Powered by Techcity

Đưa lâm sản Phú Lương vươn xa


Phú Lương hiện là địa phương có diện tích rừng được cấp chứng FSC lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, với trên 7.800ha. Đây được xem là “giấy thông hành” để các sản phẩm từ rừng của huyện tiếp cận được thị trường Mỹ và các nước châu Âu.





Cán bộ Kiểm lâm huyện Phú Lương tư vấn cơ sở chế biến phụ phẩm từ gỗ bóc làm viên nén mùn cưa tại xã Yên Ninh.
Cán bộ Kiểm lâm huyện Phú Lương tư vấn cơ sở chế biến phụ phẩm từ gỗ bóc làm viên nén mùn cưa tại xã Yên Ninh.

Trên địa bàn huyện Phú Lương có 16.700ha rừng, chiếm 48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất trên 14.200ha, còn lại là rừng phòng hộ, tập trung tại các xã: Yên Ninh, Yên Đổ, Yên Lạc, Động Đạt…

Trung bình mỗi năm, toàn huyện trồng khoảng 500ha và khai thác 350ha rừng trồng, với trên 50.000m³ gỗ. Riêng năm 2024, huyện trồng mới trên 623ha rừng sản xuất, vượt 24% chỉ tiêu kế hoạch giá trị kinh tế rừng (đạt gần 220 tỷ đồng).

Nhằm nâng cao giá trị kinh tế từ rừng, Phú Lương đã phối hợp với Tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (SGS) triển khai đến các xã có diện tích rừng tập trung lớn; hướng dẫn các hộ hoàn thiện tiêu chí, hồ sơ, mời chuyên gia đánh giá cấp chứng chỉ rừng.

Để rừng trở thành nguồn sinh kế bền vững của người dân, huyện Phú Lương chấp thuận chủ trương đầu tư, hợp tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC (Forest Stewardship Council) – một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận thành lập năm 1993, với mục tiêu phát triển và quản lý rừng bền vững trên toàn thế giới trên.

Sản xuất lâm nghiệp không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không đốt thực bì, hạn chế cháy rừng và ô nhiễm môi trường là các giá trị từ việc trồng rừng theo tiêu chuẩn của chứng chỉ FSC mang lại.

Trong quá trình xây dựng, nhóm FSC xác định cần phải tôn trọng các quyền truyền thống của người dân địa phương. Cùng với đó là xây dựng kế hoạch chi tiết: Phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển nguồn tài nguyên dịch vụ hệ sinh thái…





Nhiều hộ tại xã Động Đạt (Phú Lương) áp dụng sản xuất sạch, thu gom sản phẩm phụ từ gỗ bóc phục vụ sản xuất than không khói.
Nhiều hộ tại xã Động Đạt (Phú Lương) áp dụng sản xuất sạch, thu gom sản phẩm phụ từ gỗ bóc phục vụ sản xuất than không khói.

Động Đạt là một trong những xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn của Phú Lương, với trên 1.700ha, trong đó trên 1.400ha rừng sản xuất. Những năm qua, xã đã khuyến khích người dân đầu tư trồng rừng kết hợp chăn nuôi các loại gia súc, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo và nâng cao giá trị kinh tế. 

Bí thư Đảng ủy xã Động Đạt Trần Thế Sơn chia sẻ: Trước năm 2021, mỗi héc-ta rừng sản xuất đến chu kỳ khai thác bình quân thu nhập đạt 7 triệu đồng/năm, nay đạt chứng chỉ FSC, giá trị nâng lên trên 11 triệu đồng/năm. Giá trị lớn nhất chính là sản phẩm gỗ nguyên liệu có chứng nhận rõ nguồn gốc, quy trình thâm canh, chất liệu đất, giống cây… nên người dân không lo đầu ra. Các phụ phẩm cũng theo đó được đưa vào chế biến sâu ngay tại địa phương và trực tiếp xuất đi theo đơn hàng do doanh nghiệp xuất khẩu truy xuất chứng chỉ FSC.  

Ông Nguyễn Đức Tú, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Phú Lương, cho biết: Theo đánh giá của các chuyên gia và đơn vị tư vấn phát triển rừng bền vững, diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC đạt giá trị kinh tế cao hơn 20-30% so với thông thường. Hiện nay, huyện có trên 170 cơ sở chế biến lâm sản từ nguồn nguyên liệu gỗ khai thác rừng trồng sản xuất. Nếu như thực hiện tốt quy trình sản xuất sạch, chế biến sâu và bảo đảm tiêu chí về FSC thì toàn bộ gỗ bóc, lá, rễ, vỏ cây đều được làm thành sản phẩm hàng hóa khác, như than ống không khói, viên nén mùn cưa… phục vụ các ngành công nghiệp về nhiệt và có giá trị xuất khẩu cao. Hiện nay, giá trị mỗi cây gỗ sau chu kỳ trồng, chăm sóc và đủ điều kiện khai thác, qua chế biến sâu cho thu nhập tăng gần 1,6 lần so với chế biến gỗ bóc ván thuần túy trước đây.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202412/dua-lam-san-phu-luong-vuon-xa-4182d0f/

Cùng chủ đề

Khởi sắc hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư

Xác định tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến Đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) luôn chú trọng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Thông qua chương trình, hội nghị, tiếp xúc và gặp gỡ với các...

Bảo tàng trà trong lòng “Đệ nhất danh trà”

Có lẽ trên đất nước Việt Nam hiếm có nơi nào du khách cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện như vùng đất, con người Tân Cương. Bởi đến đây, chẳng nề thân sơ, chủ nhà cũng mang thứ trà ngon nhất của mình pha để đãi đằng ẩm khách. Có khách nước ngoài băn khoăn xin được trả tiền trà và công phục vụ thì nhận được một nụ cười tươi giòn kèm câu nói ngọt ngào: “100% free...

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Năm 2024, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Kiểm lâm đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền công tác phát triển rừng, đẩy nhanh và hoàn thành công...

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Cùng tác giả

Khởi sắc hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư

Xác định tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến Đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) luôn chú trọng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Thông qua chương trình, hội nghị, tiếp xúc và gặp gỡ với các...

CĐV Việt Nam rộn ràng sang Thái Lan cổ vũ sắc đỏ mang cúp về nhà

Hàng trăm CĐV sắc đỏ rộn ràng ở sân bay Nội Bài lúc nửa đêm, lên đường sang Thái Lan cổ vũ tuyển Việt Nam gặp lại chủ nhà ở chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 (AFF Cup). Mặc dù chuyến bay cất cánh lúc 23h45, ngay từ 20h30, 250 cổ động viên (CĐV) mặc áo màu cờ đỏ sao vàng tập trung tại quầy check-in để làm thủ tục lên đường sang Bangkok, Thái Lan. Đại diện Công ty...

Bảo tàng trà trong lòng “Đệ nhất danh trà”

Có lẽ trên đất nước Việt Nam hiếm có nơi nào du khách cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện như vùng đất, con người Tân Cương. Bởi đến đây, chẳng nề thân sơ, chủ nhà cũng mang thứ trà ngon nhất của mình pha để đãi đằng ẩm khách. Có khách nước ngoài băn khoăn xin được trả tiền trà và công phục vụ thì nhận được một nụ cười tươi giòn kèm câu nói ngọt ngào: “100% free...

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Năm 2024, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Kiểm lâm đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền công tác phát triển rừng, đẩy nhanh và hoàn thành công...

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Cùng chuyên mục

Khởi sắc hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư

Xác định tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến Đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) luôn chú trọng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Thông qua chương trình, hội nghị, tiếp xúc và gặp gỡ với các...

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Năm 2024, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Kiểm lâm đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền công tác phát triển rừng, đẩy nhanh và hoàn thành công...

Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Bình

  Là huyện có nhiều lợi thế về nông nghiệp nên khi bắt đầu thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), huyện Phú Bình đã xác định được thế mạnh của địa phương để tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, huyện không chỉ xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn OCOP, mà còn đưa các sản phẩm...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Thái Nguyên lọt Top 10 địa phương thu ngân sách cao nhất miền Bắc

Theo số liệu chính thức được Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên công bố hôm nay (3-1), tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Nguyên năm 2024 đạt 19.780 tỷ đồng, đứng thứ 9/25 tỉnh, thành miền Bắc. Kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Trước đó, ngành Tài chính dự kiến số thu ngân sách của...

Thái Nguyên: Diện tích đất sản xuất nhỏ, giá trị thu được lớn

Diện tích tự nhiên của Thái Nguyên là 352.197ha, trong đó có 301.273ha đất nông nghiệp, là 1 trong 5 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất trong khu vực trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, giá trị thu được trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt của tỉnh lại luôn ở top trên. Để có được kết quả này, tỉnh đã đầu tư đúng hướng cho các loại cây trồng chủ lực. Nhờ đầu tư đúng hướng...

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất