Powered by Techcity

Tôn tạo, nâng cấp Di tích đền thờ danh tướng Dương Tự Minh


Việc trùng tu, tôn tạo, nâng cấp Di tích đền Đuổm (tại xã Động Đạt, Phú Lương) ngoài ý nghĩa nâng cao, phát huy giá trị di tích, còn nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho nhân dân, du khách đến thực hành tín ngưỡng, vãn cảnh. Chính vì thế, các hoạt động liên quan đến di tích này được chính quyền địa phương, đông đảo nhân dân trong vùng và du khách rất quan tâm, đồng tình ủng hộ.





Lễ hội đền Đuổm là một trong những lễ hội quan trọng tại Thái Nguyên.
Lễ hội đền Đuổm là một trong những lễ hội quan trọng tại Thái Nguyên.

Tọa lạc tại chân núi Đuổm, xã Động Đạt (Phú Lương), với tổng diện tích quy hoạch hơn 39ha, trong đó Di tích lịch sử Quốc gia đền Đuổm rộng 31,6ha; đền Trình 3,6ha; Ao Chuông Lăn 0,76ha; giếng Dội 1,6ha; đền Khuân 1,8ha.

Tương truyền, ngôi đền được nhân dân trong vùng dựng lên từ năm 1180 để phụng thờ danh tướng Dương Tự Minh – người có công lao to lớn trong việc giành lại đất đai từ tay giặc Tống và bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc Đại Việt.

Đền được dựng theo lối kiến trúc Á Đông, kiểu tam cấp gồm: Đền Thượng là nơi thờ Mẫu Địa; đền Trung thờ Phò Mã Đô úy Dương Tự Minh; đền Hạ là hai phủ thờ công chúa Diên Bình và công chúa Thiều Dung – hai phu nhân của danh tướng Dương Tự Minh. 

Với tầm quan trọng, năm 1993, Di tích đền Đuổm được Bộ Văn hóa, Thể thao công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia; năm 2017 Lễ hội đền Đuổm được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo các cụ cao niên trong vùng: Trước năm 1980, Di tích lịch sử đền Đuổm chưa có nhiều hạng mục công trình, chỉ gồm ngôi đền Trung có diện tích 40m2 và đền Hạ là phủ thờ 2 vị công chúa (15m²). Các hạng mục được làm giản đơn với cột tre mái lợp lá cọ. Các khu vực thờ tự khác chủ yếu là cây hương, hoặc đặt bát hương.

Thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt, vật liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, lá tự nhiên, nên Đền bị hư hại, xuống cấp, nhân dân trong vùng hằng năm phải tu sửa để tổ chức các nghi lễ vào ngày 5, 6 tháng Giêng.

Chỉ trong hơn 40 năm qua (từ năm 1980 đến năm 2023), chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng đã 9 lần tu bổ, tôn tạo Đền. Lần tu bổ, tôn tạo năm 1993, cổng tam quan được đầu tư xây dựng theo kiến trúc thời Lý.

Từ nguồn xã hội hóa, mỗi lần tu bổ, tôn tạo, Di tích lại được mở rộng hơn và xây dựng bằng các vật liệu tốt hơn. Tuy nhiên, các vật liệu xây dựng được lựa chọn đưa vào công trình chưa đảm bảo yếu tố lịch sử và niên đại. Hơn thế, quy mô tổng thể của Di tích đòi hỏi được đầu tư xây dựng bài bản, khoa học, phù hợp với kiến trúc, đảm bảo tính lịch sử, xứng tầm giá trị di tích phụng thờ đức thánh Đuổm.

Toàn bộ nguồn kinh phí dành cho tu bổ, tôn tạo, xây dựng mới và mở rộng Đền từ trước đến nay đều từ nguồn xã hội hóa. Nhưng do “bấc đến đâu, dầu đến đó” nên các hạng mục công trình được xây dựng, tu bổ, tôn tạo, sửa chữa cơ bản mang tính chất tạm thời, chưa đạt được độ bền chắc lâu dài, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng tới mỹ quan chung của Di tích.





Một hạng mục của Di tích lịch sử Quốc gia đền Đuổm được tu bổ cuối năm 2024.
Một hạng mục của Di tích lịch sử Quốc gia đền Đuổm được tu bổ cuối năm 2024.

Theo kết quả khảo sát của cơ quan chuyên môn, hiện trạng các hạng mục công trình như: Đền Mẫu Thượng Ngàn; đền Thượng; đền Trung; phủ các vị công chúa; đình Niêng; lầu chuông; nhà đón khách; nhà công vụ và các hạng mục công trình khác trong Di tích đã cơ bản xuống cấp, sụt lún, rạn nứt, thấm dột, có nguy cơ sập, đổ.

Để bảo đảm an toàn cho nhân dân, du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh và hành lễ an toàn, đồng thời bảo quản các linh vật tại Đền không bị hư hại, việc tu bổ, tôn tạo Di tích đền Đuổm là bức thiết, quan trọng; cần được triển khai khẩn trương, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, mang lại nhiều lợi ích chung cho xã hội.

Bởi vậy, chính quyền địa phương và ngành chức năng đã tích cực triển khai các bước theo quy định. Các hạng mục được tu bổ, tôn tạo lần này gồm: Đền Thượng; đền Trung (khu thờ tự chính của Di tích); 2 phủ thờ nhị vị công chúa; lầu chuông; khu vực hàng rào, cảnh quan Di tích.

Tất cả các hạng mục được làm mới, bề thế, hoành tráng hơn và được thiết kế xây dựng giữ nguyên bản theo kiến trúc thời Lý. Các loại vật liệu xây dựng có độ bền chắc. Tổng kinh phí xây dựng từ nguồn xã hội hóa khoảng 22 tỷ đồng.

Việc tu bổ, tôn tạo Đền là hết sức cần thiết, đáp ứng niềm mong đợi của nhân dân trong vùng. Chính vì thế, việc đơn vị thi công khởi động triển khai đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Hàng trăm lượt người địa phương đến giúp Ban Quản lý dọn dẹp mặt bằng, di chuyển các linh vật phục vụ tế lễ và tài sản của Di tích đến các vị trí an toàn, tránh thất lạc; vỡ, hỏng.

Việc tu bổ, tôn tạo lần này hứa hẹn làm cho Di tích xứng tầm hơn với giá trị lịch sử. Đền thờ Đức thánh Đuổm vẫn uy linh dựa vào chân núi Đuổm, hướng mặt ra cánh đồng rộng rãi, xa xa là những ngọn núi tựa như cánh nhạn bay, tạo nên cảnh quan vừa thơ mộng vừa hùng vĩ của Di tích.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/thoi-su-thai-nguyen/202503/ton-tao-nang-cap-di-tichden-tho-danh-tuong-duong-tu-minh-09d31fa/

Cùng chủ đề

Gần 300 cán bộ, công chức được triển khai Luật Xây dựng

Ngày 29-3, Sở Xây dựng Thái Nguyên tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 175/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng. Lãnh đạo Sở Xây dựng Thái Nguyên quán triệt tinh thần chung của chương trình tập huấn. Tại Hội nghị, gần 300 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Xây dựng; các sở, ban, ngành, địa...

Đại Từ thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp

Những năm qua, huyện Đại Từ đã bám sát quy hoạch tỉnh và tích cực mời gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp. Nhờ đó, nhiều cụm công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Hoạt động may xuất khẩu tại Cụm công nghiệp Phú Lạc 2, xã Tiên Hội (Đại Từ).  80% các cụm công nghiệp có...

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để ‘cuối năm vội vàng’

Năm nay, kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ giao là 5.584 tỷ đồng; HĐND, UBND tỉnh giao là 6.625 tỷ đồng (tỉnh giao tăng thêm 1.041 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương cân đối). Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 10,5% trở lên, công tác giải ngân vốn đầu tư công được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đòi hỏi tinh thần làm việc nghiêm...

Xung kích trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết số 35), Báo Thái Nguyên đã chú trọng phát huy vai trò là lực lượng xung kích trong công tác này. Cán bộ, phóng viên Báo Thái Nguyên luôn bám sát dư luận xã hội để định hướng tuyên truyền,...

Nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Ngày 28-3, Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên) tổ chức Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Sở Công Thương và 240 khách hàng là các doanh nghiệp lớn, đặc thù trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu dự Hội nghị. Năm 2025, dự kiến toàn tỉnh có từ 150-200 khách hàng mới, với tổng công suất đăng ký thêm từ...

Cùng tác giả

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn Đông y dược Việt Nam

Quang cảnh buổi làm việc Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đông y dược Việt Nam và lãnh đạo Công ty; Hội Đông y dược Việt Nam; Hội Quân dân y Việt Nam. Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã thông tin với lãnh đạo Công ty về...

Gần 300 cán bộ, công chức được triển khai Luật Xây dựng

Ngày 29-3, Sở Xây dựng Thái Nguyên tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 175/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng. Lãnh đạo Sở Xây dựng Thái Nguyên quán triệt tinh thần chung của chương trình tập huấn. Tại Hội nghị, gần 300 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Xây dựng; các sở, ban, ngành, địa...

Tọa đàm trực tuyến: Lan tỏa tinh thần thượng võ xứ trà, vì một Việt Nam khỏe mạnh

MC Kim Oanh và các vị khách mời MC Kim Oanh: Thưa quý vị và các bạn! Thưa quý vị và các bạn! Thái Nguyên, vùng đất giàu truyền thống cách mạng, phên dậu của Tổ quốc, cũng là nơi lưu giữ những tinh hoa võ thuật từ ngàn năm trước. Trong bối cảnh đất nước hội nhập với các nền kinh tế thế giới, võ cổ truyền không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện sức khỏe, hay bảo tồn giá...

Đại Từ thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp

Những năm qua, huyện Đại Từ đã bám sát quy hoạch tỉnh và tích cực mời gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp. Nhờ đó, nhiều cụm công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Hoạt động may xuất khẩu tại Cụm công nghiệp Phú Lạc 2, xã Tiên Hội (Đại Từ).  80% các cụm công nghiệp có...

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để ‘cuối năm vội vàng’

Năm nay, kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ giao là 5.584 tỷ đồng; HĐND, UBND tỉnh giao là 6.625 tỷ đồng (tỉnh giao tăng thêm 1.041 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương cân đối). Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 10,5% trở lên, công tác giải ngân vốn đầu tư công được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đòi hỏi tinh thần làm việc nghiêm...

Cùng chuyên mục

Trao tặng 1.000 ấn phẩm ‘Định Hóa – Viên ngọc xanh của Thái Nguyên’

Đại học Thái Nguyên trao tặng 1.000 ấn phẩm ‘Định Hóa – Viên ngọc xanh của Thái Nguyên’ cho Huyện ủy Định Hóa, chiều 25-3. Các đại biểu dự chương tình trao tặng ấn phẩm ‘Định Hóa – Viên ngọc xanh của Thái Nguyên’. Trong nhiều năm qua, Đại học Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ giáo dục, xây dựng nhà tình nghĩa, phát triển cộng đồng và đồng hành với nhân dân các dân tộc tỉnh Thái...

Đưa văn hóa trà đến sinh viên

Gần 1.000 sinh viên đến từ các trường thuộc Đại học Thái Nguyên được tham gia, tiếp cận thông tin bổ ích từ chương trình "Trao đổi, phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà Thái Nguyên năm 2025". Các đại biểu tham gia Chương trình. Chương trình do Tỉnh đoàn phối hợp với Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công tổ chức ngày 25-3 tại Đại học Thái Nguyên. Nhà báo - nghệ nhân Hoàng Anh Sướng trao đổi...

Doanh thu từ du lịch tăng 14%

3 tháng đầu năm nay, các khu, điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đón gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt gần 400 tỷ đồng, tăng 14%. Biểu diễn nghệ thuật dân tộc trên chuyến tàu du lịch từ Hà Nội đi Thái Nguyên. Ảnh: T.L Đặc biệt, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (từ ngày 29-1 đến 2-2), các khu,...

Ra mắt tập thơ ‘Miền quê yêu thương’

Ngày 23-3, Hội Văn học Nghệ thuật TP. Thái Nguyên tổ chức ra mắt tập thơ Miền quê yêu thương của tác giả Trương Thế Dũng. Tập thơ do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành cuối năm 2024. Tác giả Trương Thế Dũng trong buổi ra mắt tập thơ "Miền quê yêu thương". Miền quê yêu thương gồm 192 bài thơ, phần lớn được sáng tác theo thể lục bát, bên cạnh đó còn có thơ thất ngôn bát cú và...

Thiếu nhi Thái Nguyên trải nghiệm văn hóa ‘Đệ nhất danh trà’

Sáng 23-3, trong khuôn khổ Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI, năm 2025, 135 thiếu nhi tiêu biểu đại diện cho hơn 200.000 đội viên, thiếu nhi toàn tỉnh tham gia hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa trà với chủ đề “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà”. Các đại biểu thiếu nhi trải nghiệm tại đồi chè Tân Cương. Trải nghiệm quy trình chế biến chè. Trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa trà tại Hợp...

Thái Nguyên xây dựng đời sống văn hóa: Nhiều chỉ tiêu đạt cao

Báo Thái Nguyên điện tử - Trụ sở: Số 19, phố Nhị Quý, tổ 8, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số: 431/GP-BTTTT cấp ngày 20 tháng 11 năm 2023. Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Sơn. Các Phó Tổng Biên tập: Đào Ngọc Anh - Chu Thế Hà. Điện thoại: 0208.3859.666 Đường dây nóng: 0912.039.880 Email: [email protected]; [email protected] (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js...

‘Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc’

Đó là chủ đề Tuần văn hóa, thể thao, du lịch và chương trình khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 dự kiến tổ chức vào ngày 26-4, tại Quảng trường Vạn Xuân (TP. Phổ Yên), do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cấp, ngành liên quan tổ chức. Hoạt động trình diễn áo dài Việt Nam gắn với hoa chè tại chương trình khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm...

Chủ tịch UBND tỉnh dự khai trương Nhà sách Hương Sen

Dự khai trương Nhà sách Hương Sen tại số 76 đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên, sáng 15-3, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị mỗi tháng tổ chức một cuộc tọa đàm về sách. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới Ngày sách và văn hóa đọc (21-4) năm nay. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao việc Nhà sách tập...

Người trẻ trân trọng cổ phục Việt

Những năm gần đây, cổ phục Việt không còn chỉ xuất hiện trong bảo tàng hay các sự kiện truyền thống mà dần trở thành một phần của đời sống thường nhật. Đáng chú ý, những người góp phần đưa giá trị văn hóa này trở lại chính là giới trẻ, họ mang trong mình tình yêu, sự say mê và nỗi trăn trở trước nguy cơ mai một của trang phục truyền thống. Nhóm bạn trẻ Thái Nguyên tạo dáng cùng...

Trao đổi về phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà Thái Nguyên

Ngày 21-3, TP. Sông Công phối hợp với Hợp tác xã (HTX) Công nghiệp và Vận tải Chiến Công tổ chức Chương trình "Trao đổi phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà Thái Nguyên". Nhà báo, nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng tâm huyết chia sẻ nghệ thuật thưởng trà tại Chương trình. Chương trình thu hút gần 200 đại biểu, gồm đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; các cơ quan, đơn vị; đại diện HTX, doanh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất