Powered by Techcity

Đồng hành đưa trà Thái Nguyên trở thành biểu tượng văn hóa


Được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên xác định chè là một sản phẩm chủ lực, có giá trị thương hiệu lớn. Đặt mục tiêu đưa chè trở thành cây trồng “tỷ đô”, tỉnh đã và đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, xây dựng và phát triển nghệ thuật trà thành nét văn hóa đặc sắc. Trong hành trình đó, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công vinh dự được đồng hành, góp phần nâng tầm thương hiệu “Trà Thái Nguyên” vươn xa hơn nữa trên thị trường trong nước và quốc tế.





Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Dũng cùng các đại biểu tại Chương trình giao lưu văn hóa thưởng trà lần thứ 2 năm 2024, tháng 11-2024.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Dũng cùng các đại biểu tại Chương trình giao lưu văn hóa thưởng trà lần thứ 2 năm 2024, tháng 11-2024.

Thái Nguyên hiện có trên 23.000ha chè, với 5 vùng chè đặc sản gồm: Tân Cương (TP. Thái Nguyên); La Bằng (Đại Từ); Trại Cài (Đồng Hỷ) và Khe Cốc (Phú Lương). Giá trị kinh tế từ chè đạt hơn 13.000 tỷ đồng/năm, doanh thu bình quân đạt 420-550 triệu đồng/ha. Tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà Thái Nguyên; Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bản bảo hộ cho các sản phẩm chè.

Tại buổi tiếp và làm việc với nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng và các văn nghệ sĩ, doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, văn hóa trà tổ chức mới đây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng nhấn mạnh: Thái Nguyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt để các nghệ nhân, doanh nghiệp trao đổi, hợp tác, đề xuất sáng kiến, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh, nâng cao vị thế chè Thái Nguyên. 

Đồng chí giao UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đầu mối phối hợp với Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng và các doanh nghiệp nghiên cứu đề xuất các nội dung cụ thể.





Các đại biểu thưởng trà tại Chương trình giao lưu văn hóa thưởng trà lần thứ 2 năm 2024.
Các đại biểu thưởng trà tại Chương trình giao lưu văn hóa thưởng trà lần thứ 2 năm 2024.

Cụ thể hóa chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công đã đề xuất với UBND tỉnh về việc triển khai chương trình “Nâng tầm thương hiệu trà Thái Nguyên lên thành văn hóa trà”. Mục tiêu của Chương trình nhằm nâng cao vị thế, thương hiệu và giá trị cây chè, cũng như sản phẩm chè của tỉnh; củng cố, phát triển nghệ thuật trà Thái Nguyên trở thành nét văn hóa đặc sắc.

Theo đó, Chương trình triển khai trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện trong năm 2024, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công sẽ tài trợ toàn bộ kinh phí để tổ chức 4 lớp tập huấn về văn hóa trà do nghệ nhân Hoàng Anh Sướng trực tiếp truyền dạy; giai đoạn 2 thực hiện từ đầu năm 2025 đến khi tổ chức Liên hoan Trà quốc tế lần thứ IV, năm 2025, sẽ tiếp tục tổ chức 12-16 lớp tập huấn nâng cao vị thế thương hiệu và giá trị cây chè, củng cố nghệ thuật trà Thái Nguyên trở thành nét văn hóa đặc sắc.





Văn hóa trà là một trong những điểm nhấn trên chuyến tàu kết nối du lịch Hà Nội - Thái Nguyên.
Văn hóa trà là một trong những điểm nhấn trên chuyến tàu kết nối du lịch Hà Nội – Thái Nguyên.

Tiếp nối thành công sau 3 lần tỉnh tổ chức Festival trà, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công cũng đề xuất được đồng hành, phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Liên hoan Trà quốc tế lần thứ IV, năm 2025.

Ông Đinh Huy Chiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công, chia sẻ: Tâm huyết với văn hóa trà, chúng tôi sẽ đồng hành với tỉnh và đặc biệt là đồng hành với người dân, doanh nghiệp, doanh nhân làm trà để qua đó nâng cao hơn nữa giá trị của sản phẩm trà Thái Nguyên. Và lộ trình “Nâng tầm thương hiệu trà Thái Nguyên lên thành văn hóa trà” đã được khởi động bằng các lớp tập huấn, trao đổi giữa nghệ nhân trà với hội viên các hội, hiệp hội, Liên minh HTX, làng nghề chè… trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã trình bày các phương pháp tạo dựng, phát triển thương hiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước, cách chinh phục khách hàng.





Thu hái chè tại vùng chè đặc sản La Bằng (Đại Từ).
Thu hái chè tại vùng chè đặc sản La Bằng (Đại Từ).

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2025-2030, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công tiếp tục đồng hành tổ chức tập huấn về văn hóa trà theo nhu cầu thực tế; thực hiện các nội dung phục vụ kỳ liên hoan trà quốc tế tiếp theo của tỉnh.

Những nỗ lực và tâm huyết của doanh nghiệp để đồng hành với tỉnh nâng tầm thương hiệu và nghệ thuật trà Thái Nguyên trở thành nét văn hóa đặc sắc là rất trân quý, là nguồn lực to lớn để Thái Nguyên phát triển loại hình du lịch văn hóa và sản phẩm từ trà hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202502/hop-tac-xacong-nghiep-va-van-tai-chien-cong-dong-hanh-dua-tra-thai-nguyen-tro-thanh-bieu-tuong-van-hoa-3c108e5/

Cùng chủ đề

Tiềm lực của thành phố công nghiệp

Sông Công là một trong rất ít thành phố mang tên một dòng sông (sông Công, phụ lưu của sông Cầu). Không chỉ có tên gọi độc đáo, vùng đất này còn là một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của Thái Nguyên và khu vực. Trong 40 năm hình thành và phát triển, thành phố đã khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững. TP. Sông Công đang có trên 600 doanh nghiệp hoạt...

Vị thế của một cực tăng trưởng phía Nam

Theo Quy hoạch vùng huyện Phú Bình đến năm 2040, UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu xây dựng địa phương này trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại và đạt các tiêu chí thị xã trước năm 2030. Thực hiện định hướng này, cấp ủy, chính quyền huyện đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, tận dụng cơ hội phát triển. Dự án Khu đô thị...

Nhà thơ Hiền Mặc Chất: Đất chè nuôi dưỡng tiếng thơ tôi

Nhà thơ Hiền Mặc Chất là thi sĩ tài hoa của đất chè Thái Nguyên. Ông có khoảng 100 bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc và để lại cho người thưởng thức ấn tượng khó quên. Không phải người Thái Nguyên nhưng trong các tác phẩm của ông, đề tài về mảnh đất này khá nhiều. Nhân dịp đầu Xuân mới, chúng tôi có cuộc trò chuyện thú vị với ông về thơ, về mảnh đất Thái Nguyên...

TP. Sông Công phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Sông Công ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Để bảo đảm tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 4-5%/năm, địa phương ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ thực tế cho thấy, chủ trương này bước đầu đem lại kết quả khả quan. Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ở xã Bá Xuyên...

Lắng đọng đêm thơ Non nước Vạn Xuân

Tối 9-2, tại Quảng trường Vạn Xuân (TP. Phổ Yên), UBND TP. Phổ Yên và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức đêm thơ với chủ đề "Non nước Vạn Xuân". Tham dự có các đồng chí: Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Bùi Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Phổ Yên; Nguyễn Thế Kỷ,...

Cùng tác giả

Tiềm lực của thành phố công nghiệp

Sông Công là một trong rất ít thành phố mang tên một dòng sông (sông Công, phụ lưu của sông Cầu). Không chỉ có tên gọi độc đáo, vùng đất này còn là một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của Thái Nguyên và khu vực. Trong 40 năm hình thành và phát triển, thành phố đã khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững. TP. Sông Công đang có trên 600 doanh nghiệp hoạt...

Vị thế của một cực tăng trưởng phía Nam

Theo Quy hoạch vùng huyện Phú Bình đến năm 2040, UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu xây dựng địa phương này trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại và đạt các tiêu chí thị xã trước năm 2030. Thực hiện định hướng này, cấp ủy, chính quyền huyện đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, tận dụng cơ hội phát triển. Dự án Khu đô thị...

Nhà thơ Hiền Mặc Chất: Đất chè nuôi dưỡng tiếng thơ tôi

Nhà thơ Hiền Mặc Chất là thi sĩ tài hoa của đất chè Thái Nguyên. Ông có khoảng 100 bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc và để lại cho người thưởng thức ấn tượng khó quên. Không phải người Thái Nguyên nhưng trong các tác phẩm của ông, đề tài về mảnh đất này khá nhiều. Nhân dịp đầu Xuân mới, chúng tôi có cuộc trò chuyện thú vị với ông về thơ, về mảnh đất Thái Nguyên...

Đảm bảo tốt nhất tính thẩm mỹ, chất lượng công trình cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho ý kiến tại cuộc họp Dự án cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên được HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 6/9/2024, với mục tiêu cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ làm việc tại Trung tâm; đảm bảo khai thác và sử dụng công trình hiệu quả, tổ chức tốt các sự kiện, hoạt...

TP. Sông Công phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Sông Công ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Để bảo đảm tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 4-5%/năm, địa phương ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ thực tế cho thấy, chủ trương này bước đầu đem lại kết quả khả quan. Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ở xã Bá Xuyên...

Cùng chuyên mục

Tiềm lực của thành phố công nghiệp

Sông Công là một trong rất ít thành phố mang tên một dòng sông (sông Công, phụ lưu của sông Cầu). Không chỉ có tên gọi độc đáo, vùng đất này còn là một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của Thái Nguyên và khu vực. Trong 40 năm hình thành và phát triển, thành phố đã khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh, bền vững. TP. Sông Công đang có trên 600 doanh nghiệp hoạt...

Vị thế của một cực tăng trưởng phía Nam

Theo Quy hoạch vùng huyện Phú Bình đến năm 2040, UBND tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu xây dựng địa phương này trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại và đạt các tiêu chí thị xã trước năm 2030. Thực hiện định hướng này, cấp ủy, chính quyền huyện đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, tận dụng cơ hội phát triển. Dự án Khu đô thị...

TP. Sông Công phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Sông Công ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Để bảo đảm tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 4-5%/năm, địa phương ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ thực tế cho thấy, chủ trương này bước đầu đem lại kết quả khả quan. Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ở xã Bá Xuyên...

Dự kiến trồng mới, trồng lại 350ha chè

Năm 2025, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch trồng mới, trồng lại 350ha chè. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang chuẩn bị điều kiện để trồng mới, trồng lại chè vụ xuân. Hiện nay, nhiều hộ dân trong tỉnh bắt đầu trồng mới, trồng lại diện tích chè của gia đình. Để phục vụ trồng mới, trồng lại chè vụ xuân năm 2025, từ cuối năm 2024, ngành Nông nghiệp đã tổ chức kiểm định và chứng nhận trên...

Nông nghiệp xanh đến gần đồng bào vùng cao

Những năm gần đây, khái niệm "sạch từ trang trại đến bàn ăn” ngày càng được biết đến rộng rãi, dần trở thành một trong những tiêu chuẩn của người tiêu dùng. Ở huyện vùng cao Võ Nhai, không ít hộ dân đang nỗ lực tiếp cận với nông nghiệp xanh, nhằm khắc phục tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình sản xuất rau hữu cơ của...

Thái Nguyên: Tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 – Tạo “cú hích” thúc đẩy tăng trưởng

  Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa quyết định việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 10,5% trở lên, công tác thực hiện và giải ngân vốn...

Khai thác 6.150ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

Năm nay, Thái Nguyên có kế hoạch khai thác 6.150ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản, tăng 50ha so với năm 2024; phấn đấu sản lượng thủy sản các loại đạt 20.000 tấn. Tỉnh đang trải qua những ngày rét đậm, rét hại. Do đó, các cơ sở, hộ chăn nuôi đang tập trung phòng chống rét, dịch bệnh cho thủy sản. Người dân trong tỉnh chủ động chống rét cho thủy sản. So với 5 năm trước, chăn nuôi thủy sản đã được...

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 4%

Ngay từ những ngày đầu Xuân, không khí thi đua lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễn ra sôi nổi với quyết tâm cao thực hiện vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Năm nay, Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên (Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên – VIMICO) phấn đấu đạt sản lượng kẽm thỏi 12.000 tấn, bằng 101,7% so với thực hiện năm 2024. Tháng...

Nhộn nhịp mua vàng ngày vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng) được nhiều người coi là dịp để cầu tài lộc, may mắn, đặc biệt với những người kinh doanh. Ngày này, người dân thường mua vàng với hy vọng có may mắn và tài lộc cho cả năm. Năm nay, giá vàng biến động mạnh, các chuyên gia tài chính khuyến cáo người mua cân nhắc kỹ trước khi giao dịch. Khách mua vàng ngày 7-2 tại một cửa hiệu trên địa bàn TP. Thái Nguyên. Sáng 7-2, dù thời tiết lạnh...

Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ

Tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, mặc dù nguồn vốn tín dụng đã có sự tăng trưởng tích cực nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần tiếp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất