Powered by Techcity

Phú Bình thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp


Thời gian qua, huyện Phú Bình triển khai nhiều giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp duy trì và phát triển. Từ đó góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động.





Toàn huyện Phú Bình hiện có khoảng 3 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. 
Toàn huyện Phú Bình hiện có khoảng 3 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. 

Trên địa bàn huyện Phú Bình, sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) hiện tập trung vào các ngành nghề: Chế biến và bảo quản nông, lâm sản; dệt may; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ; cơ khí…

Phát huy lợi thế về sản phẩm nông nghiệp đa dạng, diện tích các loại cây trồng và tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất tỉnh (với trên 20.800ha và gần 3,4 triệu con), hằng năm, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, khuyến khích bà con nông dân liên kết, thành lập các hợp tác xã (HTX) sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 63 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với trên 1.400 lao động thường xuyên.

Ngoài ra, UBND huyện cũng quan tâm phát triển làng nghề TTCN thông qua hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ các hộ, cơ sở sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, toàn huyện có 9 làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động như: Làng nghề mộc mỹ nghệ Phương Độ, xã Xuân Phương; Làng nghề chăn nuôi ngựa và chế biến sản phẩm từ ngựa, xã Dương Thành; Làng nghề truyền thống Tương nếp, xã Úc Kỳ…

Một số làng nghề đã thành lập được HTX, như: HTX ngựa bạch xóm Phẩm (xã Dương Thành); HTX trồng và chế biến chè Phú Lợi (xã Bàn Đạt); HTX dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ (chuyên về tương nếp, xã Úc Kỳ)…

Đi đôi với khuyến khích thành lập các HTX, UBND huyện quan tâm hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật cho HTX, cơ sở sản xuất. Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn huyện có 9 cơ sở được hỗ trợ từ đề án khuyến công, với tổng nguồn vốn thực hiện là gần 3,6 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021-2024, UBND huyện cũng phối hợp triển khai 9 dự án phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực, thế mạnh với tổng kinh phí trên 14 tỷ đồng. Tham gia các dự án, nhiều HTX được hỗ trợ máy móc, thiết bị, bao bì sản phẩm, chế phẩm sinh học…

Ngoài nguồn hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương và ngành chuyên môn cũng tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ, đầu tư các trang thiết bị tiên tiến để tạo ra sản phẩm có giá trị cao.





Sản phẩm dầu lạc Đỗ Viện của HTX trồng và chế biến nông sản Đỗ Viện (ở xã Tân Khánh, Phú Bình) được trưng bày tại Hội chợ Công Thương khu vực Đông Bắc năm 2024.
Sản phẩm dầu lạc Đỗ Viện của HTX trồng và chế biến nông sản Đỗ Viện (ở xã Tân Khánh, Phú Bình) được trưng bày tại Hội chợ Công Thương khu vực Đông Bắc năm 2024.

Công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất, HTX cũng được huyện chú trọng triển khai. Trong 2 năm 2023 và 2024, UBND huyện cũng phối hợp tổ chức Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm Gà đồi Phú Bình và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Từ đó góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy phát triển sản xuất TTCN.

Bà Đỗ Thị Viện, đại diện HTX trồng và chế biến nông sản Đỗ Viện, xã Tân Khánh, cho biết: Sau khi thành lập HTX và xây dựng được sản phẩm OCOP, hằng năm, chúng tôi được tham gia trưng bày sản phẩm tại nhiều hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại. Nhờ đó, dầu lạc của HTX đã được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến, đặt mua. Trong năm 2024, trung bình mỗi tháng, HTX bán được 400 lít dầu lạc, tăng 350 lít so với năm 2021.

Từ những giải pháp đồng bộ, sản xuất TTCN của huyện ngày càng phát triển, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Toàn huyện hiện có khoảng 3.000 cơ sở TTCN với gần 4.900 lao động, tăng trên 520 cơ sở và hơn 670 lao động so với năm 2020.

Lĩnh vực TTCN phát triển góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp địa phương. Đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 2.234 tỷ đồng, tăng 705 tỷ đồng so với năm 2020. Trên địa bàn huyện cũng có 8 sản phẩm, bộ sản phẩm được công nhận đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; 33 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên.

Thời gian tới, nhằm thúc đẩy phát triển TTCN, Phú Bình sẽ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ các cơ sở sản xuất đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ; xây dựng nhãn hiệu và ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, UBND huyện đã và đang đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp để thu hút các cơ sở TTCN, công nghiệp nhỏ trên địa bàn đầu tư làm nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất…





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202412/phu-binh-thuc-day-phat-trien-tieu-thu-cong-nghiep-e95163e/

Cùng chủ đề

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Hào khí xứ trà – Báo Thái Nguyên điện tử

Trải ngàn đời nay, võ cổ truyền Việt Nam được chắt lọc, nhào luyện, trao truyền qua các thế hệ. Dù xã hội trải nhiều biến cố thăng trầm, nhưng võ cổ truyền không bị mai một, có sức sống mãnh liệt và trở thành một di sản văn hóa hóa phi vật thể tồn tại trên mọi miền Tổ quốc, trong đó có xứ trà Thái Nguyên. Võ đường Đức Sung (TP. Sông Công) trong buổi tập luyện. Khát vọng...

Thong dong câu chuyện văn hoá trà

Trong xu thế nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, bền vững ngày càng phát triển như hiện nay, người sản xuất không chỉ chú trọng đến chất lượng, mà còn gửi thông điệp, văn hoá bản địa thông qua sản phẩm. Với tình yêu với cây chè, khát khao đưa hương chè Thái Nguyên bay xa, nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh đang gửi vào sản phẩm của mình nhiều câu chuyện khác...

Nhiều hoạt động tại Lễ hội “Hương sắc trà Xuân – vùng chè đặc sản Tân Cương”

Ngày 3-1, UBND TP. Thái Nguyên triển khai kế hoạch tổ chức Lễ hội “Hương sắc trà Xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức đầu năm mới nhằm tôn vinh vùng đất “Đệ nhất danh Trà”, qua đó đẩy mạnh hoạt động thương mại du lịch, thu hút doanh nghiệp đầu tư để phát triển vùng chè. Theo kế hoạch, năm nay, phần thi hái chè vẫn được tổ chức...

Thái Nguyên lọt Top 10 địa phương thu ngân sách cao nhất miền Bắc

Theo số liệu chính thức được Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên công bố hôm nay (3-1), tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Nguyên năm 2024 đạt 19.780 tỷ đồng, đứng thứ 9/25 tỉnh, thành miền Bắc. Kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Trước đó, ngành Tài chính dự kiến số thu ngân sách của...

Cùng tác giả

Bố làm chủ tịch, con là tổng giám đốc: Tập đoàn nghìn tỷ Hóa chất Đức Giang có bị phạt như TNG?

Theo thông tin trên trang web của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC), ông Đào Hữu Huyền hiện là chủ tịch HĐQT, con trai ông Huyền – ông Đào Hữu Duy Anh – làm tổng giám đốc. Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024, ông Đào Hữu Huyền (SN 1956) là chủ tịch HĐQT từ tháng 5/2007, còn ông Đào Hữu Duy Anh (SN 1988) là thành viên HĐQT từ tháng 4/2015 và tổng...

Bất ngờ ở công ty phân phối xe Ford lớn nhất Việt Nam

Ông Trần Ngọc Dân – chủ tịch HĐQT City Auto – Ảnh: CTF Lại chuyện bố là chủ tịch, con làm tổng giám đốc Biến động nhân sự tổng giám đốc Công ty cổ phần City Atuo (CTF) diễn ra chỉ sau vài ngày Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG bị xử phạt khi bổ nhiệm tổng giám đốc công ty có quan hệ gia đình với chủ tịch HĐQT. Điểm đáng chú ý, City Auto vừa qua...

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Hào khí xứ trà – Báo Thái Nguyên điện tử

Trải ngàn đời nay, võ cổ truyền Việt Nam được chắt lọc, nhào luyện, trao truyền qua các thế hệ. Dù xã hội trải nhiều biến cố thăng trầm, nhưng võ cổ truyền không bị mai một, có sức sống mãnh liệt và trở thành một di sản văn hóa hóa phi vật thể tồn tại trên mọi miền Tổ quốc, trong đó có xứ trà Thái Nguyên. Võ đường Đức Sung (TP. Sông Công) trong buổi tập luyện. Khát vọng...

Thong dong câu chuyện văn hoá trà

Trong xu thế nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, bền vững ngày càng phát triển như hiện nay, người sản xuất không chỉ chú trọng đến chất lượng, mà còn gửi thông điệp, văn hoá bản địa thông qua sản phẩm. Với tình yêu với cây chè, khát khao đưa hương chè Thái Nguyên bay xa, nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh đang gửi vào sản phẩm của mình nhiều câu chuyện khác...

Cùng chuyên mục

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 3%

Ngày 4-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra thực tế tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Năm 2024, dù ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,...

Thái Nguyên lọt Top 10 địa phương thu ngân sách cao nhất miền Bắc

Theo số liệu chính thức được Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên công bố hôm nay (3-1), tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thái Nguyên năm 2024 đạt 19.780 tỷ đồng, đứng thứ 9/25 tỉnh, thành miền Bắc. Kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Trước đó, ngành Tài chính dự kiến số thu ngân sách của...

Thái Nguyên: Diện tích đất sản xuất nhỏ, giá trị thu được lớn

Diện tích tự nhiên của Thái Nguyên là 352.197ha, trong đó có 301.273ha đất nông nghiệp, là 1 trong 5 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất trong khu vực trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, giá trị thu được trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt của tỉnh lại luôn ở top trên. Để có được kết quả này, tỉnh đã đầu tư đúng hướng cho các loại cây trồng chủ lực. Nhờ đầu tư đúng hướng...

Hỗ trợ sản xuất an toàn cho 745ha cây trồng

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha;...

Thái Nguyên: Thêm 25 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp

Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI), với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng. Sản xuất sản phẩm cơ khí...

Tín dụng chính sách giúp nông dân thoát nghèo

Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 163.000 hội viên, tham gia sinh hoạt tại 172 cơ sở hội với 2.089 chi hội. Thời gian qua, Hội thực hiện tốt công tác ủy thác nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua 758 tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo… Mô hình chăn nuôi...

Quyết liệt di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi nội thị

Việc chăn nuôi ở khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020, trong đó quy định khu vực nội thành không được phép chăn nuôi. TP. Thái Nguyên là 1 trong 5 địa phương của tỉnh thực hiện nội dung này và đã đạt...

Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực vượt khó hoàn thành mục tiêu

Năm 2024, ngành Công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó, nhiều doanh nghiệp đã duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh.  Nỗ lực vượt khó, Công ty CP Phụ tùng máy số 1 đã hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024. Giữ nhịp tăng trưởng ổn định Với nỗ lực của cộng đồng...

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 537 hợp tác xã nông nghiệp. Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản phẩm, nhiều hợp tác xã đẩy mạnh chế biến sâu và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Các sản phẩm xúc xích, thịt sấy khô, lạp xưởng tươi của Hợp tác xã bò Mông số 11 (xã Văn Lăng, Đồng Hỷ) đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận. Hợp tác xã (HTX) bò Mông số 11, xã...

Dồn lực hút các nhà đầu tư công nghệ cao

Để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, từ cuối năm 2023, nhiều đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dẫn đầu đã tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Năm 2024, các đoàn lãnh đạo tỉnh tiếp tục tham dự diễn đàn kinh tế, xúc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất