Powered by Techcity

Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏe

Ô nhiễm không khí: Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏe

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang ở mức nguy hiểm và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Ngày 26/12, ô nhiễm không khí tiếp tục tại các tỉnh miền Bắc, trong đó Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, ô nhiễm chủ yếu ở ngưỡng đỏ (có hại cho sức khoẻ mọi người).

Khi không khí ô nhiễm, những người nhạy cảm cần tránh các hoạt động ngoài trời và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng trong nhà.

Riêng tỉnh Thái Nguyên, ô nhiễm không khí lên ngưỡng tím tại cả 3 điểm đo trên đường Hùng Vương, điểm đo phường Quan Triều và điểm đo Sân vận động gang thép. Đây là ngưỡng ô nhiễm rất có hại cho sức khoẻ mọi người.

Theo dự báo trên trang theo dõi chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ, trong hai ngày cuối tuần 28-29/12, nhờ một đợt gió mùa đông bắc tràn xuống, chất lượng không khí ở các tỉnh miền Bắc sẽ được cải thiện, duy trì ở ngưỡng vàng (chất lượng không khí trung bình).

Tuy nhiên, ngay sau đó, từ ngày 30/12, các tỉnh miền Bắc lại bước vào một đợt ô nhiễm không khí mới với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn. 

Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân, đặc biệt là trong những ngày ô nhiễm cao, là cần thiết để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe của người dân.

Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí đang gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh đường hô hấp như ho, hen suyễn, viêm phổi, viêm mũi dị ứng; bệnh tim mạch với nguy cơ tăng đột quỵ, nhồi máu cơ tim; và các vấn đề thần kinh như giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ô nhiễm không khí đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm nhạy cảm như trẻ em, người cao tuổi và những người có bệnh lý nền.

Để bảo vệ sức khỏe người dân, ngành Y tế khuyến cáo mọi người cần thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí qua các trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố, nhằm thực hiện các biện pháp dự phòng và bảo vệ sức khỏe phù hợp.

Khi ra ngoài, hãy luôn đeo khẩu trang chất lượng và đúng cách. Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh phòng ở, dọn dẹp nhà cửa và giữ cho không gian sống thoáng đãng. Nếu môi trường có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại, người dân nên sử dụng khẩu trang và kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh.

Nên hạn chế sử dụng bếp than tổ ong, củi hay đốt rơm rạ, thay vào đó hãy sử dụng bếp điện, bếp từ hoặc bếp gas để giảm thiểu ô nhiễm.

Trồng cây xanh quanh nhà cũng giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. Đối với người hút thuốc lá hoặc thuốc lào, nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút và không hút trong nhà. Người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.

Thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Những người nhạy cảm với ô nhiễm không khí, như trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi, nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải ô nhiễm từ phương tiện giao thông, các công trình xây dựng, khu vực đun nấu bằng than củi hoặc các khu vực ô nhiễm khác.

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi phế quản, huyết áp hay tim mạch, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Để nâng cao sức đề kháng và thể trạng, người dân nên tăng cường dinh dưỡng và giữ ấm cơ thể vào mùa đông, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột.

Người mắc các bệnh hô hấp hoặc tim mạch cần tuân thủ và duy trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu khó chịu hoặc tình trạng sức khỏe trở nặng, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Khi chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI 51-100), người bình thường có thể tham gia các hoạt động ngoài trời mà không hạn chế, nhưng những người nhạy cảm nên giảm thời gian hoạt động ngoài trời và tránh các hoạt động gắng sức. Nếu có triệu chứng như khó thở, ho, hoặc sốt, cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Khi AQI ở mức kém (101-150), người bình thường nên giảm thời gian hoạt động ngoài trời, đặc biệt là khi có triệu chứng như đau mắt, ho, đau họng. Hạn chế tham gia các hoạt động tại các khu vực ô nhiễm như khu vực giao thông, công trình xây dựng, hay khu vực sản xuất công nghiệp.

Học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, nhưng cần hạn chế các hoạt động thể dục mạnh. Người nhạy cảm nên hạn chế các hoạt động ngoài trời và chuyển sang các hoạt động nhẹ nhàng trong nhà. Nếu có triệu chứng như ho, tức ngực hay thở khò khè, nên giảm hoặc ngừng vận động.

Khi chỉ số AQI đạt mức xấu (151-200), người bình thường nên hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động thể chất mạnh, và chọn thời điểm ít ô nhiễm trong ngày để ra ngoài. Nếu phải tham gia giao thông, nên ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng thay vì xe máy hay xe đạp.

Nên hạn chế mở cửa sổ trong những thời điểm không khí ô nhiễm nặng. Những người nhạy cảm cần tránh các hoạt động ngoài trời và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng trong nhà.

Khi AQI ở mức rất xấu (201-300), người bình thường nên tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài và chuyển sang các hoạt động trong nhà.

Đặc biệt, nếu phải đi ra ngoài, hãy sử dụng khẩu trang chống bụi mịn. Người nhạy cảm cần tránh hoàn toàn các hoạt động ngoài trời và chỉ tham gia các hoạt động trong nhà. Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, hãy giảm tối đa thời gian tiếp xúc với không khí ô nhiễm và sử dụng khẩu trang bảo vệ.

Khi AQI đạt mức nguy hại (301-500), cần tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chất lượng không khí cải thiện.

Các cơ sở giáo dục cần xem xét cho học sinh nghỉ học nếu mức độ ô nhiễm kéo dài trên 3 ngày. Khi cần thiết phải ra ngoài, đảm bảo sử dụng khẩu trang bảo vệ và tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Các cơ sở y tế cần được thăm khám kịp thời nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt.

Nguồn: https://baodautu.vn/o-nhiem-khong-khi-canh-bao-nguy-hai-va-cac-bien-phap-bao-ve-suc-khoe-d235626.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Điện lực TP. Thái Nguyên: Sản lượng điện thương phẩm tăng 13%

Điện lực TP. Thái Nguyên hiện quản lý trên 426km đường dây trung thế; trên 1.100km đường dây hạ thế; 980 trạm biến áp, với tổng công suất gần 375.000kVA. Tổng số khách hàng sử dụng điện hiện nay là trên 113 nghìn khách hàng. Tính đến hết tháng 11-2024, sản lượng điện thương phẩm đạt trên 1,1 tỷ kWh, đạt 97,4% so với kế hoạch năm, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Nhân viên Điện lực TP....

UNESCO hỗ trợ bảo vệ Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

UNESCO lưu ý về kiểm soát thực hiện các dự án ở khu vực bảo vệ di sản cần đánh giá tác động di sản theo hướng dẫn của Công ước 1972 của UNESCO… Các dự án xây dựng phải đánh giá về sự phù hợp của dự án tác động tới giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. Từ đó, đoàn giám sát phản hồi của UNESCO sẽ đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn...

Kinh tế khởi sắc, thu ngân sách về đích vượt mong đợi

Khác với mọi năm (ngành Tài chính phải chờ đến cuối ngày 31-12 để chốt số thu ngân sách), năm 2024, chỉ tiêu thu ngân sách của tỉnh đã về đích sớm, vượt mọi dự báo trước đó. Trong bối cảnh có không ít khó khăn, thách thức, kết quả thu ngân sách vượt 22% so với dự toán Chính phủ giao là điểm sáng đáng chú ý nhất trong bức tranh kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm nay. Kinh tế...

Kiến nghị mở rộng đoạn tuyến cao tốc Hà Nội Thái Nguyên lên 6 làn xe

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên về vấn đề trên. Theo đó, cử tri tỉnh Thái Nguyên cho biết, hiện nay tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng (CT.07) là tuyến đường bộ cao tốc duy nhất đã được đầu tư và đang khai thác đi qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên.  Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông đường...

Nông nghiệp xanh là hướng đi tất yếu

Hướng đến một nền nông nghiệp xanh, thời gian qua, Thái Nguyên đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nhất là trong lĩnh vực trồng trọt theo tiêu chuẩn VieGAP, hữu cơ, GlobalGAP. Nhờ đó, sản phẩm nông sản của tỉnh ngày càng nâng cao về năng suất, chất lượng; góp phần bảo vệ môi trường sống, môi trường sản xuất xanh, sạch đẹp. Hiện nay, Hợp tác xã chè Hải Yến, xã Phú Thịnh (Đại Từ) đã có 5ha...

Cùng chuyên mục

UNESCO hỗ trợ bảo vệ Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

UNESCO lưu ý về kiểm soát thực hiện các dự án ở khu vực bảo vệ di sản cần đánh giá tác động di sản theo hướng dẫn của Công ước 1972 của UNESCO… Các dự án xây dựng phải đánh giá về sự phù hợp của dự án tác động tới giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. Từ đó, đoàn giám sát phản hồi của UNESCO sẽ đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn...

Kiến nghị mở rộng đoạn tuyến cao tốc Hà Nội Thái Nguyên lên 6 làn xe

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên về vấn đề trên. Theo đó, cử tri tỉnh Thái Nguyên cho biết, hiện nay tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng (CT.07) là tuyến đường bộ cao tốc duy nhất đã được đầu tư và đang khai thác đi qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên.  Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông đường...

Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình và cộng đồng

Cùng phối hợp để đưa ra giải pháp hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, thúc đẩy sự chủ động và phát huy vai trò của người phụ nữ là những yếu tố khiến Thái Nguyên thực hiện...

Xuất quân, vận chuyển quà Tết ra quần đảo Trường Sa

Chiều 26-12, tại Quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức Lễ xuất quân của Đoàn công tác đi thăm, vận chuyển quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ra tặng quân và dân tại các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa.   Cán bộ, chiến sĩ tại Lễ xuất quân. Tham dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân, UBND tỉnh Khánh Hòa;...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân năm 2024

Ngày 26-12, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, chủ trì Hội nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ năm 2024. Dự Hội nghị có đại diện các ban xây dựng Đảng Trung ương. Quang cảnh Hội nghị. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn phát biểu...

Thực hiện “tự soi, tự sửa” để kiểm điểm khách quan, trách nhiệm, đảm bảo nguyên tắc của Đảng

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng chủ trì Hội nghị Phát biểu quán triệt tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng yêu cầu các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm điểm, đánh giá xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân. Để bảo đảm mục đích,...

Khi vai trò của người đứng đầu được phát huy

Thời gian qua, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ở nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh đã thực hiện tốt vai trò chủ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá vì mục tiêu tăng trưởng và phát triển của địa phương và của tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch...

Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững

Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vữngLựa chọn chiến lược chậm mà chắc, phát triển bền vững cả bên trong lẫn bên ngoài, Tập đoàn Bách Việt đã từng bước vượt qua các giai đoạn kinh tế khó khăn để tiến lên phía trước. Từ vị trí Top 200 thương hiệu đoạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2021, năm nay, Tập đoàn vươn lên Top 100 – một sự ghi nhận đầy...

Khẩn trương triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên Dự Hội nghị có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Các đại biểu tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên Tại Kỳ họp thứ Tám (tháng 10/2024), Quốc hội đã thông qua 18...

Đảng ủy Quân khu 1: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025

Chiều 25-12, Đảng ủy Quân khu 1 tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng và xây dựng Đảng bộ Quân khu năm 2025. Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, dự và chỉ đạo Hội nghị. Thiếu tướng La Công Phương, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 1, chủ trì Hội nghị. Quang cảnh Hội nghị. Dự...

Tin nổi bật

Tin mới nhất