No menu items!


Powered by Techcity

Linh thiêng Giỗ Tổ Hùng Vương


Trong tâm thức người Việt, ngày Quốc giỗ – Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng mười tháng ba âm lịch) luôn thiêng liêng, đồng thời là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, người dân cả nước hướng về Đền Hùng (Phú Thọ) chung ngày Giỗ Tổ. Để tỏ lòng biết ơn Tổ tiên đã có công dựng nước, giữ nước như lời Bác Hồ dạy, nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã lập đình Hùng Vương để thờ cúng, bái vọng các Vua Hùng.





Đoàn rước kiệu tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 đi qua một số tuyến đường ở TP. Thái Nguyên. Ảnh: T.L
Đoàn rước kiệu tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đi qua một số tuyến đường ở TP. Thái Nguyên. Ảnh: T.L

Là người Việt, dù ở nơi viễn xứ cũng nằm lòng câu ca nhắc nhớ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba/ Khắp miền truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Ngày Giỗ Tổ thiêng liêng, nhưng vì “qua sông khó đò”, từ gần 100 năm trước, những cư dân ở vùng đất Thái Nguyên đã chung tay lập đình Hùng Vương (phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên) để thờ tự, bái vọng anh linh các Vua Hùng.

Ông Phạm Trần Đang, 88 tuổi, Phó Trưởng ban Thường trực Ban quản lý Đình, cho biết: Đình Hùng Vương được lập từ những năm đầu thế kỷ XX. Đứng đầu liệu việc là các cụ Bá Ngận, Cai Đắc, Năm Thực… Các cụ huy động nhân dân trong vùng cùng góp tiền, của mua gỗ, tre, lá và mời thợ giỏi từ tỉnh Hà Nam lên thi công.

Kể từ bấy giờ Đình trở thành một phần cuộc sống của cư dân trong vùng. Đặc biệt sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng, Đình trở thành một địa chỉ để nhân dân sinh hoạt, hội họp, học tập văn hóa.





Tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tượng Quốc Mẫu Âu Cơ được thờ phụng tại đình Hùng Vương (phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên).
Tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tượng Quốc Mẫu Âu Cơ được thờ phụng tại đình Hùng Vương (phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên).

Để nơi thờ tự, bái vọng các Vua Hùng bảo đảm an toàn, Đình được nhân dân trong vùng công đức tu bổ và nhiều lần dựng lại. Cho đến năm 2005 diện tích đất của Đình còn 200m2, được nhân dân trong vùng công đức xây dựng mới. Phần phía ngoài làm nhà văn hóa cho nhân dân hội họp, phần nửa trong làm nơi thờ phụng các vị Vua Hùng. Đặc biệt cạnh ban thờ đức Vua Hùng được ghi tên, tuổi của 68 liệt sĩ, 2 Mẹ Việt Nam Anh hùng của địa phương.

Đình được Ban quản lý Khu Di tích Đền Hùng (Phú Thọ) trao tặng nhiều di vật tối linh thuộc di sản Quốc gia như: Thánh Hiệu, Ngọc Phả nói về lịch sử 18 đời Vương triều Hùng Vương; 3 bát hương, gồm: 1 bát hương bằng đá thờ 18 đời Vương triều Hùng Vương, 1 bát hương bằng đá thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, 1 bát hương bằng đồng thờ Lạc Long Quân.

Ngoài 3 bát hương này còn có 1 lư hương đại bằng đá nặng 1,7 tấn. Đây là lư hương được đặt trước cửa Đền Hạ, ­nơi mẹ Âu Cơ sinh bọc trứng, nở 100 người con. Đây là lư hương đại bán thiên “độc nhất vô nhị” từng được thờ lâu đời ở Đền Hùng Phú Thọ. Đặc biệt năm 2015, Đình Hùng Vương có tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tượng Quốc Mẫu Âu Cơ thờ phụng. Tượng được đúc từ phiên bản gốc ở Đền Hùng (Phú Thọ).





Đoàn rước kiệu tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đi qua một số tuyến đường ở TP. Thái Nguyên. Ảnh: T.L
Đoàn rước kiệu tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đi qua một số tuyến đường ở TP. Thái Nguyên. Ảnh: T.L

Đình Hùng Vương tổ chức ngày Giỗ Tổ cùng ngày với đền Hùng. Dù đình Hùng Vương ở Thái Nguyên mang ý nghĩa bái vọng, nhưng gần trăm năm nay, các hoạt động lễ hội Đình được nhân dân địa phương duy trì tổ chức đúng ngày, đúng nghi thức. Nhất là sau khi Đình được xây dựng mới, các hoạt động lễ hội có điều kiện tổ chức trang trọng hơn.

Cũng như các năm trước, năm nay lễ hội đình Hùng Vương được tổ chức trong hai ngày 9, 10-3 âm lịch. Với ý nghĩa là ngày Giỗ chung của toàn dân, nên Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh đến dâng hương, chiêm bái, tham gia các hoạt động của Đình.

Phần lễ có nghi thức dâng nhang, đèn, oản, quả, hoa tươi, bánh chưng, bánh dày… và lời thành tâm hiếu kính công đức các Vua Hùng, cầu mong thiên hạ thái bình, nhà nhà an vui. Phần hội có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, múa lân và tổ chức đoàn rước kiệu. Kiệu rước gồm: Cờ thần, bát biểu, lệnh bài, chấp kích. Kiệu rước vua Lạc Long Quân; kiệu rước 18 bánh chưng, 18 bánh dày tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng Vương. Kiệu rước Chủ tịch Hồ Chí Minh… Sau kiệu rước là đoàn người chia thành từng khối, nam, phụ, lão, ấu mang trang phục biểu trưng con rồng, cháu tiên.





Cô trò Trường Mầm non Star DPA Thái Nguyên trải nghiệm bài học lịch sử tại đình Hùng Vương (phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên).
Cô trò Trường Mầm non Star DPA Thái Nguyên trải nghiệm bài học lịch sử tại đình Hùng Vương (phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên).

Giỗ Tổ Hùng Vương của cả nước nói chung, Lễ hội đình Hùng Vương Thái Nguyên nói riêng cùng chung một mục đích cho mỗi người được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các bậc tiền nhân khai mở giang san, chống giặc giữ nước. Qua đó củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nhân lên đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Đây còn là bài học lịch sử đầy ắp niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Khẳng định một dân tộc mang sức mạnh của tinh thần đoàn kết, luôn hướng tới những giá trị đạo đức tốt đẹp. Quốc Giỗ thiêng liêng còn là dịp nhắc nhớ mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người dân thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.




Cùng với đình Hùng Vương ở TP. Thái Nguyên, trên địa bàn tỉnh có đền Đình Cả, thị trấn Đình Cả (Võ Nhai) thờ các Vua Hùng, Đức thánh Trần Hưng Đạo, thần Cao Sơn Quý Minh và Tứ phủ. Ngoài các đình, đền này còn có 45 di tích thờ các thuộc tướng của Vua Hùng. Nhưng chỉ có duy nhất đình Hùng Vương tổ chức lễ hội Giỗ Tổ vào ngày 10-3 âm lịch. Còn đền Đình Cả và các di tích khác tổ chức lễ hội vào dịp đầu xuân.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-hoa/202504/linh-thieng-gio-to-hung-vuong-d6f1ad9/

Cùng chủ đề

Đồng Hỷ: Triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 17-4, Huyện ủy Đồng Hỷ tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 52, nhiệm kỳ 2020-2025, để cho ý kiến vào Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên; triển khai nhiệm vụ tổ công tác thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Huyện ủy Đồng Hỷ cho ý kiến vào Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp...

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

“Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích”. Đây là ý kiến chỉ đạo của...

Kiên quyết không để dịch bệnh lây lan

Ngành chăn nuôi là một trong những trụ cột quan trọng của kinh tế nông nghiệp tại Thái Nguyên nói riêng, cả nước nói chung. Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 47% giá trị sản xuất nội ngành Nông nghiệp của tỉnh. Do đó, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi trước những dịch bệnh nguy hiểm đóng vai trò rất quan trọng. Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là biện pháp phòng, chống dịch...

Thái Nguyên: Dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến và thống nhất cao với dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Thái Nguyên từ 172 xuống còn 55 xã, phường (giảm 68,02%) đảm bảo đúng quy định của Trung ương, giảm từ 60 đến 70% đơn vị hành chính cấp xã. Trung tâm TP. Thái Nguyên hiện nay. Ảnh: Lăng...

Thái Nguyên: Dự kiến 55 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

e7837c027f6ecd14017ffa4e5f2a0e34 ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 DFBEFA41DBD309C1E05382FC0367E8CE 0 /thoi-su-thai-nguyen/ Thái Nguyên: Dự kiến 55 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp ff808081963abccd01963efc4943386e Thời sự Thái Nguyên (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: https://baothainguyen.vn/thoi-su-thai-nguyen/202504/thai-nguyen-du-kien-55-don-vi-hanh-chinh-cap-xa-sau-sap-xep-943386e/

Cùng tác giả

Đồng Hỷ: Triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 17-4, Huyện ủy Đồng Hỷ tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 52, nhiệm kỳ 2020-2025, để cho ý kiến vào Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên; triển khai nhiệm vụ tổ công tác thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Huyện ủy Đồng Hỷ cho ý kiến vào Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp...

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

“Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích”. Đây là ý kiến chỉ đạo của...

Kiên quyết không để dịch bệnh lây lan

Ngành chăn nuôi là một trong những trụ cột quan trọng của kinh tế nông nghiệp tại Thái Nguyên nói riêng, cả nước nói chung. Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 47% giá trị sản xuất nội ngành Nông nghiệp của tỉnh. Do đó, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi trước những dịch bệnh nguy hiểm đóng vai trò rất quan trọng. Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là biện pháp phòng, chống dịch...

Thái Nguyên: Dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến và thống nhất cao với dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Thái Nguyên từ 172 xuống còn 55 xã, phường (giảm 68,02%) đảm bảo đúng quy định của Trung ương, giảm từ 60 đến 70% đơn vị hành chính cấp xã. Trung tâm TP. Thái Nguyên hiện nay. Ảnh: Lăng...

Bảo đảm chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ kịp thời lợi ích thiết thực của Nhân dân

Toàn cảnh Hội nghị Tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đại diện một số Ban Đảng Trung ương; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại...

Cùng chuyên mục

Hát Soọng cô, niềm tự hào của người Sán Dìu

Từ nghìn đời nay, hát Soọng cô là niềm tự hào của đồng bào người dân tộc Sán Dìu. Ngoài ý nghĩa giao duyên, hát Soọng cô còn là cách bày tỏ nỗi niềm của lòng người, thể hiện cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Các thành viên Câu lạc bộ hát Soọng cô xóm Đá Bạc, xã Bàn Đạt (Phú Bình), trong buổi giao lưu hát Soọng cô. Lời câu hát Soọng cô trong trẻo như mạch...

Thành tựu văn học nghệ thuật Thái Nguyên sau 50 năm đổi mới vừa là nền tảng, vừa là động lực phát triển 

Ngày 15-4, Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết 50 năm thành tựu văn học, nghệ thuật Thái Nguyên sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025); trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2025”. Tiết mục nghệ thuật chào mừng. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó...

Đêm võ đài đầu tiên tại thành phố Sông Công

Tối 11- 4, tại Quảng trường 1/7 - TP. Sông Công diễn ra “Đêm võ đài TP. Sông Công năm 2025”. Đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ các trận đấu. Chương trình bắt đầu từ 19h30, trước khi khai mạc, Ban Tổ chức bố trí màn biểu diễn Lân sư rồng - Long nghĩa đường và Võ thuật tập thể các võ đường. Sau đó, 7 cặp vận động viên (VĐV) thi đấu, gồm: VĐV Trịnh Đức Lương (Võ đường Đức Sung, TP. Sông...

Hồi sinh ‘Lọng bướm’ – Tinh hoa thủ công Việt Nam

“Lọng bướm” - một cái tên có lẽ còn xa lạ với nhiều người, nhưng thực chất đây là một món đồ trang trí từng xuất hiện trong văn hóa người Việt xưa. Từng là biểu tượng của sự quyền quý, mang ý nghĩa trường thọ và phúc lộc, lọng bướm đã thất truyền theo thời gian. Thế nhưng, với niềm đam mê và lòng trân trọng di sản văn hóa, bạn Nguyễn Phương Trang (sinh năm 1996, ở phường Phan...

Nâng cao chất lượng thiết chế nhà văn hóa cơ sở

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2.170/2.206 xóm, tổ dân phố có nhà văn hóa, sân chơi thể thao, trong đó 1.734 nhà văn hóa, sân chơi thể thao đạt chuẩn. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay có hơn 600 nhà văn hóa, sân chơi thể thao được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp, bảo đảm các điều kiện về diện tích, an toàn cho nhân dân hội họp, tập luyện thể thao, nâng cao thể...

Tinh khôi ký ức tháng Tư

“Tháng Tư về, gió hát mùa hè. Có những chân trời xanh thế. Mây xa vời, nắng xa vời. Con sông xa lững lờ trôi. Nắng nhẹ nhàng, mây trắng nhẹ nhàng. Hát giấc mơ nào xa lắm”… Lời bài hát cất lên một sớm ngày đầu tháng Tư khiến lòng người xốn xang. Tháng Tư gõ cửa mang theo hương gió giao mùa, khi những cơn mưa xuân dịu dàng nhường chỗ cho những tia nắng đầu hạ. Trong...

Hạnh phúc trọn vẹn – Báo Thái Nguyên điện tử

Nam phiêu diêu trong tiếng nhạc Trịnh du dương, êm ái. Bỗng tiếng chuông điện thoại reo vang, Nam liếc nhìn màn hình, thờ ơ bấm nút đỏ. Chưa đầy 10 giây, màn hình lại sáng, Nam chuyển sang chế độ máy bay. Anh điều chỉnh volum cho nhạc to hơn, mắt lim dim. Nhưng anh không thể nào quay lại trạng thái ban đầu. Hình ảnh mẹ già thoáng gần thoáng xa, khi rõ nét, lúc lại mờ...

Hát về Trường Sơn – Báo Thái Nguyên điện tử

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 7-4, tại Nhà khách Quân khu 1, phường Tân Long (TP. Thái Nguyên), Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình nghệ thuật quần chúng hát về Trường Sơn. Tốp ca hát về Trường Sơn hào hùng của các cựu chiến binh Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Thái Nguyên. Chương...

‘Kho báu’ 41.000 năm tuổi ở Thần Sa

Với niên đại 41.000 năm, Di chỉ khảo cổ học Thần Sa, xã Thần Sa (Võ Nhai) được ví là "kho báu" khảo cổ, mở ra cánh cửa tìm hiểu về cuộc sống của người tiền sử ở Đông Nam Á. Qua 5 lần khai quật, những phát hiện của các nhà nghiên cứu đã làm thay đổi lịch sử khảo cổ Việt Nam. Bởi đây là một trong những di chỉ khảo cổ quan trọng độc đáo, chứa...

‘Giống chè cổ núi Tam Đảo có thể là tổ của chè Thái Nguyên’

Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Thái Nguyên, nghệ nhân, nhà văn hóa trà Mông Đông Vũ khẳng định: Giống chè cổ mới phát hiện trên đỉnh núi Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là giống chè Nam, có thể là tổ của chè Thái Nguyên. Nghệ nhân Mông Đông Vũ xem lá, búp cây chè cổ trên đỉnh núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất