Powered by Techcity

Tân Kim thoát nghèo, làm giàu từ kinh tế rừng


Về xã Tân Kim (Phú Bình), đi trên những đường bê tông mới, uốn lượn qua các xóm là màu xanh bạt ngàn của đồi rừng. Những năm qua, người dân nơi đây đã coi những cánh rừng xanh như một tài sản quý, tập trung đầu tư chăm sóc, phát triển để mang lại cuộc sống đủ đầy.





Xưởng bóc gỗ của gia đình anh Nông Văn Đồng rộng gần 2.000m2, công suất mỗi ngày đạt trên 10m3 gỗ.
Xưởng bóc gỗ của gia đình anh Nông Văn Đồng rộng gần 2.000m2, công suất mỗi ngày đạt trên 10m3 gỗ.

Xóm Bờ La (xã Tân Kim) có 90 hộ, 95% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (như Nùng, Dao, Sán Dìu, Mông). Từng là một xóm nghèo nhất nhì của xã, đến nay bà con đã vươn lên xây dựng kinh tế từ trồng rừng.

Anh Lâm Văn Tiến, Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm Bờ La: Toàn xóm có trên 80ha rừng. Phong trào trồng rừng ngày càng phát triển mạnh. Người dân tự thành lập các tổ, nhóm bằng zalo để thông tin, đổi công cho nhau, từ người già đến trẻ ai cũng hăng hái tham gia hộ nhau khi vào vụ trồng rừng mới.

Nằm dưới chân núi Cao Báng, gia đình bà Lục Thị Lan là một trong những hộ có diện tích rừng lớn với 3ha. Bà Lan vui vẻ: Nhiều năm nay, tôi kết hợp trồng rừng và chăn nuôi gà. Riêng cây keo sau 5 năm trồng thì có thể cho khai thác, mỗi 1ha có thể thu về trên 120 triệu đồng. Tôi xây được nhà mới, mua sắm nhiều thiết bị trong gia đình đều nhờ trồng rừng.

Cũng giống như Bờ La, từ khi xây dựng nông thôn mới, người dân xóm Đèo Khê đã có sự thay đổi tư duy làm kinh tế từ lợi thế đất rừng. Ngày càng nhiều xưởng gỗ bóc, ván ép được mở ra trên địa bàn đã tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.

Người đi đầu mở xưởng chế biến gỗ ở xã Tân Kim phải nhắc đến là anh Nông Văn Đồng, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng xóm Đèo Khê. Anh Đồng cho hay, từ năm 2014, nhận thấy người dân tập trung phát triển đồi rừng, nhu cầu chế biến tại chỗ tăng cao nên tôi đầu tư gần 1 tỷ đồng mở xưởng sản xuất gỗ bóc với quy mô gần 2.000m2, công suất mỗi ngày khoảng hơn chục khối gỗ. Xưởng sản xuất gỗ bóc của gia đình anh Đồng đang tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 5-6 lao động với mức thu nhập trung bình từ 8-10 triệu đồng.





Ở các xóm Bờ La, Đèo Khê, xã Tân Kim (Phú Bình), hầu như gia đình nào cũng có đất trồng rừng.
Ở các xóm Bờ La, Đèo Khê, xã Tân Kim (Phú Bình), hầu như gia đình nào cũng có đất trồng rừng.

Nói về phát triển kinh tế rừng ở xóm, anh Đồng khẳng định: Việc trồng rừng ở đây bắt đầu từ năm 1991, khi đó các hộ dân được Nhà nước giao đất, giao rừng và áp dụng trồng theo chương trình dự án PAM. Sau đó một thời gian dài do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giao thông đi lại khó khăn, giá cả bấp bênh, vướng mắc về đất đai giữa người dân và Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên… nên việc trồng rừng chưa phát huy hiệu quả.

Khoảng 10 năm trở lại đây, nhất là từ năm 2019 đến nay, khi Lâm trường Phú Bình giải thể, Nhà nước giao quyền sử dụng đất trồng rừng cho người dân thì bà con mới chú trọng phát triển kinh tế rừng. – Anh Nông Văn Đồng

Đèo Khê là xóm có quy mô dân số, diện tích rừng lớn nhất xã với 168 hộ, 800 nhân khẩu, diện tích rừng là 100ha. Trung bình mỗi năm thu nhập từ trồng rừng của người dân trên địa bàn xóm Đèo Khê đạt từ 6-7 tỷ đồng. Hầu hết các hộ gia đình trong xóm đều có đất rừng, hộ ít thì khoảng vài nghìn m2, hộ nhiều khoảng 3-4ha.

Một số hộ có diện tích đất rừng lớn của xóm như ông Nông Văn Soi, Tô Văn Mùi, Chu Văn Đài… Đặc biệt, nhiều gia đình trong thời gian chờ rừng cho thu hoạch đã lấy ngắn nuôi dài, kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng, hoặc đi làm công ty để kiếm thêm thu nhập. Đến nay, đa số các hộ đều xây dựng, sửa chữa lại nhà ở khang trang, tích cực đóng góp xây dựng nông thôn mới. 

Tân Kim là một trong những địa phương có lợi thế về trồng rừng trên địa bàn huyện Phú Bình với gần 700ha đất rừng, trong đó diện tích rừng chủ yếu tập trung tại các xóm Đèo Khê, Bờ La, Hải Minh, Quyết Tiến… Anh Dương Văn Kiên, cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã Tân Kim thông tin thêm với chúng tôi: Hiện nay, xã Tân Kim đang phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Trường Thịnh Phát tuyên truyền, vận động và triển khai thí điểm diện tích rừng theo phương thức quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ FSC. Nếu triển khai thành công, mô hình sẽ tạo dựng, hợp thức được vùng nguyên liệu có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, từ đó sản phẩm bán ra thị trường nước ngoài trở nên dễ dàng hơn, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích cũng được nâng lên.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202412/tan-kim-thoat-ngheo-lam-giau-tu-kinh-te-rung-6850ac0/

Cùng chủ đề

Chủ động phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Chiều 4-12, Đoàn kiểm tra, giám sát của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Ban Cán sự đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, làm Trưởng đoàn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thái Nguyên về công tác này. Quang cảnh buổi làm việc. Các đại biểu tham dự...

Bồi dưỡng lý luận chính trị, nhận thức về Đảng cho trên 26.400 lượt học viên

Chiều 4-12, Cụm thi đua số 3 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên (gồm 9 trung tâm chính trị các huyện, thành phố; năm 2024 Trung tâm Chính huyện Phú Lương làm Trưởng cụm) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đại diện các đơn vị ký giao ước thi đua năm 2025. Năm 2024, công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm chính trị trong Cụm có nhiều đổi mới, sáng tạo. Qua...

Đầu tư trên 7,1 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo di tích chùa Úc Kỳ

Ngày 4-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Phú Bình tiến hành bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo Di tích chùa Úc Kỳ, ở xã Úc Kỳ. Chùa Úc Kỳ được đầu tư trên 7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo. Chùa Úc Kỳ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc - nghệ thuật...

Vì sao phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Một trong những nội dung được UBND tỉnh trình tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, được đông đảo cử tri quan là Tờ trình ban hành nghị quyết thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên. Vậy vì sao sau 9 năm hoạt động lại giải thể quỹ này? Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn để đầu tư...

“Đôi cánh” Vạn Phú – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau ngày 1/12/2024, hai cái tên Vạn Thọ, Ký Phú chỉ còn là kỷ niệm đẹp trong lòng người dân hai địa phương nói riêng và huyện Đại Từ nói chung. Nhưng tất thảy người dân có quyền tự hào về một thời gian khó, họ đã đoàn kết vượt qua để chung sức, chung lòng xây dựng 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Nay, Vạn Phú được bồi xây bởi sức mạnh của “gốc rễ”...

Cùng tác giả

Các địa phương tiếp tục đà tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (5/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg ở 3 tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên và Ninh Bình. Đây cũng tiếp nối đà tăng giá như ngày hôm qua (4/12) khi có 6 tỉnh đồng loạt tăng như Bắc Giang, Yến Bái, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Giá heo hơi hôm nay 5/12/2024: các địa phương tiếp tục đà tăng giá. Ảnh: Phúc...

Nhiều hiến kế cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Chiều 30.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam. Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, TP với chiều dài tuyến khoảng 1.541 km. Trước đó, thảo luận tại phiên họp chiều 20.11, phương án...

Chủ động phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Chiều 4-12, Đoàn kiểm tra, giám sát của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Ban Cán sự đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, làm Trưởng đoàn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thái Nguyên về công tác này. Quang cảnh buổi làm việc. Các đại biểu tham dự...

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Quang cảnh Hội nghị Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thái Nguyên; Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ...

Bồi dưỡng lý luận chính trị, nhận thức về Đảng cho trên 26.400 lượt học viên

Chiều 4-12, Cụm thi đua số 3 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên (gồm 9 trung tâm chính trị các huyện, thành phố; năm 2024 Trung tâm Chính huyện Phú Lương làm Trưởng cụm) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đại diện các đơn vị ký giao ước thi đua năm 2025. Năm 2024, công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm chính trị trong Cụm có nhiều đổi mới, sáng tạo. Qua...

Cùng chuyên mục

Vì sao phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Một trong những nội dung được UBND tỉnh trình tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, được đông đảo cử tri quan là Tờ trình ban hành nghị quyết thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên. Vậy vì sao sau 9 năm hoạt động lại giải thể quỹ này? Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn để đầu tư...

“Đôi cánh” Vạn Phú – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau ngày 1/12/2024, hai cái tên Vạn Thọ, Ký Phú chỉ còn là kỷ niệm đẹp trong lòng người dân hai địa phương nói riêng và huyện Đại Từ nói chung. Nhưng tất thảy người dân có quyền tự hào về một thời gian khó, họ đã đoàn kết vượt qua để chung sức, chung lòng xây dựng 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Nay, Vạn Phú được bồi xây bởi sức mạnh của “gốc rễ”...

Công bố đồ án Quy hoạch Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình

Sáng 4-12, UBND TP. Phổ Yên tổ chức Hội nghị công bố đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình. Phối cảnh tổng thể Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình. Theo đó, Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình được tổ chức lập quy hoạch với diện tích khoảng 200ha, trong đó diện tích thuộc TP. Phổ Yên là 137,95ha, huyện Phú Bình là 62,05ha;...

TP. Thái Nguyên: Giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng chè đạt 1 tỷ đồng

TP. Thái Nguyên hiện có trên 1.500ha chè, trong đó khoảng 85% chè kinh doanh, với các giống chủ yếu như: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Thọ, Thúy Ngọc… tập trung nhiều ở các xã phía Tây là Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân. Giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng chè kinh doanh trên địa bàn thành phố hiện đạt 1 tỷ đồng/ha, tăng 100 triệu đồng/ha so với cùng kỳ năm 2023.  Thành viên Hợp tác xã trà và du lịch cộng...

Đại Từ: Thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng 17 dự án

Tính đến nay, huyện Đại Từ đã thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho 32 dự án trên địa bàn huyện, trong đó đã giải phóng mặt bằng xong 17 dự án với tổng diện tích đất thu hồi là 23,1ha; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ trị giá 81,57 tỷ đồng. Dự án Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc đi qua địa phận xã Cát Nê và Ký...

Lương Phú nâng cao thu nhập cho người dân

Xã Lương Phú là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp thứ 2 của huyện Phú Bình, với 1,02%. Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 82 triệu đồng, tăng khoảng 14 triệu đồng so với năm 2022. Để đạt được kết quả này, thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã tập trung vào các giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của nhân dân. Các sản phẩm chủ lực của xã Lương Phú (Phú Bình) được trưng bày tại Hội...

Khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong thu hút đầu tư nhưng đến nay, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn. Thực tế này đòi hỏi tỉnh cần có thêm các chính sách đặc thù để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo ra nguồn nông sản chất lượng cao phục vụ...

Masan High-Tech Materials: Bảy năm liền là “Doanh nghiệp Bền vững” – Minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ

Công ty CP Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials) vừa tiếp tục được xướng tên trong Top 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam (CSI 100). Đây là năm thứ 7 liên tiếp Masan High-Tech Materials đạt danh hiệu này, minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc tích hợp các tiêu chuẩn bền vững vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Masan High-Tech Materials 7 năm liên tiếp được công nhận là "Doanh nghiệp Bền vững...

Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm

Hiện nay, Thái Nguyên có 126 xã nông thôn, trong đó có 118 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Xác định an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nên thời  gian qua, các cấp, ngành chức năng, trong đó có ngành Nông nghiệp đã luôn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân. Đặc biệt là việc phổ biến các quy định của pháp luật...

“Luồng gió mới” cho kinh tế tập thể – bài 3: Thay đổi để thích ứng

Để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, thời gian qua tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ các hợp tác xã. Các sở, ban, ngành của tỉnh đã tích cực hỗ trợ các hợp tác xã tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm qua các hội chợ, triển lãm, cũng như xây dựng các kênh bán hàng trên các nền tảng số. Tuy nhiên, nhiều hợp tác...

Tin nổi bật

Tin mới nhất