Powered by Techcity

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS

PV: Thưa bà, trong những năm qua Nhà nước đã có những chính sách nào để thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS?

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Triển khai thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến việc thực hiện bình đẳng giới, như Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020; Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững…

Đặc biệt, phải kể tới các chương trình, đề án cụ thể có nội dung liên quan giới, bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi như: Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025”; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025”, Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020”; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới”; Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 – 2025”…

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có một số dự án trực tiếp tác động tới mục tiêu bình đẳng giới, bao gồm lĩnh vực phát triển giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể: Dự án “Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”; dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” và Tiểu dự án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi”.                    

Từ các chính sách thiết thực dành cho vùng đồng bào DTTS, thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế – xã hội đã tác động tích cực tới công tác bình đẳng giới vùng DTTS, tạo ra những chuyển biến nhất định trong kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

PV: Trong những năm gần đây, mặc dù nước ta đã đạt được những mục tiêu quan trọng trong công tác bình đẳng giới, tuy nhiên nhiều chỉ tiêu về y tế, lao động, việc làm vẫn còn thấp, bà đánh giá như thế nào về thực trạng này?

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Việt Nam là một trong những quốc gia sớm có cam kết chính trị trong việc đảm bảo bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới cũng như giữa các dân tộc. Hiến pháp quy định công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Sự bình đẳng không chỉ được ghi nhận trong luật pháp mà còn được cụ thể hoá thông qua các chính sách dành cho phụ nữ, góp phần đạt nhiều mục tiêu quan trọng, được coi là điểm sáng trong bức tranh bình đẳng giới của khu vực và trên thế giới.

Những thành tựu bình đẳng giới ấy có sự tác động trực tiếp tới sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ DTTS, tạo cơ hội cho phụ nữ DTTS khẳng định vị trí của mình trong phát triển kinh tế và quản lí xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách giới và thúc đẩy bình đẳng giới. 

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa (thứ 2 bên trái) trò chuyện với các đại biểu tại Hội thảo thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên DTTS trong thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới tổ chức tại Thái Nguyên vào cuối tháng 9
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa (thứ 2 bên trái) trò chuyện với các đại biểu tại Hội thảo thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên DTTS trong thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới tổ chức tại Thái Nguyên vào cuối tháng 9

Ngày càng nhiều phụ nữ DTTS tham gia các vị trí lãnh đạo, quản lí; phụ nữ, trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS được đi học đúng tuổi; khoảng cách giới được thu hẹp đáng kể ở từng cấp học, bậc học; tỷ lệ phụ nữ DTTS được hưởng thụ các dịch vụ y tế cũng tăng dần; phụ nữ DTTS ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ tài chính vi mô, được đào tạo nghề, hướng nghiệp và tạo việc làm có thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, trên thực tế, thực trạng bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới vẫn còn khoảng cách khá lớn; phụ nữ nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng là đối tượng chịu thiệt thòi nhất. Các chỉ số về y tế, lao động, việc làm vẫn còn ở mức độ thấp, cụ thể là chỉ số về lĩnh vực y tế vẫn thuộc nhóm thấp, đứng thứ 144 trong 146 quốc gia (giảm 3 bậc so với năm 2022). Đặc biệt, theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ số về tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện nay đang ở mức độ không cân bằng, 113,6 bé trai/100 bé gái, so với chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 là 111 bé trai/100 bé gái.

Về thể lực, ở một số vùng DTTS, nhất là nhóm DTTS rất ít người có thể trạng, tầm vóc hạn chế so với mặt bằng chung của cả nước, nhất là một số dân tộc sống ở địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ tái mù chữ còn cao, tình trạng học sinh nữ bỏ học còn nhiều; lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của vùng miền núi phía Bắc thấp hơn so với mức trung bình cả nước và không đồng đều giữa các tỉnh trong vùng: tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của Sơn La là 12%, Lào Cai là 16,2%, Yên Bái là 13,7%…

Tỷ lệ cán bộ là người DTTS trong Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện còn thấp. Các chỉ tiêu phụ nữ tham chính đã tiệm cận được các mục tiêu đặt ra, nhưng chủ yếu ở các vị trí tham mưu, cấp phó; vị trí lãnh đạo vẫn hết sức khiêm tốn so với tiềm năng. Theo thống kê 9 nhóm nghề nghiệp, người DTTS làm “lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị” chiếm tỷ trọng thấp, chỉ chiếm 5% và đa phần trong số này là nam giới với 71,8% và nữ giới chỉ có 28,2%.

Các chính sách trực tiếp và gián tiếp liên quan đến phát triển nguồn nhân lực các DTTS còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa đủ nguồn lực để phát triển. Các chương trình phát triển kinh tế – xã hội chưa có sự lồng ghép chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao, nhất là các chương trình về văn hóa, giáo dục, đào tạo, dân số có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực…

Cần có giải pháp đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em ở vùng DTTS
Cần có giải pháp đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em ở vùng DTTS

PV: Theo bà, trong thời gian tới cần tăng cường những giải pháp gì để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số?

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Để tạo cơ hội, điều kiện cho phụ nữ DTTS phát triển, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng giới khu vực này cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật. Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS nhằm cải thiện đời sống kinh tế – xã hội, góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong từng lĩnh vực cụ thể, cần đề ra những chính sách ưu tiên, mở rộng cơ hội để phụ nữ DTTS có thể tham gia học tập ở nhiều loại hình, phương thức đào tạo nhằm nâng cao trình độ, năng lực, bao gồm cả trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học…

Đối với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS, cần đổi mới chính sách giáo dục – đào tạo; xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp cho học sinh, sinh viên là người DTTS theo từng cấp học, ưu tiên cho vùng đặc biệt khó khăn và dân tộc rất ít người; tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng trường phổ thông dân tộc nội trú; mở rộng các khoa dự bị đại học trong các trường đại học cho người DTTS; nghiên cứu cơ chế, chính sách cử tuyển dành cho con em các DTTS vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng DTTS.

Đồng thời bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định bình đẳng giới, có thái độ, hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị, ngược đãi, bạo hành, làm tổn thương phụ nữ và trẻ em gái DTTS.                                      

Đặc biệt cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển toàn diện nguồn nhân lực. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục; kiên trì đẩy mạnh truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về bình đẳng giới tại vùng DTTS bằng nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp với ngôn ngữ, phong tục tập quán của đồng bào…

Trân trọng cảm ơn bà!

Phát huy vai trò tiên phong của thanh niên DTTS trong thúc đẩy bình đẳng giới

Nguồn: https://baodantoc.vn/ba-nguyen-thi-mai-hoa-pho-chu-nhiem-uy-ban-van-hoa-giao-duc-cua-quoc-hoi-can-tiep-tuc-co-chinh-sach-dong-bo-de-thuc-day-binh-dang-gioi-o-vung-dtts-1729569352870.htm

Cùng chủ đề

Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số

Sáng nay (25/9), tại thành phố Thái Nguyên, diễn ra Giao lưu Trình diễn sáng kiến truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho thanh niên dân tộc thiểu số DTTS của sinh viên 7 trường...

Cùng tác giả

Nâng cao hiệu quả công tác khuyến công

Hằng năm, tỉnh Thái Nguyên triển khai từ 30-40 đề án khuyến công với kinh phí hàng tỷ đồng hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, hợp tác xã. Thực tế cho thấy, công tác khuyến công đã mang lại nhiều kết quả tích cực, song cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc. Từ nguồn vốn khuyến công, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đã đầu tư thiết bị để nâng...

Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và làm việc với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng...

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định và tặng hoa đồng chí Vũ Quang Dũng Theo đó, tại Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 11/11/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên điều động và bổ nhiệm ông Vũ Quang Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ, giữ chức vụ Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái...

Miền Bắc và miền Trung đi ngang, miền Nam biến động nhẹ

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (15/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ ở mức đi ngang, dao động từ 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, các địa phương như Lào Cai và Ninh Bình giao dịch tại mức 62.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Song song đó, heo hơi tại Hà Nội và Phú Thọ có giá 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải...

Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn tiếp xúc cử tri tại TP. Thái Nguyên

* Sáng 13/11, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Tân Cương. Các đại biểu tiếp xúc cử tri tại xã Tân Cương Tại buổi tiếp xúc, cử tri xã Tân Cương vui mừng, phấn khởi trước những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 10 tháng đầu năm 2024, cũng như các ý kiến, kiến...

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển mở rộng kết nối đối tác Hàn Quốc tăng cường hỗ trợ phụ nữ 2 nước

Từ ngày 28/10 đến 2/11/2024, đoàn công tác của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc TƯ Hội LHPN Việt Nam) thăm và làm việc với các đối tác tại Hàn Quốc, mở ra nhiều cơ hội kết...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và làm việc với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng...

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định và tặng hoa đồng chí Vũ Quang Dũng Theo đó, tại Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 11/11/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên điều động và bổ nhiệm ông Vũ Quang Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ, giữ chức vụ Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái...

Miền Bắc và miền Trung đi ngang, miền Nam biến động nhẹ

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (15/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ ở mức đi ngang, dao động từ 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, các địa phương như Lào Cai và Ninh Bình giao dịch tại mức 62.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Song song đó, heo hơi tại Hà Nội và Phú Thọ có giá 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải...

Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn tiếp xúc cử tri tại TP. Thái Nguyên

* Sáng 13/11, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Tân Cương. Các đại biểu tiếp xúc cử tri tại xã Tân Cương Tại buổi tiếp xúc, cử tri xã Tân Cương vui mừng, phấn khởi trước những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 10 tháng đầu năm 2024, cũng như các ý kiến, kiến...

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển mở rộng kết nối đối tác Hàn Quốc tăng cường hỗ trợ phụ nữ 2 nước

Từ ngày 28/10 đến 2/11/2024, đoàn công tác của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc TƯ Hội LHPN Việt Nam) thăm và làm việc với các đối tác tại Hàn Quốc, mở ra nhiều cơ hội kết...

Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước – kỳ 2: Không nói không, không nói khó

  “Vào Đảng để làm gì?” - Đây là câu hỏi của không ít người lao động nói chung và lao động trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước nói riêng khi được hỏi về nguyện vọng được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Điều này phản ánh thực tế rằng, một bộ phận người lao động chưa nhận thức đầy đủ về hoạt động của tổ chức đảng, dẫn đến việc tạo nguồn phát triển Đảng, thành lập tổ...

Phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên khi tham gia mạng xã hội

Đây là một trong những yêu cầu của đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên, khi dự sinh hoạt thường kỳ tháng 11 của Chi bộ tổ dân phố 2, phường Tân Thịnh (TP. Thái Nguyên), sáng 14-11. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Sơn và các đại biểu dự sinh hoạt thường kỳ tháng 11 của Chi bộ tổ dân phố 2. Đồng chí Phạm Hoàng Sơn...

Đồng chí Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thái Hanh dự sinh hoạt chi bộ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Chiều 13-11, đồng chí Phạm Thái Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, dự sinh hoạt định kỳ cùng Chi bộ Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (ảnh).   Tại buổi sinh hoạt, các đảng viên đã được thông tin nhanh kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác phát triển đảng; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của Chi bộ tháng 10, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải (Trung Quốc)

Quang cảnh buổi làm việc Tham gia Đoàn có các đồng chí: Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thái Nguyên; lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh. Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Thế Tùng, Tổng...

Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước – kỳ 1: “Bài toán” cần lời giải đột phá

  Thái Nguyên hiện có gần 10 nghìn doanh nghiệp với hơn 230 nghìn lao động, trong đó cộng đồng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chiếm phần lớn. Trong số này, tỷ lệ doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có tổ chức đảng chỉ chiếm gần 1,4%. Quan điểm chỉ đạo chung của tỉnh đối với công tác xây dựng Đảng, phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp là: Tổ chức đảng sẽ giúp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất