Powered by Techcity

Phát huy giá trị di sản văn hóa qua hoạt động du lịch


Di sản và hoạt động du lịch luôn có sự tương tác qua lại, hỗ trợ nhau cũng phát triển. Khi di sản là nguồn tài nguyên cho ngành Du lịch khai thác, thì du lịch thổi hồn, quảng bá, nâng cao tầm giá trị cho di sản.





Nghi lễ then được đồng bào Tày Định Hóa tái hiện phục vụ du khách.
Nghi lễ then được đồng bào Tày Định Hóa tái hiện phục vụ du khách.

“Mỏ vàng lộ thiên”

Hơn 1.000 di tích lịch sử – văn hóa đã được kiểm kê. Hơn 550 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm đếm. Đó là những di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trên địa bàn của tỉnh, “mỏ vàng lộ thiên” đang được ngành Du lịch khai thác bài bản, hiệu quả.

Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch): Liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp làm du lịch và địa phương có di sản, đó là cách giúp cho ngành Du lịch phát triển, đồng thời tạo nguồn thu tại chỗ để “bồi bổ” cho di sản được nâng tầm.

Nét xưa cổ kính phải nhắc đến hệ thống đình, đền, chùa mang kiến trúc nghệ thuật Á Đông, ví như: chùa Phù Liễn, chùa Đán, chùa Hang (TP. Thái Nguyên); chùa Sơn Dược (Đại Từ); chùa Thuần Lương (TP. Sông Công); đền Đuổm (Phú Lương); cụm di tích đình, đền, chùa Cầu Muối (Phú Bình)… Sau 9 năm cả nước trường kỳ gian khổ kháng chiến, những tên làng, tên đất như: Khau Tý (Điềm Mặc); Khuôn Tát (Phú Đình); Bảo Biên (Bảo Linh); Làng Quặng (Định Biên)… huyện Định Hóa trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống.

Ông Đỗ Trọng Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên: Thông qua hoạt động du lịch, di sản được giới thiệu quảng bá rộng rãi đến nhân dân, du khách, nhất là học sinh, sinh viên trong quá trình trải nghiệm thực tế để hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử của đất nước; về một nét đẹp văn hóa truyền thống của một dân tộc, quốc gia.

Vẫn còn đây những dấu tích anh hùng của thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Sừng sững bên cầu Gia Bảy (TP. Thái Nguyên) bia ghi danh các chiến sĩ Trung đội Tự vệ Tiểu khu Hoàng Văn Thụ. Uy nghi, trang nghiêm một Di tích lịch sử Quốc gia 60 liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái (TP. Thái Nguyên). Và ở xã Thần Sa (Võ Nhai) có Di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm – một di chỉ khảo cổ thuộc thời đại đá cũ với kỹ nghệ Ngườm nổi tiếng, dấu tích của loài người sinh sống cách đây khoảng 41.500 năm.





Từ làm du lịch, những câu chuyện cổ tích về mường trời, mường đất của đồng bào các dân tộc được kể lại cho du khách cùng thưởng thức.
Từ làm du lịch, những câu chuyện cổ tích về mường trời, mường đất của đồng bào các dân tộc được kể lại cho du khách cùng thưởng thức.

Cùng hệ thống các di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử và khảo cổ học, trên vùng đất nửa đồng, nửa núi Thái Nguyên còn có một kho tàng văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, điển hình như: Rối cạn Thẩm Rộc của người Tày, Lễ hội Cầu Mùa của người Sán Chí, hát Soọng Cô của người Sán Dìu, múa Tắc Xình của người Sán Chay và Lễ cấp sắc của người Dao… Nếu các di tích lịch sử trở thành điểm đến, thì các di sản văn hóa phi vật thể trở thành “món đặc sản” tinh thần được trình diễn, giao lưu giữa người dân địa phương với du khách.

Nâng tầm giá trị di sản

Chia sẻ với chúng tôi, Tiến sĩ Mai Thị Hạnh, giảng viên Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: Di sản tồn tại ở các dạng vật thể và phi vật thể. Nhưng nếu chỉ cất giữ, bảo quản thì di sản khó phát huy được giá trị, thậm chí trở thành vật vô nghĩa và nhanh chóng mai một theo thời gian.





Ẩm thực gắn với văn hóa trà, một nét đẹp của du lịch Thái Nguyên.
Ẩm thực gắn với văn hóa trà, một nét đẹp của du lịch Thái Nguyên.

Hát sường cô của đồng bào dân tộc Ngái Thái Nguyên là một minh chứng. Mờ nhạt đến mức gần như không còn tồn tại trong đời sống tinh thần của đồng bào, chỉ khi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào cuộc, mất nhiều tháng, các nghệ nhân mới ghi chép được 5 bài hát của dân tộc mình. Thực tế có rất nhiều di tích văn hóa, lịch sử và một số nét đẹp văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc bị mai một, Nhà nước phải đầu tư hàng tỷ đồng cùng rất nhiều thời gian, công sức để phục dựng, bảo tồn.




Nhiều di sản văn hóa phi vật thể được nhân dân gìn giữ, trao truyền, phát huy giá trị thông qua hoạt động biểu diễn văn nghệ phục vụ du khách. Điển hình như các di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: Múa Tắc xình của dân tộc Sán Chay; Nghi lễ Tết Nhảy của dân tộc Dao; Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày…

Đặc biệt, tri thức dân gian trồng và chế biến chè ở vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghệ nhân Lê Quang Nghìn, xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương, phấn chấn: Mấy đời nhà tôi sống nhờ cây chè cũng mừng vì việc trồng chè, chế biến chè được xếp vào tri thức dân gian. Nhất là từ khi được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di sản, sản phẩm chè của vùng Tân Cương trở nên có giá trị hơn rất nhiều so với trước đây. Vui nhất là vùng chè Tân Cương thường xuyên có du khách trong nước, quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.

Trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản, Thái Nguyên vừa mời gọi nhà đầu tư đến hợp tác phát triển du lịch, vừa phối hợp với các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch. Ông Nguyễn Tùng Lâm, Trưởng Phòng Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đúc kết: Thông qua hoạt động du lịch, giá trị của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được nâng tầm, lan tỏa rộng rãi không chỉ trong nước, mà theo du khách đến nhiều châu lục trên thế giới.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-hoa/202502/phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-qua-hoat-dong-du-lich-7af1b37/

Cùng chủ đề

Đại Từ: Dự kiến đầu tư công hơn 603 tỷ đồng

Huyện Đại Từ đang tập trung huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mở rộng không gian đô thị, phấn đấu xây dựng huyện cơ bản theo tiêu chuẩn thị xã vào năm 2025. Thi công Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc qua địa phận xã Cát Nê (Đại Từ). Năm nay, huyện Đại Từ dự kiến...

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Bảo đảm cung ứng điện phục vụ tăng trưởng kinh tế

Chiều 23-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Tham dự về phía Bộ Công thương có Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. Đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Tiến dự, chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên. Trên...

Sông Công nỗ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Năm 2025, TP. Sông Công phấn đấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 19.256 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2024. Để tạo đà hoàn thành tốt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; đồng thời động viên các doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương “tăng tốc” sản xuất. Khu vực sản xuất của Công ty CP Phụ...

Nước cho sản xuất vụ Xuân: Nhiều phương án dự phòng phù hợp

Nguồn nước cho sản xuất vụ Xuân luôn là vấn đề được người dân và các cấp, ngành chức năng trong tỉnh quan tâm. Vụ Xuân năm nay, Thái Nguyên gặp không ít khó khăn về nguồn nước tưới khi dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán (thời vụ gieo cấy lúa xuân) không có mưa. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, nhờ sự chuẩn bị kỹ...

Sôi động thị trường máy sấy, máy hút ẩm

Theo dự báo, mưa nhỏ, nồm ẩm ở miền Bắc có thể kéo dài trong nhiều tuần tới, thậm chí đến tháng 4-2025. Chính bởi vậy, nhiều gia đình đã lựa chọn mua những sản phẩm như: Tủ sấy, máy sấy quần áo, máy hút ẩm để ứng phó với hiện tượng thời tiết này. Nhân viên Siêu thị Mediamart tư vấn về các loại máy hút ẩm cho khách hàng. Khảo sát tại các cửa hàng, đại lý, siêu thị...

Cùng tác giả

Đại Từ: Dự kiến đầu tư công hơn 603 tỷ đồng

Huyện Đại Từ đang tập trung huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mở rộng không gian đô thị, phấn đấu xây dựng huyện cơ bản theo tiêu chuẩn thị xã vào năm 2025. Thi công Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc qua địa phận xã Cát Nê (Đại Từ). Năm nay, huyện Đại Từ dự kiến...

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Bảo đảm cung ứng điện phục vụ tăng trưởng kinh tế

Chiều 23-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Tham dự về phía Bộ Công thương có Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. Đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Tiến dự, chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên. Trên...

Sông Công nỗ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Năm 2025, TP. Sông Công phấn đấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 19.256 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2024. Để tạo đà hoàn thành tốt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; đồng thời động viên các doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương “tăng tốc” sản xuất. Khu vực sản xuất của Công ty CP Phụ...

Nước cho sản xuất vụ Xuân: Nhiều phương án dự phòng phù hợp

Nguồn nước cho sản xuất vụ Xuân luôn là vấn đề được người dân và các cấp, ngành chức năng trong tỉnh quan tâm. Vụ Xuân năm nay, Thái Nguyên gặp không ít khó khăn về nguồn nước tưới khi dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán (thời vụ gieo cấy lúa xuân) không có mưa. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, nhờ sự chuẩn bị kỹ...

Sôi động thị trường máy sấy, máy hút ẩm

Theo dự báo, mưa nhỏ, nồm ẩm ở miền Bắc có thể kéo dài trong nhiều tuần tới, thậm chí đến tháng 4-2025. Chính bởi vậy, nhiều gia đình đã lựa chọn mua những sản phẩm như: Tủ sấy, máy sấy quần áo, máy hút ẩm để ứng phó với hiện tượng thời tiết này. Nhân viên Siêu thị Mediamart tư vấn về các loại máy hút ẩm cho khách hàng. Khảo sát tại các cửa hàng, đại lý, siêu thị...

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Công bố Cuộc thi viết “Trăm năm Đệ nhất danh trà”

Thể lệ Cuộc thi viết “Trăm năm Đệ nhất danh trà” Các tác phẩm tham gia Cuộc thi phải gắn với con người, hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến chè, gắn với kinh tế chè và văn hoá trà của Thái Nguyên; là nguồn tư liệu để giới thiệu, quảng bá về đất và người Thái Nguyên gắn với cây chè, ngành chè của tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng tham gia Cuộc thi là công dân Việt Nam và...

Rộn ràng cả mùa Xuân

  Lễ hội Xuân Ất Tỵ năm 2025 tràn ngập khắp Thái Nguyên một không khí tươi vui, phấn chấn. Từ nông thôn đến phố thị râm ran tiếng nói, cười của nam, phụ, lão, ấu về chuyện nhà, việc nước. Lòng rộn ràng đi trẩy hội mùa Xuân, ai nấy háo hức với niềm tin những ngày mới ngập tràn năng lượng sống tích cực.   “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”, lời bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ...

Thái Nguyên: Thêm 6 di tích được xếp hạng cấp tỉnh

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ra Quyết định xếp hạng và cấp Bằng xếp hạng cho 6 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, gồm: Nơi thành lập Kho Quân dược Liên khu Việt Bắc (tiền thân của kho 708), Cục Quân y, xã Yên Ninh (Phú Lương); Nơi thành lập Bệnh viện Trung ương Yên Trạch (tiền thân của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), xã Yên Trạch (Phú Lương); Hang Thắm, xã Trung Lương (Định Hóa);...

Hơn 1.000 người sẽ được nâng cao kiến thức về văn hóa trà

Nhằm trang bị kiến thức về văn hóa trà Thái Nguyên, văn hóa trà Việt Nam, kỹ năng nhận biết chè và trà Thái Nguyên, cách pha trà, nghệ thuật thưởng trà Thái Nguyên cho đông đảo cán bộ, nhân dân trong tỉnh, ngày 18-2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch họp thống nhất nội dung tổ chức tập huấn kiến thức về văn hóa trà Thái Nguyên năm 2025. Tham dự có đại diện các cơ quan, đơn vị liên...

Để tuổi thơ thấm đẫm hương chè

Được nuôi dưỡng, bồi đắp những câu chuyện về chè từ thơ bé, các em sẽ thêm yêu hiểu về chè, biết được thế mạnh đặc trưng và văn hóa của vùng đất nơi mình sinh ra và trưởng thành. Nhận thức rõ điều đó, việc giáo dục tình yêu sản phẩm, văn hóa trà cho trẻ em, học sinh được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực hiện, lồng ghép với giáo dục địa phương. Học sinh...

Hương trà xưa – Báo Thái Nguyên điện tử

Chiều nào bố tôi cũng ngồi bên cái ấm nhỏ, bảo đó là song ẩm. Có lẽ lúc nào cũng mong có bạn đối ẩm nên bố chọn bộ song ẩm này.   Mẹ tôi mất đã hai chục năm. Bố cứ vậy nuôi anh em tôi. Càng lớn tôi càng hiểu đó chính là những tháng năm vô cùng gian nan, khổ hạnh của bất cứ một người đàn ông nào. Bởi vậy tôi luôn mong những năm tháng tuổi...

Đại Từ: Liên hoan nghệ thuật quần chúng chào mừng đại hội đảng các cấp

Chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ lần thứ XXV, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, nhiệm kỳ 2025-2030, huyện Đại Từ đã, đang tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng từ cấp cơ sở đến cấp huyện. Đại diện Ban Tổ chức trao giải cho các địa phương tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng cụm số 2 vào tối...

An toàn lễ hội ngày xuân

Lễ hội xuân Ất Tỵ 2025 tràn khắp Thái Nguyên một không khí tươi vui, phấn chấn. Từ nông thôn đến phố thị râm ran tiếng nói, cười của nam, phụ, lão, ấu về chuyện nhà, việc nước và đi lễ hội ngày xuân. Ai nấy háo hức với đức tin rủi may gói vào năm cũ, để mở ra những ngày mới ngập tràn năng lượng tích cực. Nhân dân các xóm của xã Động Đạt (Phú Lương) dâng...

Nâng tầm giá trị cây chè, văn hóa trà: Yêu cầu từ thực tiễn

Là cây “đặc sản”, chè và sản phẩm trà đã khẳng định vị trí, vai trò kinh tế và tạo nên thương hiệu “đệ nhất danh trà” của Thái Nguyên. Tuy nhiên, ngành chè của tỉnh chưa khai thác hết  tiềm năng, lợi thế, giá trị của cây chè và những nét tinh túy của văn hóa trà. Lãnh đạo Công ty Samsung Việt Nam tại Thái Nguyên và Bắc Ninh trải nghiệm trên đồi chè ở xã Hoàng Nông (Đại...

Thái Nguyên – Điểm sáng tổ chức lễ hội xuân

Thái Nguyên - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử - mỗi độ Tết đến, Xuân về lại khoác lên mình sắc màu rực rỡ của những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Năm nay, Thái Nguyên tiếp tục là điểm sáng trong tổ chức mùa lễ hội xuân với quy mô lớn, nội dung phong phú và công tác tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, thu hút đông đảo du khách trong và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất