Powered by Techcity

Đại Từ vững tin trong từng bước đi


Ngày cuối năm, trời trong và xanh thẳm, nắng nhuộm sắc vàng lên vạn vật khiến cho bức tranh quê hương Đại Từ thêm phần rực rỡ, cuốn hút lòng người. Chúng tôi tạm gác những lo toan, công việc bộn bề thường nhật, tìm về với suối Kẹm (La Bằng), Cửa Tử (Hoàng Nông), rồi ngắm hoàng hôn ở sườn Đông Tam Đảo… Đại Từ “hút hồn” chúng tôi không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng mà còn bởi những công trình, dự án trọng điểm đang vươn cao, nâng tầm “sắc vóc” Đại Từ để sớm trở thành thị xã…





Một góc nương chè xã Hoàng Nông (Đại Từ).
Một góc nương chè xã Hoàng Nông (Đại Từ).

Thoát nghèo, làm giàu nhờ cây chè

Đi giữa những nương chè trải rộng ngút tầm mắt, ngắm nhìn sự bao la của đất trời, thấp thoáng trong ráng chiều, bóng các bà, các chị tay thoăn thoắt hái những búp chè đông, mà tâm hồn chúng tôi thư thái, nhẹ nhàng đến lạ. Tôi chợt nhớ đến 2 câu thơ của Đỗ Lỗi: “Đêm lạnh khách thăm trà thay rượu/ Bếp lò đun nước lửa đang hồng”.

Không chậm chễ, chúng tôi vội vàng ra xe để kịp lời hẹn với một người bạn mời ăn cơm tối với gia đình. Nhà bạn tôi ở xóm Tiên Trường 1, xã Tiên Hội – là một trong những vùng chè ngon nổi tiếng của đất Đại Từ. Bạn tôi cũng từng có một thời nghèo khổ, nhưng nhờ biết “dựa” vào cây chè mà “đứng vững” vươn lên thành “bà chủ”, có nhà lầu, xe hơi… Đêm đó, chúng tôi lấy trà thay rượu, ngồi nhâm nhi từng ngụm trà thơm, đượm hậu, tâm tình, sẻ chia chuyện mình, chuyện đời, gói ghém những kết quả của một năm đã qua, hy vọng vào một năm mới với những điều tốt đẹp…

Bạn tôi chỉ là một trong hàng nghìn hộ làm chè, sống nhờ vào cây chè mà thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng ở đất Đại Từ. Với hơn 6.500ha, trong đó có 1.600ha chè đông – Đại Từ đứng đầu tỉnh về diện tích chè. Cây chè trở thành cây kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của huyện Đại Từ phát triển. Nhờ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, năng suất chè ở Đại Từ đạt gần 130 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt hơn 80.000 tấn; giá trị chè hằng năm đạt trên 2.000 tỷ đồng; giá trị trên 1ha đất trồng chè đạt hơn 400 triệu đồng/năm…

Đó là con số mà nhiều địa phương có đất chè trong tỉnh mơ ước. Chính vì thế, khi nói về “bức tranh” kinh tế của huyện, chúng tôi không thể không nhắc tới cây chè. Cây chè đã góp phần giúp hàng trăm hộ nghèo thoát khỏi danh sách “đặc biệt khó khăn”, vươn lên có cuộc sống ổn định, từng bước làm giàu, như gia đình chị Trần Thị Nhung, xóm Làng Thượng, xã Phú Thịnh; ông Nguyễn Văn Cư, ở xóm Phúc Tiến, xã Phúc Lương; chị Nguyễn Thị Tình, xóm 13, xã Tân Linh…




Tỷ lệ hộ nghèo của huyện liên tục giảm sâu qua các năm, nếu như năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,84% thì năm 2024 chỉ còn 2,23%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của huyện năm 2024 ước đạt 53,38 triệu đồng/người/năm.

Từ một huyện miền núi sản xuất nông nghiệp lạc hậu, đời sống khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, đến nay, Đại Từ đã đạt được những kết quả nổi bật, rất đáng tự hào.

Vươn tầm thị xã

Có “thực mục sở thị” mới cảm nhận được sự đổi mới, vươn lên nhanh chóng của một huyện thuần nông trước kia, nay đã “thay da đổi thịt” mang dáng dấp đô thị loại IV. Huyện Đại Từ đã đạt 3/5 tiêu chuẩn thị xã; đạt điểm tối thiểu của 5/5 tiêu chí đô thị loại IV (đạt 78/75 điểm theo phân loại đô thị); hoàn thành các tiêu chuẩn, đủ điều kiện công nhận phường đối với thị trấn Hùng Sơn, thị trấn Quân Chu và xã Tiên Hội.





Khu dân cư Vạn Phú được đầu tư hạ tầng khang trang.
Khu dân cư Vạn Phú được đầu tư hạ tầng khang trang.

UBND huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực trung tâm huyện và trung tâm các xã, thị trấn. Các khu đô thị, khu dân cư mới được xây dựng đồng bộ theo quy hoạch, khớp nối với hệ thống giao thông và các khu dân cư hiện có, tạo điểm nhấn đô thị, nông thôn mới với diện mạo ngày càng khang trang, hiện đại, là tiền đề quan trọng để định hình thị xã Đại Từ.

Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 đạt 22.612 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với giai đoạn 2015-2020, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra (mục tiêu là tăng 1,5 lần). Trong nhiệm kỳ, huyện thu hút được 28 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký đầu tư 10.455 tỷ đồng; triển khai trên 320 dự án đầu tư công với tổng vốn đầu tư trên 2.750 tỷ đồng.




Từ năm 2021 đến nay, huyện đã đầu tư, nâng cấp, mở rộng trên 440km đường giao thông các loại (đường huyện là 36,8km; đường giao thông nông thôn trên 410km). Đặc hiệt, huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt phong trào “mở rộng đường xóm 6m”, đến nay, đã mở rộng nền đường được trên 272km; thi công nền đường được gần 234km; thi công mặt đường được gần 122km; nhân dân hiến hơn 519.000m2 đất, tổng giá trị đất và tài sản trên là hơn 88,7 tỷ đồng.

Huyện đã triển khai thực hiện Đề án Phát triển và Quản lý giao thông huyện giai đoạn 2021-2025; phối hợp thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án: Đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc (đoạn qua huyện Đại Từ có chiều dài 9,1km); nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 37 đoạn qua trung tâm huyện, tuyến ĐT.261, tuyến ĐT.270; cải tạo, sửa chữa một số đoạn tại các tuyến ĐT.264, ĐT.263, ĐT.263B; ĐT.263C, tổng giá trị đầu tư trên 500 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện còn thực hiện đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng 12 tuyến đường huyện với chiều dài 133,93km, tổng kinh phí đầu tư 431,47 tỷ đồng; các tuyến đường xã với tổng kinh phí 390 tỷ đồng.

Năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện ước đạt hơn 10.650 tỷ đồng, tăng hơn 2.038 tỷ đồng so với năm 2020 và tăng bình quân 4,3%/năm. Huyện thành lập mới 2 cụm công nghiệp với diện tích 118ha. Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển đa dạng về ngành nghề, quy mô sản xuất được mở rộng. Huyện đã thành lập mới 45 hợp tác xã, 10 làng nghề, 9 sản phẩm công nghiệp được công nhận sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp huyện; thực hiện Chương trình Phát triển du lịch; xây dựng quy hoạch để thu hút các dự án phục vụ du lịch chuyên nghiệp, hiện đại tại các xã: Tân Thái, Cát Nê, thị trấn Quân Chu, thu hút Dự án sân golf tại xã Tân Thái; quy hoạch chi tiết xây dựng điểm du lịch xã La Bằng, xã Hoàng Nông, đến nay, có 2 điểm du lịch được cấp có thẩm quyền công nhận.

Cùng với đó, huyện chỉ đạo thực hiện tốt phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Hằng tháng, địa phương tổ chức ra quân thực hiện giải toả hành lang, chỉnh trang đô thị; đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị QL.37, ĐT.261, trung tâm các xã; đầu tư dự án chỉnh trang lát vỉa hè khu vực trung tâm huyện, ĐT.263B xã Văn Yên; chỉnh trang mở rộng hệ thống giao thông trung tâm các xã Phú Thịnh, Mỹ Yên, Đức Lương, Phúc Lương, Phú Cường… chỉ đạo thực hiện xây dựng tuyến phố văn minh đô thị đối với 14 xã, thị trấn dự kiến thành phường.

“Trong thời gian tới, huyện Đại Từ tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư các danh mục công trình, dự án hoàn thiện tiêu chí đô thị loại IV; đầu tư hoàn thiện hạ tầng khu đô thị trung tâm huyện và trung tâm các xã, thị trấn; thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị đối với các xã dự kiến thành lập phường. Thực hiện hoàn thành tiêu chuẩn về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế, xã hội trong tiêu chuẩn thị xã và đô thị loại IV, lập Đề án công nhận huyện Đại Từ đạt tiêu chí đô thị loại IV; Đề án công nhận huyện Đại Từ trở thành thị xã…” – Đồng chí Nguyễn Nam Tiến, Chủ tịch UBND huyện, cho biết.

Chia tay Đại Từ một chiều cuối năm, vẳng bên tai câu hát ru hồn người với bao hoài niệm, lòng rưng rưng niềm vui khó tả bởi sức bật của huyện miền núi đong đầy kỷ niệm một thời tươi trẻ: “Đại Từ ơi, Đại Từ ơi! Tôi tìm lại quê hương tuổi thơ tôi/ Tiếng sáo diều ngày nào nơi cuối trời tìm về bài ca trong tiếng ru hời/ Tiếng sáo diều ngày nào nơi cuối trời tìm về bài ca trong tiếng ầu ơ…”




Từ năm 2021 đến nay, toàn huyện đã giải quyết việc làm mới cho trên 15.000 người. Số lao động được đào tạo đạt trên 10.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 75%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ đạt trên 35%.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202412/dai-tu-vung-tin-trong-tung-buoc-di-1c6266d/

Cùng chủ đề

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Năm 2024, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Kiểm lâm đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền công tác phát triển rừng, đẩy nhanh và hoàn thành công...

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Hào khí xứ trà – Báo Thái Nguyên điện tử

Trải ngàn đời nay, võ cổ truyền Việt Nam được chắt lọc, nhào luyện, trao truyền qua các thế hệ. Dù xã hội trải nhiều biến cố thăng trầm, nhưng võ cổ truyền không bị mai một, có sức sống mãnh liệt và trở thành một di sản văn hóa hóa phi vật thể tồn tại trên mọi miền Tổ quốc, trong đó có xứ trà Thái Nguyên. Võ đường Đức Sung (TP. Sông Công) trong buổi tập luyện. Khát vọng...

Thong dong câu chuyện văn hoá trà

Trong xu thế nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, bền vững ngày càng phát triển như hiện nay, người sản xuất không chỉ chú trọng đến chất lượng, mà còn gửi thông điệp, văn hoá bản địa thông qua sản phẩm. Với tình yêu với cây chè, khát khao đưa hương chè Thái Nguyên bay xa, nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh đang gửi vào sản phẩm của mình nhiều câu chuyện khác...

Cùng tác giả

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Năm 2024, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Kiểm lâm đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền công tác phát triển rừng, đẩy nhanh và hoàn thành công...

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Bố làm chủ tịch, con là tổng giám đốc: Tập đoàn nghìn tỷ Hóa chất Đức Giang có bị phạt như TNG?

Theo thông tin trên trang web của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC), ông Đào Hữu Huyền hiện là chủ tịch HĐQT, con trai ông Huyền – ông Đào Hữu Duy Anh – làm tổng giám đốc. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024, ông Đào Hữu Huyền (SN 1956) là chủ tịch HĐQT từ tháng 5/2007, còn ông Đào Hữu Duy Anh (SN 1988) là thành viên HĐQT từ tháng 4/2015 và tổng...

Bất ngờ ở công ty phân phối xe Ford lớn nhất Việt Nam

Ông Trần Ngọc Dân – chủ tịch HĐQT City Auto – Ảnh: CTF Lại chuyện bố là chủ tịch, con làm tổng giám đốc Biến động nhân sự tổng giám đốc Công ty cổ phần City Atuo (CTF) diễn ra chỉ sau vài ngày Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG bị xử phạt khi bổ nhiệm tổng giám đốc công ty có quan hệ gia đình với chủ tịch HĐQT. Điểm đáng chú ý, City Auto vừa qua...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Cùng chuyên mục

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Năm 2024, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Kiểm lâm đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền công tác phát triển rừng, đẩy nhanh và hoàn thành công...

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Thái Nguyên lọt Top 10 địa phương thu ngân sách cao nhất miền Bắc

Theo số liệu chính thức được Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên công bố hôm nay (3-1), tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Nguyên năm 2024 đạt 19.780 tỷ đồng, đứng thứ 9/25 tỉnh, thành miền Bắc. Kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Trước đó, ngành Tài chính dự kiến số thu ngân sách của...

Thái Nguyên: Diện tích đất sản xuất nhỏ, giá trị thu được lớn

Diện tích tự nhiên của Thái Nguyên là 352.197ha, trong đó có 301.273ha đất nông nghiệp, là 1 trong 5 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất trong khu vực trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, giá trị thu được trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt của tỉnh lại luôn ở top trên. Để có được kết quả này, tỉnh đã đầu tư đúng hướng cho các loại cây trồng chủ lực. Nhờ đầu tư đúng hướng...

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực vượt khó hoàn thành mục tiêu

Năm 2024, ngành Công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó, nhiều doanh nghiệp đã duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh.  Nỗ lực vượt khó, Công ty CP Phụ tùng máy số 1 đã hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024. Giữ nhịp tăng trưởng ổn định Với nỗ lực của cộng đồng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất