Powered by Techcity

Thưởng trà ngày Xuân – Báo Thái Nguyên điện tử


Xuân, ấy là lúc vạn vật đong đầy sự sống, là thời khắc tươi đẹp của thiên địa luân hồi. Còn gì tuyệt hơn khi chúng ta dành cho mình một khoảng lặng để thưởng trà nhằm giao hòa với trời đất, gần gũi với thiên nhiên, tìm lại chính mình. Hơn thế, nếu thưởng trà với tri âm, sẽ mang lại cảm giác an yên như ai đó đã viết: “Trà thơm đợi bằng hữu/ Chén quỳnh phút tri giao/ Đối ẩm nhìn trăng sáng/ Bể dâu nhớ thủa nào!”.





Bên ấm trà thơm khiến con người gần gũi, ấm áp hơn, dễ dàng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn...
Bên ấm trà thơm khiến con người gần gũi, ấm áp hơn, dễ dàng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn…

Trong không khí rộn ràng đầu Xuân, tôi tìm cho mình một nơi tĩnh lặng, bình yên để thưởng trà và ngẫm về cuộc đời, thanh lọc, buông xả những ưu phiền để quay về với thế giới nội tâm. Là người con của đất chè nổi tiếng được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” không biết từ bao giờ, thức uống này không chỉ mang lại cho tôi cảm giác tự hào mỗi khi có bạn bè ở muôn phương nhắc tới mà còn làm mê hoặc lòng tôi như thể “người tình”.

Không biết từ bao giờ, trà đã đi sâu vào tiềm thức người Việt một cách tự nhiên. Dẫu cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, nhiều thức uống ngon, lạ ra đời từ chè và có thể thay thế trà để mời khách, mời bạn bè, người thân… nhưng trà vẫn là trà, vẫn là thức uống mang những nét truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt, không thể thay thế. Giờ, không chỉ trà có nhiều loại mà không gian trà cũng trở nên phong phú hơn, thoải mái hơn. Nơi thưởng trà có thể là không gian riêng tư tại nhà, có thể một góc trà quán, hay đơn giản là một góc phố hay vỉa hè…

Nhưng văn hóa trà thể hiện rõ nét nhất mỗi độ Xuân về, một thú vui tao nhã của gia đình người Việt. Khách đến nhà “chén trà là đầu câu chuyện”. Bên ấm trà thơm khiến con người gần gũi, ấm áp hơn, dễ dàng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống mà bình thường không dễ gì nói ra. Chẳng thế, ông Đỗ Văn Toàn, nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên đúc kết: Người dân Việt Nam coi việc uống trà cũng là một ứng xử văn hóa quan trọng và biểu hiện sự trân trọng, hiếu lễ và mến khách. Ngày Tết, uống trà là một cách để giao hòa với trời đất, thiên nhiên, nên nhà nhà thường ưu ái chọn loại chè ngon nhất để pha mời khách, mừng Xuân mới…

Tuy nhiên, cách thưởng trà của người Việt lại không cầu kỳ, kiểu cách như trà đạo Nhật Bản, không nghệ thuật như trà Kinh Trung Quốc…, văn hóa trà Việt dung dị, đơn sơ mà đầy tinh tế. Nghệ thuật thưởng trà của người Việt hội đủ 5 yếu tố chính đó là: Nước pha, chè, ấm, chén, bạn trà.

Trước tiên, nước pha phải tinh khiết, trong lành. Hầu hết người thưởng trà đều cho rằng thứ nước ngon nhất để pha trà là nước sương đọng trên lá sen, hay nước mưa hứng từ tàu cau, nếu không có thì pha trà bằng nước giếng, tối kỵ dùng nước máy, trà sẽ mất vị. Nước pha trà cũng chỉ đun sôi sau đó để nguội xuống khoảng 80 độ C, bởi nếu sôi quá lửa, trà sẽ bị nồng, khét… Yếu tố quan trọng thứ hai là chè phải ngon, phù hợp khẩu vị. Có người thích chè móc câu, người lại thích chè đinh, chè tôm nõn, hay chè ướp hoa sen, hoặc hoa nhài, hoa mộc…

Thứ ba là chọn loại chén uống trà, cũng được xem là yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật thưởng trà. Người thưởng trà thường chọn hai loại chén. Ngày hè, dùng chén trà có miệng rộng cho trà bốc hơi, nguội nhanh hơn; mùa đông, chọn chén trà dày, miệng khum nhỏ lại để giữ nhiệt, thường được làm bằng gốm sứ nung không tráng men.





Thưởng trà có nhiều cách, một người gọi là độc ẩm.
Thưởng trà có nhiều cách, một người gọi là độc ẩm.

Thứ tư là ấm pha trà, thường làm bằng đất nung, gần gũi với thiên nhiên. Cách pha trà cũng quyết định nhiều đến chất lượng nước trà. Trước khi pha, người pha dùng nước sôi để tráng chén lẫn bình trà nhằm làm sạch và tạo nhiệt, rồi mới cho 1 lượng chè cho vừa đủ với nhu cầu thưởng thức tránh bị nhạt hoặc quá đắng, chát. Rót nước sôi vừa ngập mặt trà rồi nhanh tay tráng qua sau đó đổ đi để “rửa trà”, tiếp theo mới rót nước vừa đủ vào bình và đậy nắp, rồi rót thêm lên trên nắp bình một ít nước nóng để giữ được hương trà. Đợi khoảng khoảng 1-2 phút mới rót ra thưởng thức. Mỗi bước pha trà đều phải có nghệ thuật, tạo nên sự thanh nhã, lịch sự.

Cuối cùng là bạn trà (người cùng thưởng trà). Thưởng trà có thể là độc ẩm (uống một mình), đối ẩm (hai người) hoặc quần ẩm (nhiều người). Có người quan niệm rằng, thường xuyên có người cùng thưởng trà, tức là có được bạn tri âm, đó là điều may mắn, hạnh phúc.

Theo người xưa, uống trà chỉ cần 3 tuần trà (3 lần cho nước vào ấm trà và uống 3 lần) là đủ để thưởng thức hết cái vị chát ngọt của nó. Viết đến đây, tôi chợt nhớ tới câu chuyện, trong đó có một vị thiền sư, khi mời khách thưởng trà, ông đã nói: “Tuần trà thứ nhất tựa gió thoảng, tuần thứ hai giống dòng sông xuân, còn tuần thứ ba cơ hồ như ánh trăng vàng chiếu rọi. Uống trà, cái đạo tối cao không nằm ở vị ngon đầu lưỡi, vị ngọt nơi cuống họng mà chính ở tâm thái. Thí chủ chỉ cần xem kĩ thì sẽ nhận ra rằng tuần trà nào cũng có dư vị riêng, như gió như sông như trăng, mỗi thứ một vẻ, thứ nào cũng quý. Như hai ta đang ngắm cảnh mưa xuân lúc này, vạn vật đua chen nhưng đều không lấn át được nhau…”

Ngày nay, thú uống trà theo nếp sống hiện đại cũng có nhiều thay đổi, không quá cầu kỳ, chi tiết với nhiều nguyên tắc, nghi lễ nhưng cái hồn cốt, cái tinh thần và tình yêu đối với trà vẫn không thay đổi. Trong những ngày Tết, ngồi bên nhau, uống cùng nhau một chén trà thơm ấm nóng trở thành một cái cớ để người thân, bạn bè xích lại gần nhau, mở lòng với nhau, cùng lắng nghe và chia sẻ. Nói mộc mạc cũng đúng, nói tinh tế cũng đúng, chuyện uống trà, thưởng trà khi bình dị dân dã như một thói quen, lúc cầu kỳ như một thứ nghệ thuật mà không phải bất kỳ ai cũng chạm tới ngưỡng.

Tết đến Xuân về, là dịp để mỗi chúng ta dành cho mình chút thời gian để thưởng trà bên người thân, bạn bè, tri kỷ… Chén trà mở đầu câu chuyện, gắn kết mọi người lại với nhau, hãy mở lòng, lắng nghe và chia sẻ về những ước muốn, hy vọng trong năm mới… để tận hưởng một mùa Xuân bình an và hạnh phúc!





Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-hoa/202501/thuong-tra-ngay-xuan-4dd1ffd/

Cùng chủ đề

Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương

Tối 8-2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Lãnh đạo các báo Đảng vùng Thủ đô dâng hương tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

Ngày 8-2, (tức ngày 11 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban Biên tập Báo Hà Nội Mới chủ trì, phối hợp với một số báo Đảng vùng Thủ đô, gồm: Báo Thái Nguyên, Báo Hải Dương, Báo Hưng Yên, Báo Bắc Ninh, Báo Hải Phòng, Báo Tuyên Quang... tổ chức Lễ dâng hương tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (TP. Hà Nội) để tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài, các thế hệ cha ông có công với...

Thái Nguyên: Tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 – Tạo “cú hích” thúc đẩy tăng trưởng

  Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa quyết định việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 10,5% trở lên, công tác thực hiện và giải ngân vốn...

Khai thác 6.150ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

Năm nay, Thái Nguyên có kế hoạch khai thác 6.150ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản, tăng 50ha so với năm 2024; phấn đấu sản lượng thủy sản các loại đạt 20.000 tấn. Tỉnh đang trải qua những ngày rét đậm, rét hại. Do đó, các cơ sở, hộ chăn nuôi đang tập trung phòng chống rét, dịch bệnh cho thủy sản. Người dân trong tỉnh chủ động chống rét cho thủy sản. So với 5 năm trước, chăn nuôi thủy sản đã được...

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 4%

Ngay từ những ngày đầu Xuân, không khí thi đua lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễn ra sôi nổi với quyết tâm cao thực hiện vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Năm nay, Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên (Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên – VIMICO) phấn đấu đạt sản lượng kẽm thỏi 12.000 tấn, bằng 101,7% so với thực hiện năm 2024. Tháng...

Cùng tác giả

Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương

Tối 8-2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Khai mạc Lễ hội “Hương sắc trà xuân – Vùng chè đặc sản Tân Cương” TP. Thái Nguyên năm 2025

Màn trống hội rộn ràng chính thức khai mạc Lễ hội “Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” TP. Thái Nguyên năm 2025 Các đại biểu tham dự Khai mạc  Vùng chè đặc sản Tân Cương là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị truyền thống và hiện đại; cùng với dòng chảy của thời gian đã tạo nên nét văn hóa đậm đà, giàu bản sắc dân tộc của quê hương Thái Nguyên. Nghề trồng...

Lãnh đạo các báo Đảng vùng Thủ đô dâng hương tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

Ngày 8-2, (tức ngày 11 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban Biên tập Báo Hà Nội Mới chủ trì, phối hợp với một số báo Đảng vùng Thủ đô, gồm: Báo Thái Nguyên, Báo Hải Dương, Báo Hưng Yên, Báo Bắc Ninh, Báo Hải Phòng, Báo Tuyên Quang... tổ chức Lễ dâng hương tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (TP. Hà Nội) để tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài, các thế hệ cha ông có công với...

Thái Nguyên: Tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 – Tạo “cú hích” thúc đẩy tăng trưởng

  Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa quyết định việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 10,5% trở lên, công tác thực hiện và giải ngân vốn...

Khai thác 6.150ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

Năm nay, Thái Nguyên có kế hoạch khai thác 6.150ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản, tăng 50ha so với năm 2024; phấn đấu sản lượng thủy sản các loại đạt 20.000 tấn. Tỉnh đang trải qua những ngày rét đậm, rét hại. Do đó, các cơ sở, hộ chăn nuôi đang tập trung phòng chống rét, dịch bệnh cho thủy sản. Người dân trong tỉnh chủ động chống rét cho thủy sản. So với 5 năm trước, chăn nuôi thủy sản đã được...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương

Tối 8-2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Lãnh đạo các báo Đảng vùng Thủ đô dâng hương tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

Ngày 8-2, (tức ngày 11 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban Biên tập Báo Hà Nội Mới chủ trì, phối hợp với một số báo Đảng vùng Thủ đô, gồm: Báo Thái Nguyên, Báo Hải Dương, Báo Hưng Yên, Báo Bắc Ninh, Báo Hải Phòng, Báo Tuyên Quang... tổ chức Lễ dâng hương tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (TP. Hà Nội) để tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài, các thế hệ cha ông có công với...

Khai hội Lồng tồng ATK Định Hóa và Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 7-2 (tức ngày 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa. Trong không gian Lễ hội, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Định Hóa tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025.     Các đại biểu dự buổi Lễ. Dự buổi Lễ có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương...

90 học viên tham gia tập huấn về nghệ thuật pha trà

Ngày 6-2, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghệ thuật pha trà và văn hóa thưởng trà cho 90 học viên đến từ 50 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè trên địa bàn tỉnh. Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu hướng dẫn học viên lớp tập huấn về kỹ năng pha trà. Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu truyền đạt các kiến thức...

Thái Nguyên cần đưa chè cổ thành cây di sản quốc gia

Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, tại chương trình báo cáo đề xuất kế hoạch phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà Thái Nguyên năm 2025, do Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công tổ chức ngày 5-2. Quang cảnh Chương trình. Dự chương trình có các đồng chí: Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương...

Đầu xuân đi lễ chùa

Trời đất đã vào xuân, lòng người phơi phới vui chào đón một năm mới. Ước nguyện an lành, hạnh phúc - thắp nén hương lên ban thờ tổ tiên, nhiều người lên chùa với nghĩ suy tâm lành hướng thiện, có phút giây lắng lòng để bồi bổ tinh thần lạc quan đi tiếp hành trình tới tương lai. Một góc chùa Phù Liễn (TP. Thái Nguyên). Không gian các ngôi chùa thoảng đưa mùi trầm thơm. Dù có đông...

Ký ức nguồn cội – Báo Thái Nguyên điện tử

Hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 189 lễ hội, bao gồm 175 lễ hội truyền thống và 14 lễ hội văn hóa, làng nghề được tổ chức vào dịp đầu Xuân. Lễ hội là dịp để con người bày tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, hướng về nguồn cội. Ngoài ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn những người có công với dân tộc, đất nước, lễ hội còn là dịp để mọi người nhắc nhở nhau hướng...

Rộn ràng trẩy hội đầu Xuân

Sau những ngày thời tiết hanh khô, mùng 4 Tết, mưa Xuân lất phất bay không thấm ướt được chiếc áo choàng của thiếu nữ nhưng đủ làm cho những chồi non, lộc biếc, mơn mởn xanh, muôn loài hoa khoe sắc, căng đầy nhựa sống. Tôi háo hức lựa cho mình bộ trang phục yêu thích để cùng mấy người bạn về quê hương Núi Văn - Núi Võ (xã Văn Yên, huyện Đại Từ) tham dự lễ...

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Khắc Thiện: Hướng ống kính về đời sống thường ngày của đồng bào các dân tộc

Những ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, nghệ sĩ nhiếp ảnh Khắc Thiện (Hội Văn học nghệ thuật tỉnh) cho ra mắt công chúng cuốn sách ảnh ấn tượng: "Con người và thiên nhiên sự pha trộn rực rỡ của các dân tộc và vùng miền Việt Nam" - Nhà Xuất bản Văn hóa dân tộc phát hành. Tết gạo mới - tác phẩm đoạt Huy chương Đồng Triển lãm ngành Du lịch toàn quốc năm 2023. Nghệ sĩ nhiếp ảnh...

“Lại thấy ông đồ già”

“Niên niên đào khai hoa/Tổng kiến lão tú tài/Truy nghiễn hồng tiên bãi/Thông cù nhân vãng lai” dịch là: “Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/Bày mực Tàu, giấy đỏ/Bên phố đông người qua”. Ở Thái Nguyên không gặp ông đồ ngồi bên phố, mà ở chốn lễ hội như đền Xương Rồng; chùa Phù Liễn; chùa Hang (T.P Thái Nguyên); đền Đuổm (Phú Lương)… Giữa chốn “đông người qua”, các ông đồ, bà đồ với mực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất