Powered by Techcity

Bảo tàng trà trong lòng “Đệ nhất danh trà”











Có lẽ trên đất nước Việt Nam hiếm có nơi nào du khách cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện như vùng đất, con người Tân Cương. Bởi đến đây, chẳng nề thân sơ, chủ nhà cũng mang thứ trà ngon nhất của mình pha để đãi đằng ẩm khách. Có khách nước ngoài băn khoăn xin được trả tiền trà và công phục vụ thì nhận được một nụ cười tươi giòn kèm câu nói ngọt ngào: “100% free and see you soon”.




Chén trà ở xứ “Đệ nhất danh trà” cũng khác nhiều so với chén trà ở các vùng khác. Bởi ở đây làm chè là một nghề được trao truyền qua nhiều đời, nên mỗi người dân làm chè được ví như một nghệ nhân. Ngay cách pha trà cũng là một nghệ thuật. Bởi thế giữa ngày Đông ngồi trản trà ở Không gian này, mỗi người vơi quên hơi lạnh se sắt của gió mùa.




Câu chuyện về vùng chè Tân Cương được khai mở tự nhiên, dụ du khách về miền thực đẹp như mơ, với những nương chè mơn mởn xanh tràn đầy sức sống. Càng sảng khoái hơn khi biết sản phẩm chè Tân Cương đứng trong TOP 100 đặc sản quà tặng Việt Nam. “Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương” được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.





Du khách tham quan, trải nghiệm Không gian Văn hóa trà Tân Cương - Bảo tàng trà của Thái Nguyên.
Du khách tham quan, trải nghiệm Không gian Văn hóa trà Tân Cương – Bảo tàng trà của Thái Nguyên.

Rất xứng đáng với tên gọi “Đệ nhất danh trà”, nhiều du khách về đây thưởng ẩm, bình trà đã thảng thốt hồn nhiên như vậy. Rồi câu chuyện bên bàn trà được “bẻ lái” về một thời chưa xa. Hồi bấy giờ là những năm đầu thế kỷ 20, Ðội Năm (tức cụ Vũ Văn Hiệt), người xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, đưa dân lên Thái Nguyên, về chân núi Guộc khai phá đất đai, lập làng. Trong thời gian ở đây, cụ Hiệt đã cùng dân làng sang Phú Thọ lấy hạt giống chè mang về trồng.





 

Mỗi năm một ít, diện tích chè dần được mở mang ra khắp đồi đất Tân Cương và các vùng lân cận. Các thế hệ người dân Tân Cương lớp sau theo lớp trước gắn bó, mưu sinh nhờ cây chè; tâm huyết nâng tầm giá trị của sản phẩm chè bằng xây dựng thương hiệu.

Đến nay, chè Tân Cương là sản phẩm quốc gia được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn quốc; đồng thời khẳng định được thương hiệu tại hơn 100 quốc gia.





 

Cơ chế thị trường đã làm thay đổi tư duy, nhận thức của người nông dân. Để phát triển mạnh hơn, các nông hộ trồng chè trong vùng đã có sự liên kết chặt chẽ kể từ khâu trồng trọt, chăm sóc, thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sự liên kết tạo thành xâu chuỗi khép kín cùng hướng đến mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo thương hiệu mạnh.

Nhiều sản phẩm chè ở vùng “Đệ nhất danh trà” được bán với giá 5-10 triệu đồng/kg. Không chỉ tiêu thụ trong nước, chè còn được xuất khẩu đến thị trường các nước Trung Ðông, một số nước châu Á và Ðông Âu.





 




Năm 2011, Không gian Văn hóa trà Tân Cương được tỉnh Thái Nguyên xây dựng hoàn thiện, đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân, du khách. Không gian có tổng diện tích 2,6ha, được chia thành 3 không gian kiến trúc chính, gồm: Không gian đón tiếp; không gian trưng bày hiện vật và không gian giới thiệu văn hóa – sản phẩm trà.

Hằng năm vào dịp đầu Xuân, không gian này được UBND TP. Thái Nguyên tổ chức Lễ hội “Hương sắc trà xuân” với mục đích tôn vinh người trồng chè và cây chè.





 

Cũng trong năm 2011, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Festival Trà quốc tế lần thứ nhất. Ngoài đại diện các tỉnh có diện tích chè lớn trên cả nước như: Lâm Đồng, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang… về tham dự, Festival còn thu hút được những người đến từ nhiều quốc gia như: Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc…





 

Dịp đó, sự độc đáo của Bảo tàng chè đã trở thành tâm điểm của nhiều du khách. Sau 14 năm mở cửa (từ 2011 đến hết năm 2024), Bảo tàng chè đã đón tiếp khoảng 150.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm, thưởng trà và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử liên quan đến chè Thái Nguyên.




Không gian Văn hóa trà có kiến trúc độc đáo, với một không gian mở. Mỗi hạng mục của công trình đều mang dấu ấn thời gian và nghệ thuật. Phía trước công trình là một không gian thoáng rộng để tổ chức các hoạt động lễ hội, đón tiếp, quảng bá du lịch. Bên trong là một bảo tàng thu nhỏ khắc hoạ câu chuyện trọn vẹn về cây chè, về các công đoạn gieo trồng, chăm sóc, chế biến chè của người dân.





 

“Lạc” vào Không gian Văn hóa trà, du khách “bị” dẫn dụ từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ngay từ khoảng sân rộng, nhiều du khách đã mê mải live stream cho người thân về khung cảnh đầy chất thơ. Gần đó, một đài phun nước cách điệu thành bộ ấm chén khổng lồ bày trên chiếc lá chè lớn.

Khi bước vào sảnh đón tiếp, du khách ấn tượng với dòng chữ lớn: “Thái Nguyên đệ nhất danh trà”. Rồi thảng thốt bên ấm trà gỗ lũa tự nhiên lớn, cao đến “đỉnh nhà”.





 

Đến tiếp là các khu lưu giữ, trưng bày nhiều nhóm tài liệu, hiện vật giới thiệu lịch sử, sự phát triển của chè và văn hóa trà, du khách được trực tiếp chiêm ngưỡng những hình ảnh giới thiệu về các vùng chè Thái Nguyên, nông cụ sản xuất như nong, nia, quạt bếp bằng lá cọ, chảo sao chè bằng gang, tấm tôn sao chè, máy sao chè, máy đóng gói…





 

Đứng trước những bộ ấm chén có niên đại hàng trăm năm, với đủ hình dáng khác biệt và hình họa, chạm khắc cầu kỳ mới thấy từ xưa các cụ đã rất rành rẽ về chè và tinh tế trong thưởng trà. Tiếp tục lên tầng trên của Không gian Văn hóa trà, ta gặp được ở đó nhiều loại sản phẩm chè của nhiều tình, thành trên cả nước đang được trưng bày, quảng bá đến nhân dân, du khách.





 

“Muôn hoa đua sắc”, du khách mãn nhãn khi lựa chọn các sản phẩm chè, ở đó luôn có sản phẩm chè của “Tứ đại danh trà Thái Nguyên” gồm: Tân Cương (TP. Thái Nguyên); Minh Lập (Đồng Hỷ); Tức Tranh (Phú Lương) và La Bằng (Đại Từ). Đặc biệt là có một vị trí trang trọng được bài trí giống như ban thờ trong ngôi nhà của người Việt.




Ở đó có ảnh chân dung những người có công mang cây chè về trồng trên đất Tân Cương; Giấy chứng nhận sản phẩm chè Cánh Hạc Tân Cương đoạt giải Nhất thi đấu xảo ở Hà Nội năm 1939; bảng chữ giới thiệu lịch sử làng nghề chè Tân Cương và các văn bản chữ Hán, có bản dịch tiếng Việt. Hai bên treo câu đối: “Thái Nguyên giàu đẹp muôn thuở” – “Tân Cương cường thịnh vạn vạn niên”.





 

Giữa lòng “Đệ nhất danh trà”, Bảo tàng trà ôm cả vào lòng một chặng dài lịch sử mô tả trọn vẹn quá trình sản xuất, chế biến chè và một phần văn hóa thưởng trà của người Thái Nguyên. Tất cả hội tụ lại, trở thành một nét đẹp văn hóa riêng biệt với vô số câu chuyện xoay quanh chủ đề về đời chè và đời người.

Vậy nên, những “tao nhân mặc khách” bốn phương khi đến Không gian Văn hóa trà, chiêu một ngụm nước sóng sánh vàng nóng ấm mà thấy tinh thần sảng khoái, lòng trở nên khoáng đạt, thanh tao…




44








Nguồn: https://baothainguyen.vn/multimedia/emagazine/202501/bao-tang-tra-trong-long-de-nhat-danh-tra-f511297/

Cùng chủ đề

Thái Nguyên: Thu ngân sách đạt trên 20.400 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay

Theo báo cáo của Sở Tài chính, đến hết ngày 31-12, tỉnh Thái Nguyên thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt 20.403 tỷ đồng, cao hơn 26,6% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn 4,6% so với dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 2,5% so với năm 2023. Năm 2024, thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt gần 2.000 tỷ đồng, đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh. Trong ảnh: Sản xuất phụ...

Thái Nguyên: Các khu công nghiệp cơ bản được lấp đầy

Thông tin từ Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, tính đến hết năm 2024, toàn bộ 5 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động của tỉnh Thái Nguyên cơ bản được lấp đầy, với tỷ lệ bình quân đạt 71,93%. Trong đó, 3 khu công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy 100% là Điềm Thụy, Sông Công 2 và Yên Bình. Tính đến hết năm 2024, Khu công nghiệp Yên Bình đã được lấp đầy 100%, với 56...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên dự đại hội điểm đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên

Ngày 6-1, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đến dự và chúc mừng Đại hội đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025-2030, Đảng bộ phường Quang Trung (TP. Thái Nguyên).   Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng và các đại biểu dự Đại hội. Cùng dự có các đồng chí: Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Dương Xuân Hùng, Ủy viên...

Nâng tầm đối ngoại, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 6-1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: nhandan.vn Về phía Bộ Ngoại giao có đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên...

Nỗ lực đưa chè trở thành cây “tỷ đô”

Để nâng cao giá trị cây chè và sản phẩm trà, cùng với đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng xây dựng mẫu mã bao bì, từng bước đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử lớn. Tuy nhiên, chỉ dựa vào sức của các doanh nghiệp, hợp tác xã thì hiệu quả mang lại chưa cao. Để góp phần...

Cùng tác giả

Sắp khởi công hai cầu 30.000 tỷ đồng vượt sông Hồng

TPO – Hai cầu bắc qua sông Hồng là cầu Tứ Liên và cầu Ngọc Hồi sẽ được ưu tiên khởi công trong năm 2025 với tổng mức đầu tư 30 nghìn tỷ đồng. UBND thành phố Hà Nội giao cho các sở ngành có liên quan và chủ đầu tư hoàn thành thủ tục, khởi công hai dự án này trong quý I hoặc II năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy dự Đại hội điểm của Đảng bộ phường Quang Trung lần thứ VII

Quang cảnh Đại hội Dự Đại hội có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; các huyện, thành ủy trực thuộc Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo TP. Thái Nguyên và xã, phường trực thuộc Thành ủy Thái Nguyên. Các đại biểu dự Đại hội  Phường Quang Trung có vị...

Thái Nguyên: Thu ngân sách đạt trên 20.400 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay

Theo báo cáo của Sở Tài chính, đến hết ngày 31-12, tỉnh Thái Nguyên thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt 20.403 tỷ đồng, cao hơn 26,6% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn 4,6% so với dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 2,5% so với năm 2023. Năm 2024, thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt gần 2.000 tỷ đồng, đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh. Trong ảnh: Sản xuất phụ...

Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm TP. Thái Nguyên phải là biểu tượng và bản sắc của Thái Nguyên

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng chủ trì Hội nghị Tham dự có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương. Đồng chí Phạm Thái Hanh, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy nhấn mạnh mong muốn Dự...

Thái Nguyên: Các khu công nghiệp cơ bản được lấp đầy

Thông tin từ Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, tính đến hết năm 2024, toàn bộ 5 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động của tỉnh Thái Nguyên cơ bản được lấp đầy, với tỷ lệ bình quân đạt 71,93%. Trong đó, 3 khu công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy 100% là Điềm Thụy, Sông Công 2 và Yên Bình. Tính đến hết năm 2024, Khu công nghiệp Yên Bình đã được lấp đầy 100%, với 56...

Cùng chuyên mục

Người trẻ “giữ lửa” văn hóa truyền thống

Giữa dòng chảy của hội nhập và toàn cầu hóa, sự phát triển chóng mặt của công nghệ đã, đang và sẽ có nguy cơ "xâm lấn" những giá trị văn hóa truyền thống vốn là hồn cốt của một quốc gia, dân tộc. Vì vậy, vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm thiêng liêng. Lan tỏa văn hóa truyền thống dân tộc...

Hào khí xứ trà – Báo Thái Nguyên điện tử

Trải ngàn đời nay, võ cổ truyền Việt Nam được chắt lọc, nhào luyện, trao truyền qua các thế hệ. Dù xã hội trải nhiều biến cố thăng trầm, nhưng võ cổ truyền không bị mai một, có sức sống mãnh liệt và trở thành một di sản văn hóa hóa phi vật thể tồn tại trên mọi miền Tổ quốc, trong đó có xứ trà Thái Nguyên. Võ đường Đức Sung (TP. Sông Công) trong buổi tập luyện. Khát vọng...

Thong dong câu chuyện văn hoá trà

Trong xu thế nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, bền vững ngày càng phát triển như hiện nay, người sản xuất không chỉ chú trọng đến chất lượng, mà còn gửi thông điệp, văn hoá bản địa thông qua sản phẩm. Với tình yêu với cây chè, khát khao đưa hương chè Thái Nguyên bay xa, nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh đang gửi vào sản phẩm của mình nhiều câu chuyện khác...

Nhiều hoạt động tại Lễ hội “Hương sắc trà Xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương”

Ngày 3-1, UBND TP. Thái Nguyên triển khai kế hoạch tổ chức Lễ hội “Hương sắc trà Xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức đầu năm mới nhằm tôn vinh vùng đất “Đệ nhất danh Trà”, qua đó đẩy mạnh hoạt động thương mại du lịch, thu hút doanh nghiệp đầu tư để phát triển vùng chè. Theo kế hoạch, năm nay, phần thi hái chè vẫn được tổ chức...

Nghề của ba – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau trận đau giữa năm, ba già và yếu đi hẳn. Ba ít ra đồng hơn và thường ngồi trầm ngâm nhìn xa xăm. Có khi đó là vị trí ngồi chỗ hiên, nhìn ra cây vú sữa có tổ chim sâu treo đòng đưa. Ba tỉ mẩn nhìn chú chim con bé tẹo chuyền từ cành cao xuống cành thấp rồi chui tọt vào tổ. Có khi ba ra chỗ lan can nhà, ngồi đó, ba nhìn ra phía...

“Chắp cánh” cho du lịch Thái Nguyên

Thay vì ngồi chờ khách đến, Thái Nguyên đã mang sản phẩm du lịch của mình đến với các tỉnh, thành phố trong cả nước để chào mời hợp tác; không chỉ tạo thêm sản phẩm du lịch mới, còn mở ra cơ hội phát triển nhanh, mạnh, bền vững của ngành Du lịch... Đây là cách tỉnh Thái Nguyên "chắp thêm đôi cánh" để ngành Du lịch bay cao, bay xa hơn.   Du khách nhận được sự phục vụ tận tình, chu đáo...

Ngân vang điệu chèo dưới chân núi Đuổm

  Khoảng bốn, năm chục năm trước, một số người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ lên mảnh đất Phú Lương làm kinh tế đã không quên mang theo làn điệu chèo cho thỏa nỗi nhớ quê. Qua tháng năm, khúc hát chèo luôn được họ nâng niu, gìn giữ, để rồi từng ngày được “ươm mầm”, “bén rễ” vào từng nhà, vào hội làng và các hoạt động văn hóa ở khu dân cư.     Hôm ấy chớm Xuân, trời trong gió nhẹ, thời tiết...

Chuyến tàu kết nối du lịch đến với Thái Nguyên

Hà Nội đi Thái Nguyên bằng tàu hỏa là một trải nghiệm thú vị với nhiều điểm hấp dẫn. Dọc hành trình sẽ mang đến cho bạn cơ hội “sống chậm”, thư thái ngắm nhìn cảnh quan và nhịp sống yên bình bên khung cửa sổ của đoàn tàu, mở ra chuyến du ngoạn đầy cảm xúc… Đây là hình thức du lịch được dự đoán sẽ phát triển thành xu hướng hiện nay. Du khách thưởng trà, dùng đặc sản...

Vận hành thử tàu du lịch Hà Nội – Thái Nguyên

Ngày 28-12, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức vận hành thử chuyến tàu từ Hà Nội đi Thái Nguyên, nhằm đánh giá, hoàn thiện ý tưởng khai thác gắn với quảng bá văn hoá Trà và phát triển du lịch. Hành khách trải nghiệm trên chuyến tàu thử nghiệm Hà Nội - Thái Nguyên. Tham gia vận hành thử chuyến tàu từ...

Xây dựng hệ giá trị văn hóa con người trong thời kỳ mới

Trong bối cảnh đất nước hội nhập thế giới, sự xâm nhập văn hóa từ các nước vào cộng đồng xã hội Việt Nam, trong đó có Thái Nguyên là việc không tránh khỏi. Để hạn chế hệ lụy từ dòng văn hóa trái chiều, Thái Nguyên đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền xây dựng hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người phù hợp trong thời kỳ mới.Từ xác định rõ tầm quan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất