Powered by Techcity

Hương làng – Báo Thái Nguyên điện tử


Vào dịp gặt mùa năm nào tôi cũng về quê và ghé vào mua xôi của chị Thái.

– Chỉ xôi không chị nhé.

– Chị nhớ rồi. Lần nào em cũng chỉ mua xôi không thôi.

Chị chỉ tay vào thúng xôi, khẽ nói:

– Bây giờ có nhiều loại gạo ngon, nhưng chị chỉ thổi xôi bằng loại gạo nếp làng mình em ạ.

– Vâng! Em cũng ăn xôi ở nhiều nơi, nhưng không thấy ở đâu ngon bằng xôi làng mình.

Chị khẽ gật đầu:

– Chắc em còn nhớ, chị em mình ngày trước sáng ra chạy tắt qua cánh đồng làng đến trường, ngồi học nửa buổi mà hương nếp vẫn như còn thoang thoảng vai áo.





 

Chị lần tay vào trong thúng lấy ra mảnh lá chuối đã hơ qua lửa xới xôi gói lại đưa cho tôi. Mỗi năm chỉ khoảng vài lần ra đây mua xôi, nhưng chị Thái vẫn không bao giờ quên ý thích gói xôi gói bằng lá chuối hơ lửa của tôi. Thời buổi này, bọn trẻ con chỉ quen hộp xốp với thìa nhựa. Xôi gói bằng lá chuối là chúng chối đây đẩy, cho là thiếu văn minh. Biết thế, nhưng chị Thái vẫn có thói quen mỗi sáng khi mang xôi đi bán cũng dọc theo chút ít lá chuối hơ qua lửa để dưới đáy thúng. Chị bảo, cũng có nhiều người thích gói xôi bằng lá chuối, và không hiểu sao, được ăn gói xôi bằng lá chuối chị thấy lòng như nhẹ nhõm, thanh thản hơn.

Tôi hiểu, những người đã từng lớn lên trong hương lúa làng tôi đều không thể quên được xôi nếp gói bằng lá chuối hơ lửa. Xôi nóng rất lâu, không bị khô mà còn dẻo hơn. Hương nếp quện với mùi lá chuối làm xôi thơm lên bội phần.

Tôi cảm ơn chị Thái, rẽ về nhà. Căn nhà ba gian lợp ngói của bố mẹ tôi để lại. Căn nhà bây giờ không ai ở, anh em tôi giữ lại để làm nơi thờ cúng.

Đứng tần ngần bên thềm một lúc, tôi mới lần tìm chìa khóa. Vừa mở cửa, tôi đã thấy đôi mắt mẹ trong di ảnh đặt trên ban thờ như bừng sáng.

– Con chào mẹ!

Ngày mẹ còn sống, mỗi buổi đi học về, lúc nào tôi cũng chào mẹ rất to như thế. Nghe tiếng tôi chào, mẹ lại tươi cười:

– Cậu cả về rồi đấy hả?

Dỡ gói xôi cho vào đĩa đặt lên ban thờ, thắp ba nén nhang, tôi thì thầm nói với mẹ:

– Mẹ ơi! Xôi nếp, không đỗ, không lạc, không thịt…Thứ xôi mà mẹ thích nhất đấy ạ.

Làn khói hương mong manh đưa tôi về ký ức.

Ngày còn bé, nhà tôi vào mỗi dịp giỗ Tết, thịt gà nhiều, ai cũng một tay cầm xôi, một tay cầm miếng thịt gà luộc vừa ăn vừa tấm tắc:

– Cơm nếp thịt gà đúng là tuyệt thật.

Đúng là cơm nếp thịt gà ăn rất ngon nhưng tôi chưa bao giờ thấy mẹ ăn xôi với bất cứ thứ gì. Và cũng không bao giờ nấu xôi cùng thứ gì, chỉ thuần gạo nếp. Thấy lạ, tôi hỏi, mẹ xoa đầu tôi bảo:

– Chỉ ăn xôi trắng mới thấy hết được cái thơm cái dẻo của từng hạt mưa, sợi nắng, ngọn gió và mới thấy được vị đậm của đất cùng hạt mồ hôi rơi xuống đồng khi gieo cấy con ạ. Con có biết tại sao hạt gạo nếp làng mình lại thơm dẻo vậy không? Là vì trong lòng nó mang cả hai mùa nóng, lạnh. Cây lúa cấy xuống vào những ngày tháng sáu nước ngoài đồng như có người đun, còn lúc thu hoạch là tháng mười giá rét, áo đơn áo kép ra đồng.

Đĩa xôi trên ban thờ phảng phất thơm làm tôi nhớ đến những buổi tan trường vào lúc cánh đồng lúa đang trổ bông. Khi ấy cứ hết giờ học là bọn tôi lại rủ nhau chạy ra cánh đồng. Phấn hoa lúa mong manh trải vàng đến tận cuối trời, hương lúa thơm ngào ngạt. Lũ chúng tôi thi nhau hít hít mùi hương đồng quê ấy. Mùi hương như muôn ngàn bàn tay níu giữ làm bọn tôi quên cả giờ về.

Về đến nhà, tôi cất tiếng:

– Con chào mẹ!

Mẹ nhìn tôi:

– Anh cả tan học không về ngay còn ra cánh đồng bêu nắng hả?

– Con có ra đồng đâu ạ – tôi chối.

Mẹ tôi cười:

– Cái miệng anh nói dối mẹ nhưng áo quần trên người anh không biết nói dối đâu, nó đang tỏa ra mùi phấn hương lúa nếp, anh về đến cổng mẹ đã thấy rồi.

Tôi ngớ người, đỏ bừng mặt.

Đúng như vậy. Làng tôi từ khi phấn lúa phơi màu cho đến hết vụ gặt và đến tận tết, ai đi qua cánh đồng, quần áo cũng mang theo hương lúa.

Hương lúa như thấm vào từng con người, từng con ngõ, từng lùm cây bụi cỏ làng tôi. Đám trẻ chúng tôi lớn lên, người ở lại, kẻ dời làng nhưng trong tâm hồn mỗi người chắc khó quên được hương thơm cánh đồng một thuở.

Một lần từ thành phố về thăm nhà, thấy bóng mẹ tôi chào rất to, nhưng mẹ chỉ khẽ gật đầu. Vẻ mặt mẹ buồn rười rượi. Tôi vội hỏi:

– Có chuyện gì thế mẹ?

– Làng mình sắp không còn hương lúa nữa rồi, tất cả cánh đồng lúa nếp và nhiều đồi bãi sẽ bị thu hồi để phục vụ cho việc khai thác khoáng sản.

Lễ khởi công khu mỏ, tôi cũng tranh thủ về. Lúc những cái máy xúc vươn gầu cắm xuống thịt da cánh đồng màu mỡ múc từng gầu đất lên xe ô tô, tôi thấy mẹ vội quay đi lấy ống tay áo lén lau nước mắt.

Ngày ấy, làng tôi được nhận tiền đền bù, nhiều gia đình xây được nhà tầng. Nhưng mỗi lần về thăm quê, tôi luôn nghe thấy mẹ thở dài, giọng đầy nuối tiếc:

– Mất hết rồi, làng mình không còn hương lúa nữa.

Mỗi mùa lúa chín, tôi lại thấy mẹ ngồi bần thần ở đầu hè như đón đợi mùi hương lúa bay về.

Bây giờ mẹ không còn. Nhìn mắt mẹ trong di ảnh, thấy còn như ngấn một nỗi buồn không tan. Lòng tôi nghẹn lại. Tôi cúi trước ban thờ, lầm rẩm khấn:

– Mẹ ơi! Làng mình giờ không còn mùi hương nếp bay trong gió nhưng sẽ vẫn mãi mãi tỏa hương trong nỗi nhớ của mỗi con người. Mẹ hãy yên tâm an nghỉ nơi suối  vàng!

Nhớ tới chị Thái, người bán xôi vẫn gìn giữ nguyên vẹn hương nếp làng, người không bao giờ quên dọc những tầu lá chuối hơ qua lửa đặt dưới đáy thúng để giữ mãi hương thơm cho mỗi gói xôi, tôi hiểu rằng hương kí ức làng tôi sẽ không bao giờ mất.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-hoa/van-hoc-nghe-thuat/202412/huong-lang-ec11164/

Cùng chủ đề

Chủ động phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Chiều 4-12, Đoàn kiểm tra, giám sát của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Ban Cán sự đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, làm Trưởng đoàn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thái Nguyên về công tác này. Quang cảnh buổi làm việc. Các đại biểu tham dự...

Bồi dưỡng lý luận chính trị, nhận thức về Đảng cho trên 26.400 lượt học viên

Chiều 4-12, Cụm thi đua số 3 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên (gồm 9 trung tâm chính trị các huyện, thành phố; năm 2024 Trung tâm Chính huyện Phú Lương làm Trưởng cụm) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đại diện các đơn vị ký giao ước thi đua năm 2025. Năm 2024, công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm chính trị trong Cụm có nhiều đổi mới, sáng tạo. Qua...

Đầu tư trên 7,1 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo di tích chùa Úc Kỳ

Ngày 4-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Phú Bình tiến hành bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo Di tích chùa Úc Kỳ, ở xã Úc Kỳ. Chùa Úc Kỳ được đầu tư trên 7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo. Chùa Úc Kỳ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc - nghệ thuật...

Vì sao phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Một trong những nội dung được UBND tỉnh trình tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, được đông đảo cử tri quan là Tờ trình ban hành nghị quyết thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên. Vậy vì sao sau 9 năm hoạt động lại giải thể quỹ này? Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn để đầu tư...

“Đôi cánh” Vạn Phú – Báo Thái Nguyên điện tử

Sau ngày 1/12/2024, hai cái tên Vạn Thọ, Ký Phú chỉ còn là kỷ niệm đẹp trong lòng người dân hai địa phương nói riêng và huyện Đại Từ nói chung. Nhưng tất thảy người dân có quyền tự hào về một thời gian khó, họ đã đoàn kết vượt qua để chung sức, chung lòng xây dựng 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Nay, Vạn Phú được bồi xây bởi sức mạnh của “gốc rễ”...

Cùng tác giả

Các địa phương tiếp tục đà tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (5/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg ở 3 tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên và Ninh Bình. Đây cũng tiếp nối đà tăng giá như ngày hôm qua (4/12) khi có 6 tỉnh đồng loạt tăng như Bắc Giang, Yến Bái, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Giá heo hơi hôm nay 5/12/2024: các địa phương tiếp tục đà tăng giá. Ảnh: Phúc...

Nhiều hiến kế cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Chiều 30.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam. Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, TP với chiều dài tuyến khoảng 1.541 km. Trước đó, thảo luận tại phiên họp chiều 20.11, phương án...

Chủ động phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Chiều 4-12, Đoàn kiểm tra, giám sát của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Ban Cán sự đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, làm Trưởng đoàn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thái Nguyên về công tác này. Quang cảnh buổi làm việc. Các đại biểu tham dự...

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Quang cảnh Hội nghị Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thái Nguyên; Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ...

Bồi dưỡng lý luận chính trị, nhận thức về Đảng cho trên 26.400 lượt học viên

Chiều 4-12, Cụm thi đua số 3 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên (gồm 9 trung tâm chính trị các huyện, thành phố; năm 2024 Trung tâm Chính huyện Phú Lương làm Trưởng cụm) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đại diện các đơn vị ký giao ước thi đua năm 2025. Năm 2024, công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm chính trị trong Cụm có nhiều đổi mới, sáng tạo. Qua...

Cùng chuyên mục

Đầu tư trên 7,1 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo di tích chùa Úc Kỳ

Ngày 4-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Phú Bình tiến hành bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo Di tích chùa Úc Kỳ, ở xã Úc Kỳ. Chùa Úc Kỳ được đầu tư trên 7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo. Chùa Úc Kỳ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc - nghệ thuật...

Bàn giải pháp phát triển du lịch Thái Nguyên

Ngày 3-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Tọa đàm bàn giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tại các điểm đến gắn với vùng chè đặc sản, tạo ra các tour, tuyến du lịch, dịch vụ và cơ sở hạ tầng có chất lượng. Đồng chí Lê Ngọc Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phó Ban Chỉ đạo phát triển Du...

Chương trình Famtrip giới thiệu “Tứ đại danh trà Thái Nguyên”

Nhằm mục đích đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, ngày 2-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình Famtrip giới thiệu “Tứ đại danh trà Thái Nguyên” năm 2024. Các đại biểu trải nghiệm về phương pháp chế biến chè. Tham gia chương trình có trên 60 đại biểu đại diện Hiệp hội Lữ hành Việt Nam và các đơn...

“Ai đem giăng sáng giãi trên đồi chè” – một sản phẩm du lịch độc đáo

Hiệp hội Du lịch tỉnh vừa cho ra mắt du khách một sản phẩm du lịch độc đáo của xứ trà thơm, đó là cuốn sách “Ai đem giăng sáng giãi trên đồi chè”, do Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên ấn hành.  “Ai đem giăng sáng giãi trên đồi chè”- tên cuốn sách là một câu thơ tuyệt đẹp của nhà thơ chân quê Nguyễn Bính mà mỗi lần đọc lại thấy bồi hồi. Với gần 300 trang,...

Đồng Kệu gắn phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa truyền thống

Đến xóm Đồng Kệu, xã Phú Đình (Định Hóa) đúng dịp địa phương tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng tôi thực sự ấn tượng bởi cùng với phát triển kinh tế, nhân dân nơi đây đặc biệt quan tâm bảo tồn các giá trị văn hóa. Điệu nhảy Tắc Xình được bà con nhân dân xóm Đồng Kệu luyện tập thường xuyên để bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Ảnh: Mạnh...

Đường tròn trung tâm – nơi lưu giữ ký ức đẹp

Đường tròn trung tâm TP. Thái Nguyên với tôi luôn gắn liền với những hình ảnh đầy kỷ niệm và cảm xúc, xen giữa quá khứ và hiện tại, trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn. Đường tròn trung tâm TP. Thái Nguyên nhìn từ góc sân Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Tôi còn nhớ năm học lớp 8, tôi lên thành phố tham gia thi đấu môn Cờ vua trong Hội khỏe Phù đổng...

Khơi dậy tình yêu sản phẩm trà trong mỗi người con Thái Nguyên

Việc hiểu về lịch sử, văn hoá trà và nghệ thuật thưởng trà của Việt Nam nói chung và tiềm năng, văn hoá trà Thái Nguyên nói riêng có ý nghĩa vô vùng quan trọng đối với lãnh đạo, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân, chủ thể sản xuất, kinh doanh trà. Bởi chỉ khi chúng ta hiểu sâu sắc, yêu và làm ra sản phẩm...

Chia sẻ kinh nghiệm khai thác tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng gắn với du lịch

Ngày 29-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Đoàn công tác đến tham quan, trải nghiệm tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và chia sẻ kinh nghiệm với Sở Du lịch TP. Hải Phòng về việc khai thác tuyến đường này gắn với phát triển du lịch. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí là lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành của tỉnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh. Các...

Bàn giao và đưa vào sử dụng công trình tu bổ di tích đền Đuổm

Ngày 29-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện Phú Lương tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng công trình tu bổ di tích đền Đuổm. Các hạng mục được tu bổ, tôn tạo. Dự án tu bổ Di tích đền Đuổm, xã Động Đạt (Phú Lương) gồm các hạng mục: Tôn tạo đường dạo, bậc cấp, đường lên trong khuôn viên di tích; cải tạo đường dạo, lan can và khuôn viên hồ Bán...

Cõng chữ ngược ngàn – Báo Thái Nguyên điện tử

Thương đàn em nhỏ bản nghèo Từ xuôi cô cõng chữ theo ngược ngàn Sương mù ướt áo chưa tan Mặt trời đổ lửa nắng tràn chói chang.   Liếp thưng hai dãy ghế bàn Đơn sơ lớp học tuềnh toàng thung sâu Cô trò nghiêng chụm mái đầu Tiếng Kinh, tiếng Thái chung nhau đánh vần.   Không còn phân biệt xa gần Hòa cùng già trẻ yêu thân một nhà Bảng đen, trang giấy hiện ra Âm vang giọng đọc: "Mẹ, Cha" ân tình.   Nụ cười tỏa sáng lung linh Trò quên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất