Powered by Techcity

Cải cách hành chính để người dân vùng cao hưởng lợi

Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, Võ Nhai xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, từng bước cải thiện điểm số các tiêu chí cũng như thứ bậc về CCHC so với các địa phương khác trong tỉnh.





Cán bộ, công chức xã Cúc Đường (Võ Nhai) rà soát các hồ sơ chứng thực điện tử.
Cán bộ, công chức xã Cúc Đường (Võ Nhai) rà soát các hồ sơ chứng thực điện tử. 

Để cụ thể hóa quyết tâm trong công tác CCHC, hàng năm, UBND huyện Võ Nhai đều xác định các nhiệm trọng tâm cần triển khai thực hiện. Riêng năm 2023, huyện đề ra 13 nhiệm vụ trong lĩnh vực này.

Trong đó, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức và sự hiểu biết của người dân luôn được đặt lên hàng đầu. Nội dung tuyên truyền tập trung vào phổ biến các văn bản chỉ đạo và thủ tục hành chính; công tác chuyển đổi số; hướng dẫn người dân biết cách thao tác trên môi trường mạng.

Hình thức tuyên truyền cũng đa dạng. Bên cạnh các kênh truyền thống là tuyên truyền miệng, tổ chức hội nghị, qua hệ thống loa truyền thanh, một số xã, thị trấn đã tích cực sử dụng mạng xã hội, thành lập fanpage hoặc kênh podcast sử dụng tiếng dân tộc thiểu số để tăng mức độ lan tỏa thông tin.

Tại xã Cúc Đường, từ hơn 1 năm nay, địa phương thành lập tổ hỗ trợ người dân tạo lập tài khoản và thực hiện các thao tác trên môi trường mạng khi làm thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận “một cửa”. Thành viên của tổ là cán bộ, công chức chuyên môn và cấp phó của một số đoàn thể.

Ông Hoàng Công Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Cúc Đường, thông tin: Những cán bộ phụ trách địa bàn cũng được giao nhiệm vụ cùng tổ công nghệ số cộng đồng ở các xóm tham gia tuyên truyền, hỗ trợ người dân đăng ký và thực hiện các TTHC trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Nhờ đó, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến trên địa bàn xã Cúc Đường đạt 73,8%; kết quả số hóa hồ sơ đạt 67,5%. Từ đầu năm tới nay, bộ phận “một cửa” của xã đã thực hiện 1.306 bản chứng thực điện tử, tiến độ giải quyết TTHC đúng hạn đạt 99,3%.

Với điều kiện xuất phát điểm thấp, Võ Nhai luôn dành sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bộ phận “một cửa” của huyện và cấp xã. Từ tháng 3/2020, địa phương đã chuyển bộ phận này ở cấp huyện sang Bưu điện huyện, để có không gian thông thoáng, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến giải quyết TTHC, nhất là khi đăng ký dịch vụ bưu chính công ích.

Hiện nay, 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Võ Nhai đã bố trí bộ phận “một cửa” để người dân đến giao dịch. Các thiết bị cơ bản được trang bị nhằm phục công tác chuyên môn và người dân, như: máy tính, máy in, máy scan, màn hình cảm ứng tra cứu TTHC điện tử, mạng Internet kết nối với hệ thống máy tính; bàn, ghế ngồi chờ giao dịch…

Ông Ma Văn Đạt, Phó phòng Nội vụ huyện Võ Nhai, cho biết: UBND huyện đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Hệ thống thông tin một cửa điện tử được cán bộ, công chức ứng dụng triệt để. Văn phòng HĐND và UBND huyện – cơ quan đầu mối kiểm soát TTHC của địa phương – thường xuyên rà soát, theo dõi các TTHC mới ban hành hoặc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung để chủ động công khai và cập nhật trên hệ thống. Các mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết TTHC cũng được điện tử hóa nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó, huyện Võ Nhai cũng tích cực thực hiện các nhóm giải pháp CCHC về thể chế; kiểm soát và đơn giản hóa TTHC; cơ chế một cửa và một cửa liên thông; cải cách chế độ công vụ… Đặc biệt, huyện quan tâm khuyến khích cán bộ, công chức phát huy sáng kiến CCHC và ứng dụng vào thực tế mang lại hiệu quả thiết thực.

Một số sáng kiến tiêu biểu như: giải pháp triển khai phòng họp không giấy tờ trên địa bàn huyện; một số giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết TTHC tại UBND thị trấn Đình Cả và UBND xã Thượng Nung; nâng cao tỷ lệ người dân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn xã Thần Sa…




Tính từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Võ Nhai đã tiếp nhận 28.457 hồ sơ (trong đó có 21.409 hồ sơ trực tuyến); giải quyết được 27.952 hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết đúng hạn, trước hạn đạt 99,66%. Về việc số hóa hồ sơ, giấy tờ kết quả giải quyết TTHC đạt 94,66%.

Nhờ nỗ lực không ngừng và các giải pháp phù hợp, Võ Nhai đã cải thiện đáng kể chỉ số CCHC, với kết quả phân loại điểm số từ trung bình lên mức khá; xếp hạng thứ 8/9 (năm 2020) vươn lên thứ 6/9 (năm 2022) trong nhóm các huyện, thành phố của tỉnh.

Điều quan trọng hơn nữa là việc đẩy mạnh CHCH đã đem đến sự hài lòng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở huyện vùng cao Võ Nhai.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Nghề của ba – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau trận đau giữa năm, ba già và yếu đi hẳn. Ba ít ra đồng hơn và thường ngồi trầm ngâm nhìn xa xăm. Có khi đó là vị trí ngồi chỗ hiên, nhìn ra cây vú sữa có tổ chim sâu treo đòng đưa. Ba tỉ mẩn nhìn chú chim con bé tẹo chuyền từ cành cao xuống cành thấp rồi chui tọt vào tổ. Có khi ba ra chỗ lan can nhà, ngồi đó, ba nhìn ra phía...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Cùng tác giả

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Nghề của ba – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau trận đau giữa năm, ba già và yếu đi hẳn. Ba ít ra đồng hơn và thường ngồi trầm ngâm nhìn xa xăm. Có khi đó là vị trí ngồi chỗ hiên, nhìn ra cây vú sữa có tổ chim sâu treo đòng đưa. Ba tỉ mẩn nhìn chú chim con bé tẹo chuyền từ cành cao xuống cành thấp rồi chui tọt vào tổ. Có khi ba ra chỗ lan can nhà, ngồi đó, ba nhìn ra phía...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Cùng chuyên mục

Hà Nội ô nhiễm không khí tạo nên sương mù dày đặc dù mặt trời đã lên cao

Ánh nắng không thể giúp xoá tan lớp sương mù dày đặc ở Hà Nội. Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí khiến sương mù trở nên đặc quánh, IQAir xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 2 thế giới. ...

Chàng trung úy tốt nghiệp thạc sĩ xuất sắc tại Nga với GPA gần tuyệt đối

Chàng sĩ quan trẻ quê Thái Nguyên tốt nghiệp loại xuất sắc bậc cử nhân-thạc sĩ tại các trường đại học hàng đầu Nga với điểm tổng kết 4.9-4,95/5.Hành trình đầy thử thách ở xứ Bạch Dương Nguyễn Như Quang (sinh năm 1998, quê ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) nuôi dưỡng tình yêu với...

Một công ty bị phạt vì bố làm Chủ tịch, con làm Tổng Giám đốc

(NLĐO) – Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG buộc phải miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông...

10 thành tựu – sự kiện tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên năm 2024

1. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường; công tác điều hành thực hiện mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội được triển khai năng động, linh hoạt Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 82 khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để...

Sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình

Đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Mọi người dân Việt Nam đang cùng chung sức, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực đưa đất nước bứt phá, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Tổng Bí thư Tô Lâm từng khẳng định, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc chính là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng. Mọi người dân đều có cuộc...

Ngành Tài chính hoàn thành vượt dự toán ngân sách, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự tại điểm cầu Hà Nội. (Nguồn ảnh: VGP/Nhật Bắc) Dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành ở Trung ương. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành...

Ngành Nội chính đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Điểm cầu Trung ương. (Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân điện tử) Năm 2024, ngành Nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của Bộ chính trị, Ban Bí thư, của đồng chí Tổng Bí thư, đồng thời bám sát thực tiễn để làm tốt chức năng, nhiệm vụ. Các ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy đã tham gia ý kiến, thẩm định trên 2.300 đề án, văn bản, tham mưu ban hành...

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gắn với sắp xếp tinh gọn bộ máy

Chiều 31-12, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) cấp tỉnh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống...

Mắc hội chứng hiếm gặp do trì hoãn điều trị sỏi mật

Tin mới y tế ngày 31/12: Mắc hội chứng hiếm gặp do trì hoãn điều trị sỏi mậtĐể phòng ngừa hội chứng Mirizzi, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh sỏi mật là rất quan trọng. Người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ và thăm khám ngay khi có các triệu chứng bất thường. Mắc hội chứng hiếm gặp do trì hoãn điều trị sỏi mật Bà Mai, 71 tuổi, đã phải trải qua một ca phẫu thuật...

Lắng nghe, chia sẻ, từng bước tháo gỡ những vướng mắc của nông dân

Ngày 31-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vững tin bước vào kỷ nguyên mới". Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố, với sự tham gia của hơn 4.500 hội viên nông dân, đại diện trên 2.000 hợp tác xã. Thủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất