Powered by Techcity

Cao lương đỏ – một chuyển thể điện ảnh ngoạn mục

Tiểu thuyết “Hồng cao lương gia tộc” của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Mạc Ngôn được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thành phim truyện điện ảnh từ năm 1987, với tên “Cao lương đỏ”.





Đạo diễn Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi khi thực hiện Cao lương đỏ.
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi khi thực hiện Cao lương đỏ.

Phim đã đoạt nhiều giải thưởng lớn, trong đó có giải thưởng cao quý như Giải Gấu vàng tại Liên hoan Phim quốc tế Berlin… giúp điện ảnh Trung Quốc bước ra thế giới. Cao lương đỏ là một chuyển thể điện ảnh ngoạn mục mà các nhà làm phim giờ đây vẫn thán phục.

Bộ phim lấy miền quê Cao Mật, miền Nam Trung Hoa, với những cánh đồng cao lương đỏ khổng lồ, bạt ngàn, làm không gian. Thời gian xảy ra câu chuyện là thập niên 20 – 30 của thế kỷ XX, giáp những năm Nhật bắt đầu xâm chiếm Trung Quốc và người dân nơi dây đã đứng lên chống trả quyết liệt với một tinh thần bất khuất đầy bi tráng. 

Về tiểu thuyết “Hồng cao lương gia tộc”, nhiều nhà lý luận văn học cho rằng bằng lối viết phân mảnh rời rạc, cắt ghép trong cấu trúc của cốt truyện, cuốn sách rất gần với thủ pháp dòng ý thức của văn chương hiện đại.

Mạc Ngôn không tái tạo một hiện thực đã qua trong ý nghĩa thông thường mà tái tạo một hiện thực mang màu sắc huyền thoại. Chính vì vậy, “Hồng cao lương gia tộc” phảng phất tinh thần lãng mạn và gây chút mộng ảo trong người đọc. Vì thế mà nội dung nói về chiến tranh nhưng không khí truyện trở nên tĩnh tại, nhẹ nhàng hơn.

Kiểu tự sự như vậy mà chuyển sang “lãnh địa” điện ảnh thường gặp khó khăn. Nhưng Trương Nghệ Mưu cùng các nhà biên kịch đã vượt qua cái rào cản giữa văn học và điện ảnh ấy một cách ngoạn mục. Các trường đoạn trong phim tỏ ra rất mạch lạc, khi ẩn khi hiện, khi kĩ lưỡng, khi lướt qua, tạo ra sự đồng sáng tạo của người xem.

Trong phim, hình ảnh cánh đồng cao lương đỏ từ nhiều góc máy, là không gian cho nhiều đại cảnh đã trở thành thủ pháp điện ảnh làm nền cho các kí ức được phục hiện.

Về lời thoại, cũng giống như nhiều phim điện ảnh xuất sắc khác, “Cao lương đỏ” rất kiệm lời. Một trong những thành công lớn của Trương Nghệ Mưu là để các diễn viên diễn xuất bằng nét mặt, ánh mắt, cử chỉ…

Người xem từng được chứng kiến ánh mắt, nét mặt, từ cái nhìn ánh lên vẻ si mê thầm kín của Cửu Nhi (Củng Lợi sắm vai) khi ngắm nhìn tấm lưng trần vạm vỡ của Dư Chiêm Ngao; từ nét mặt giả vờ nghiêm khắc, giận dữ, cố tình che lấp tình cảm bên trong của cô khi Dư Chiêm Ngao xuất hiện ở xưởng rượu…

Không một lời thoại nhưng khán giả vẫn cảm nhận được đầy đủ tâm lí thật của nhân vật. Ta luôn gặp lối diễn xuất như vậy rải rác trong nhiều cảnh phim.

Một thành công nữa của “Cao lương đỏ” là việc sử dụng tông màu chủ đạo trong phim. Gam màu đem lại những tình cảm thẩm mỹ sâu đậm nhất cho người xem là mầu đỏ: Màu đỏ chiếc kiệu, quần áo, khăn, hài cô dâu… Rồi màu đỏ của bông cao lương, con đường, bầu trời, rượu…

Đáng chú ý nhất là màu đỏ ở cuối phim, cảnh hai cha con Dư Chiêm Ngao còn sống sót, ánh mắt tóe lửa nhìn trời, thì bất ngờ một màu đỏ như máu độc chiếm màn ảnh, tạo ra một hiện cảnh đau thương, đầy bi kịch nhưng cũng vô cùng bất khuất.

Màu đỏ như nói hộ những người làm phim về tinh thần quật khởi của người dân Cao Mật, những con người dù phải trải qua bao đau thương nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước mọi nghịch cảnh, trước kẻ thù… Đó cũng chính là tư tưởng lớn của các tác giả trong “Cao Lương đỏ”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng hành đưa trà Thái Nguyên trở thành biểu tượng văn hóa

Được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên xác định chè là một sản phẩm chủ lực, có giá trị thương hiệu lớn. Đặt mục tiêu đưa chè trở thành cây trồng “tỷ đô”, tỉnh đã và đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, xây dựng và phát triển nghệ thuật trà thành nét văn hóa đặc sắc. Trong hành trình đó, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công vinh dự được đồng hành, góp phần nâng...

Lắng đọng đêm thơ Non nước Vạn Xuân

Tối 9-2, tại Quảng trường Vạn Xuân (TP. Phổ Yên), UBND TP. Phổ Yên và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức đêm thơ với chủ đề "Non nước Vạn Xuân". Tham dự có các đồng chí: Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Bùi Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Phổ Yên; Nguyễn Thế Kỷ,...

Dự kiến trồng mới, trồng lại 350ha chè

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch trồng mới, trồng lại 350ha chè. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang chuẩn bị điều kiện để trồng mới, trồng lại chè vụ xuân. Hiện nay, nhiều hộ dân trong tỉnh bắt đầu trồng mới, trồng lại diện tích chè của gia đình. Để phục vụ trồng mới, trồng lại chè vụ xuân năm 2025, từ cuối năm 2024, ngành Nông nghiệp đã tổ chức kiểm định và chứng nhận trên...

Ngày thơ Nguyên tiêu 2025: Xuân mới, vần thơ mới

Ngày 9-2, tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật TP. Thái Nguyên tổ chức Ngày thơ Nguyên tiêu lần thứ 23, năm 2025. Ngày thơ có sự góp mặt, giao lưu của các nhà thơ, văn, nghệ sĩ cùng những người yêu thơ trên địa bàn TP. Thái Nguyên và các câu lạc bộ thơ ở một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu, đại diện văn, nghệ...

Cô gái tuổi Rắn – Báo Thái Nguyên điện tử

Hiền về đến xóm lúc mới ngang chiều. Vừa đến đầu xóm, anh lái xe đã trầm trồ khen cảnh đẹp. Xóm núi của Hiền đẹp thật, xa xa là những dãy núi đá vôi chập trùng gối nhau bao quanh một thung lũng. Xóm nằm gọn trong thung lũng ấy, những ngôi nhà thấp thoáng dưới tán cây, những mảnh ruộng đan xen và vườn quả phủ khắp các sườn núi.     Giờ này, chắc không có ai ở nhà....

Cùng tác giả

Đồng hành đưa trà Thái Nguyên trở thành biểu tượng văn hóa

Được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên xác định chè là một sản phẩm chủ lực, có giá trị thương hiệu lớn. Đặt mục tiêu đưa chè trở thành cây trồng “tỷ đô”, tỉnh đã và đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, xây dựng và phát triển nghệ thuật trà thành nét văn hóa đặc sắc. Trong hành trình đó, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công vinh dự được đồng hành, góp phần nâng...

Lắng đọng đêm thơ Non nước Vạn Xuân

Tối 9-2, tại Quảng trường Vạn Xuân (TP. Phổ Yên), UBND TP. Phổ Yên và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức đêm thơ với chủ đề "Non nước Vạn Xuân". Tham dự có các đồng chí: Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Bùi Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Phổ Yên; Nguyễn Thế Kỷ,...

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2025: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng và kết nối vùng

Năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, khai thác tốt các lợi thế, tiềm năng, từ đó đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đây chính là nền tảng, động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra...

Dự kiến trồng mới, trồng lại 350ha chè

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch trồng mới, trồng lại 350ha chè. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang chuẩn bị điều kiện để trồng mới, trồng lại chè vụ xuân. Hiện nay, nhiều hộ dân trong tỉnh bắt đầu trồng mới, trồng lại diện tích chè của gia đình. Để phục vụ trồng mới, trồng lại chè vụ xuân năm 2025, từ cuối năm 2024, ngành Nông nghiệp đã tổ chức kiểm định và chứng nhận trên...

Ngày thơ Nguyên tiêu 2025: Xuân mới, vần thơ mới

Ngày 9-2, tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật TP. Thái Nguyên tổ chức Ngày thơ Nguyên tiêu lần thứ 23, năm 2025. Ngày thơ có sự góp mặt, giao lưu của các nhà thơ, văn, nghệ sĩ cùng những người yêu thơ trên địa bàn TP. Thái Nguyên và các câu lạc bộ thơ ở một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu, đại diện văn, nghệ...

Cùng chuyên mục

Lắng đọng đêm thơ Non nước Vạn Xuân

Tối 9-2, tại Quảng trường Vạn Xuân (TP. Phổ Yên), UBND TP. Phổ Yên và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức đêm thơ với chủ đề "Non nước Vạn Xuân". Tham dự có các đồng chí: Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Bùi Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Phổ Yên; Nguyễn Thế Kỷ,...

Ngày thơ Nguyên tiêu 2025: Xuân mới, vần thơ mới

Ngày 9-2, tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật TP. Thái Nguyên tổ chức Ngày thơ Nguyên tiêu lần thứ 23, năm 2025. Ngày thơ có sự góp mặt, giao lưu của các nhà thơ, văn, nghệ sĩ cùng những người yêu thơ trên địa bàn TP. Thái Nguyên và các câu lạc bộ thơ ở một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu, đại diện văn, nghệ...

Cô gái tuổi Rắn – Báo Thái Nguyên điện tử

Hiền về đến xóm lúc mới ngang chiều. Vừa đến đầu xóm, anh lái xe đã trầm trồ khen cảnh đẹp. Xóm núi của Hiền đẹp thật, xa xa là những dãy núi đá vôi chập trùng gối nhau bao quanh một thung lũng. Xóm nằm gọn trong thung lũng ấy, những ngôi nhà thấp thoáng dưới tán cây, những mảnh ruộng đan xen và vườn quả phủ khắp các sườn núi.     Giờ này, chắc không có ai ở nhà....

Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương

Tối 8-2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Lãnh đạo các báo Đảng vùng Thủ đô dâng hương tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

Ngày 8-2, (tức ngày 11 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban Biên tập Báo Hà Nội Mới chủ trì, phối hợp với một số báo Đảng vùng Thủ đô, gồm: Báo Thái Nguyên, Báo Hải Dương, Báo Hưng Yên, Báo Bắc Ninh, Báo Hải Phòng, Báo Tuyên Quang... tổ chức Lễ dâng hương tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (TP. Hà Nội) để tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài, các thế hệ cha ông có công với...

Khai hội Lồng tồng ATK Định Hóa và Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 7-2 (tức ngày 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa. Trong không gian Lễ hội, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Định Hóa tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025.     Các đại biểu dự buổi Lễ. Dự buổi Lễ có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương...

90 học viên tham gia tập huấn về nghệ thuật pha trà

Ngày 6-2, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghệ thuật pha trà và văn hóa thưởng trà cho 90 học viên đến từ 50 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè trên địa bàn tỉnh. Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu hướng dẫn học viên lớp tập huấn về kỹ năng pha trà. Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu truyền đạt các kiến thức...

Thái Nguyên cần đưa chè cổ thành cây di sản quốc gia

Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, tại chương trình báo cáo đề xuất kế hoạch phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà Thái Nguyên năm 2025, do Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công tổ chức ngày 5-2. Quang cảnh Chương trình. Dự chương trình có các đồng chí: Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương...

Đầu xuân đi lễ chùa

Trời đất đã vào xuân, lòng người phơi phới vui chào đón một năm mới. Ước nguyện an lành, hạnh phúc - thắp nén hương lên ban thờ tổ tiên, nhiều người lên chùa với nghĩ suy tâm lành hướng thiện, có phút giây lắng lòng để bồi bổ tinh thần lạc quan đi tiếp hành trình tới tương lai. Một góc chùa Phù Liễn (TP. Thái Nguyên). Không gian các ngôi chùa thoảng đưa mùi trầm thơm. Dù có đông...

Ký ức nguồn cội – Báo Thái Nguyên điện tử

Hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 189 lễ hội, bao gồm 175 lễ hội truyền thống và 14 lễ hội văn hóa, làng nghề được tổ chức vào dịp đầu Xuân. Lễ hội là dịp để con người bày tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, hướng về nguồn cội. Ngoài ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn những người có công với dân tộc, đất nước, lễ hội còn là dịp để mọi người nhắc nhở nhau hướng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất