Powered by Techcity

Tiềm lực của thành phố công nghiệp


Sông Công là một trong rất ít thành phố mang tên một dòng sông (sông Công, phụ lưu của sông Cầu). Không chỉ có tên gọi độc đáo, vùng đất này còn là một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của Thái Nguyên và khu vực. Trong 40 năm hình thành và phát triển, thành phố đã khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững.





TP. Sông Công đang có trên 600 doanh nghiệp hoạt động, thu hút khoảng 20.000 công nhân.
TP. Sông Công đang có trên 600 doanh nghiệp hoạt động, thu hút khoảng 20.000 công nhân.

Vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế

Thành phố Sông Công nằm ở phía Nam của tỉnh và trong vùng Thủ đô Hà Nội, là một đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế – xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Từ nơi đây, du khách dễ dàng đến TP. Thái Nguyên, hồ Núi Cốc và Sân bay Nội Bài. Ngoài ra, Sông Công còn có 3 quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt chạy qua…

Trong những năm qua, thành phố không ngừng phát triển khi có thêm các khu, cụm công nghiệp quan trọng, như: Sông Công I, II, Khuynh Thạch, Nguyên Gon, Bá Xuyên… Đồng bộ với sự phát triển đó là sự xuất hiện của các khu đô thị thu hút đông dân cư đến sinh sống với chất lượng hạ tầng cao, đáp ứng nhu cầu an cư, lạc nghiệp của người dân.

Các khu dân cư (KDC) đã được đầu tư xây dựng hiện đại ở Sông Công có thể kể đến như: KDC đường Lương Sơn; KDC đường Cách mạng Tháng Tám kéo dài nối ĐT.262; KDC đường Lê Hồng Phong… Dự kiến đến năm 2030, dân số đô thị Sông Công đạt khoảng 220.000 người. Đó sẽ là một thị trường lớn để tiêu thụ hàng hóa, sử dụng các dịch vụ.





Khu đô thị liền kề thuộc phường Mỏ Chè, TP. Sông Công.
Khu đô thị liền kề thuộc phường Mỏ Chè, TP. Sông Công.

Năm 2024, thành phố đã được công nhận là đô thị loại II. Đây là nền tảng vững chắc để địa phương vươn lên tầm cao mới, xứng đáng với tiềm năng, lợi thế cũng như khát vọng phát triển của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố.

Ngày 09/7/2019, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 2059/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chung TP. Sông Công đến năm 2040. Đây là cơ hội để thành phố nắm bắt, tạo ra những đột phá mới quan trọng.

Hướng đến sự phát triển bền vững

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Sông Công nhiệm kỳ này xác định: Xây dựng TP. Sông Công phát triển nhanh, bền vững, hài hòa với các giá trị xanh và có tính đặc trưng cao; có tổng thể không gian hòa nhập với hệ sinh thái môi trường. Khu vực ngoại thị sẽ được phát triển theo mô hình nông thôn mới kết nối với nông nghiệp phát triển công nghệ cao. Đây là mục tiêu mà rất nhiều đô thị ở các nước hướng tới để hài hòa giữa sự phát triển và giữ môi trường xanh, sạch, đẹp.





Một mô hình trồng lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao của anh Đinh Xuân Lợi, Tổ hợp tác sản xuất hoa Kim Tiền Thảo, phường Lương Sơn, TP. Sông Công.
Mô hình trồng lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao của anh Đinh Xuân Lợi, Tổ hợp tác sản xuất hoa Kim Tiền Thảo, phường Lương Sơn, TP. Sông Công.

Nắm vững lợi thế và nắm bắt xu thế phát triển, những năm qua UBND TP. Sông Công luôn chú trọng phát triển hạ tầng giao thông gắn với du lịch. Trong tương lai không xa khi ga Lương Sơn được nâng cấp, tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên đi vào hoạt động, du khách sẽ đến với thành phố hiện đại này bằng hành trình trải nghiệm độc đáo và thú vị, đặc biệt là các tour du lịch văn hóa tâm linh, du lịch trải nghiệm chất lượng. Bởi, TP. Sông Công có nhiều đền, chùa linh thiêng; có hồ Ghềnh Chè đẹp nổi tiếng; có trại ngựa Bá Vân như vùng thảo nguyên thơ mộng…

Về mặt hạ tầng, thành phố đang quy hoạch các công trình mang tính biểu tượng, như: Trung tâm hội nghị kết hợp với quảng trường thành phố; Trung tâm văn hóa – thể thao thành phố, Sân vận động, Cung Văn hóa – Thiếu nhi; Trung tâm thương mại đầu mối kết hợp với khu Logictic…

Trải dài phía Bắc thành phố là những dịch vụ tiện ích phục vụ cụm, khu công nghiệp. Các đô thị sẽ tiếp tục xuất hiện ở phía Nam, Đông Nam. Ở phía Đông, Đông Bắc sẽ có các khu đô thị sinh thái gắn liền với công nghiệp, nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao giữ gìn môi trường sống và năng xuất, chất lượng. Phía Tây Bắc sẽ là không gian xanh của thành phố, nơi phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững kết hợp với du lịch và dịch vụ nghỉ dưỡng, sinh thái…

TP. Sông Công đang cho thấy những bước tiến vững chắc dựa trên chủ trương và giải pháp đúng đắn, thể hiện rõ nét qua kết quả thu ngân sách đạt 1.125 tỷ đồng năm 2024, sự lớn mạnh của hơn 600 doanh nghiệp trên địa bàn, cùng nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực. Không bằng lòng với những gì đã có, địa phương đang tiếp tục vươn mình mạnh mẽ, trở thành “thỏi nam châm” hút các nhà đầu tư và những ai muốn an cư lâu dài trên mảnh đất này…





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202502/tiem-luc-cuathanh-pho-cong-nghiep-f94060f/

Cùng chủ đề

Vị thế của một cực tăng trưởng phía Nam

Theo Quy hoạch vùng huyện Phú Bình đến năm 2040, UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu xây dựng địa phương này trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại và đạt các tiêu chí thị xã trước năm 2030. Thực hiện định hướng này, cấp ủy, chính quyền huyện đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, tận dụng cơ hội phát triển. Dự án Khu đô thị...

Nhà thơ Hiền Mặc Chất: Đất chè nuôi dưỡng tiếng thơ tôi

Nhà thơ Hiền Mặc Chất là thi sĩ tài hoa của đất chè Thái Nguyên. Ông có khoảng 100 bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc và để lại cho người thưởng thức ấn tượng khó quên. Không phải người Thái Nguyên nhưng trong các tác phẩm của ông, đề tài về mảnh đất này khá nhiều. Nhân dịp đầu Xuân mới, chúng tôi có cuộc trò chuyện thú vị với ông về thơ, về mảnh đất Thái Nguyên...

TP. Sông Công phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Sông Công ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Để bảo đảm tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 4-5%/năm, địa phương ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ thực tế cho thấy, chủ trương này bước đầu đem lại kết quả khả quan. Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ở xã Bá Xuyên...

Đồng hành đưa trà Thái Nguyên trở thành biểu tượng văn hóa

Được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên xác định chè là một sản phẩm chủ lực, có giá trị thương hiệu lớn. Đặt mục tiêu đưa chè trở thành cây trồng “tỷ đô”, tỉnh đã và đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, xây dựng và phát triển nghệ thuật trà thành nét văn hóa đặc sắc. Trong hành trình đó, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công vinh dự được đồng hành, góp phần nâng...

Lắng đọng đêm thơ Non nước Vạn Xuân

Tối 9-2, tại Quảng trường Vạn Xuân (TP. Phổ Yên), UBND TP. Phổ Yên và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức đêm thơ với chủ đề "Non nước Vạn Xuân". Tham dự có các đồng chí: Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Bùi Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Phổ Yên; Nguyễn Thế Kỷ,...

Cùng tác giả

Vị thế của một cực tăng trưởng phía Nam

Theo Quy hoạch vùng huyện Phú Bình đến năm 2040, UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu xây dựng địa phương này trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại và đạt các tiêu chí thị xã trước năm 2030. Thực hiện định hướng này, cấp ủy, chính quyền huyện đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, tận dụng cơ hội phát triển. Dự án Khu đô thị...

Nhà thơ Hiền Mặc Chất: Đất chè nuôi dưỡng tiếng thơ tôi

Nhà thơ Hiền Mặc Chất là thi sĩ tài hoa của đất chè Thái Nguyên. Ông có khoảng 100 bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc và để lại cho người thưởng thức ấn tượng khó quên. Không phải người Thái Nguyên nhưng trong các tác phẩm của ông, đề tài về mảnh đất này khá nhiều. Nhân dịp đầu Xuân mới, chúng tôi có cuộc trò chuyện thú vị với ông về thơ, về mảnh đất Thái Nguyên...

Đảm bảo tốt nhất tính thẩm mỹ, chất lượng công trình cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho ý kiến tại cuộc họp Dự án cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên được HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 6/9/2024, với mục tiêu cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ làm việc tại Trung tâm; đảm bảo khai thác và sử dụng công trình hiệu quả, tổ chức tốt các sự kiện, hoạt...

TP. Sông Công phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Sông Công ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Để bảo đảm tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 4-5%/năm, địa phương ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ thực tế cho thấy, chủ trương này bước đầu đem lại kết quả khả quan. Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ở xã Bá Xuyên...

Đồng hành đưa trà Thái Nguyên trở thành biểu tượng văn hóa

Được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên xác định chè là một sản phẩm chủ lực, có giá trị thương hiệu lớn. Đặt mục tiêu đưa chè trở thành cây trồng “tỷ đô”, tỉnh đã và đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, xây dựng và phát triển nghệ thuật trà thành nét văn hóa đặc sắc. Trong hành trình đó, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công vinh dự được đồng hành, góp phần nâng...

Cùng chuyên mục

Vị thế của một cực tăng trưởng phía Nam

Theo Quy hoạch vùng huyện Phú Bình đến năm 2040, UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu xây dựng địa phương này trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại và đạt các tiêu chí thị xã trước năm 2030. Thực hiện định hướng này, cấp ủy, chính quyền huyện đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, tận dụng cơ hội phát triển. Dự án Khu đô thị...

TP. Sông Công phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Sông Công ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Để bảo đảm tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 4-5%/năm, địa phương ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ thực tế cho thấy, chủ trương này bước đầu đem lại kết quả khả quan. Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ở xã Bá Xuyên...

Đồng hành đưa trà Thái Nguyên trở thành biểu tượng văn hóa

Được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên xác định chè là một sản phẩm chủ lực, có giá trị thương hiệu lớn. Đặt mục tiêu đưa chè trở thành cây trồng “tỷ đô”, tỉnh đã và đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, xây dựng và phát triển nghệ thuật trà thành nét văn hóa đặc sắc. Trong hành trình đó, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công vinh dự được đồng hành, góp phần nâng...

Dự kiến trồng mới, trồng lại 350ha chè

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch trồng mới, trồng lại 350ha chè. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang chuẩn bị điều kiện để trồng mới, trồng lại chè vụ xuân. Hiện nay, nhiều hộ dân trong tỉnh bắt đầu trồng mới, trồng lại diện tích chè của gia đình. Để phục vụ trồng mới, trồng lại chè vụ xuân năm 2025, từ cuối năm 2024, ngành Nông nghiệp đã tổ chức kiểm định và chứng nhận trên...

Nông nghiệp xanh đến gần đồng bào vùng cao

Những năm gần đây, khái niệm "sạch từ trang trại đến bàn ăn” ngày càng được biết đến rộng rãi, dần trở thành một trong những tiêu chuẩn của người tiêu dùng. Ở huyện vùng cao Võ Nhai, không ít hộ dân đang nỗ lực tiếp cận với nông nghiệp xanh, nhằm khắc phục tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình sản xuất rau hữu cơ của...

Thái Nguyên: Tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 – Tạo “cú hích” thúc đẩy tăng trưởng

  Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa quyết định việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 10,5% trở lên, công tác thực hiện và giải ngân vốn...

Khai thác 6.150ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

Năm nay, Thái Nguyên có kế hoạch khai thác 6.150ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản, tăng 50ha so với năm 2024; phấn đấu sản lượng thủy sản các loại đạt 20.000 tấn. Tỉnh đang trải qua những ngày rét đậm, rét hại. Do đó, các cơ sở, hộ chăn nuôi đang tập trung phòng chống rét, dịch bệnh cho thủy sản. Người dân trong tỉnh chủ động chống rét cho thủy sản. So với 5 năm trước, chăn nuôi thủy sản đã được...

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 4%

Ngay từ những ngày đầu Xuân, không khí thi đua lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễn ra sôi nổi với quyết tâm cao thực hiện vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Năm nay, Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên (Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên – VIMICO) phấn đấu đạt sản lượng kẽm thỏi 12.000 tấn, bằng 101,7% so với thực hiện năm 2024. Tháng...

Nhộn nhịp mua vàng ngày vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng) được nhiều người coi là dịp để cầu tài lộc, may mắn, đặc biệt với những người kinh doanh. Ngày này, người dân thường mua vàng với hy vọng có may mắn và tài lộc cho cả năm. Năm nay, giá vàng biến động mạnh, các chuyên gia tài chính khuyến cáo người mua cân nhắc kỹ trước khi giao dịch. Khách mua vàng ngày 7-2 tại một cửa hiệu trên địa bàn TP. Thái Nguyên. Sáng 7-2, dù thời tiết lạnh...

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ

Tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, mặc dù nguồn vốn tín dụng đã có sự tăng trưởng tích cực nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần tiếp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất