTTS) tại Thái Nguyên chiếm gần 30%. Thời gian qua, phát triển văn hóa, bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được tỉnh quan tâm. Học viên thực hành nghi lễ Cấp sắc của người Dao tại Lễ bế mạc lớp truyền dạy về thực hành nghi lễ Cấp sắc, chữ Nôm của người Dao tại xã...

Giáo dục lối sống trong gia đình thời hội nhập

Mặt trái của thời hội nhập đã phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống trong gia đình. Biểu hiện cao nhất là tình trạng ly hôn gia tăng, con cháu thờ ơ với ông bà, cha mẹ. “Cái tôi” lớn dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức, nhân cách trong không ít gia đình. Để hạn chế tình trạng này, giải pháp hiệu quả nhất là mỗi gia đình, dòng họ cần giáo dục con cháu lối sống có...

Về Thái Nguyên vui Tết Độc lập!

Báo Thái Nguyên điện tử - Trụ sở: Số 19, phố Nhị Quý, tổ 8, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số: 431/GP-BTTTT cấp ngày 20 tháng 11 năm 2023. Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Sơn. Các Phó Tổng Biên tập: Đào Ngọc Anh - Chu Thế Hà. Điện thoại: 0208.3859.666 Đường dây nóng: 0912.039.880 Email: toasoan@baothainguyen.vn; toasoan@baothainguyen.com.vn (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js...

Tin nổi bật

Tin mới nhất