Powered by Techcity

Có một ngôi trường dưới chân núi Đuổm


-Em chào cô ạ!!!

-Ơ, em là…

-Dạ, em là học sinh cũ của cô hồi cô dạy ở Trường Cấp 3 Phú Lương, thị trấn Đu (Phú Lương).

Chúng tôi ôm choàng lấy nhau, nhờ người chụp cho vài kiểu ảnh. Cô học trò ngày nào nay tuổi ngoài ngũ thập, đã lên chức bà ngoại. Cô kể bao nhiêu kỷ niệm về tôi, nào là hồi ấy cô trẻ lắm (tôi ra trường mới 21 tuổi), nào là hồi ấy nhìn cô buồn lắm, mắt lúc nào cũng như muốn khóc. Ừ nhỉ, tôi đã có quãng ngày tháng như thế đấy.





Đoàn Thanh niên Trường THPT Phú Lương thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua và hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo học sinh tham gia. Ảnh: TL
Đoàn Thanh niên Trường THPT Phú Lương thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua và hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo học sinh tham gia. Ảnh: TL

Tháng 8 – 1983, tôi tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội. Bốn năm trước, hôm trao giấy báo nhập học, chú cán bộ Ty Giáo dục trịnh trọng động viên: Các cháu là hạt giống đỏ, sau khi học tập sẽ về cống hiến cho quê nhà. Vậy nhưng sau khi tôi cầm tấm bằng tốt nghiệp Đại học trở về địa phương như lời hẹn, thì “các trường cấp 3 đều đã đủ giáo viên, cháu cứ chờ đã”.

Gạo nhà nước cấp cho 3 tháng đã sắp hết, tôi sốt ruột thỉnh thoảng lại lên Ty hỏi, vẫn câu trả lời “chờ đã”. May sao, đầu năm 1984, tôi được phân công lên dạy ở Trường Cấp 3 Phú Lương. Từ thành phố lên trường khoảng 20km, bây giờ đi xe máy “vèo cái” là đến. Nhưng ngày ấy tôi chỉ có cái xe đạp Miền Nam, khung sườn õng ẹo, xích nhão, líp vênh, đi một đoạn xích lại văng ra khỏi đĩa, cứ vừa đi vừa lắp. Xếp đồ đạc lên cái xe cà khổ, tôi háo hức đạp xe lên trường nhận nhiệm vụ, bao nhiêu là mường tượng mở ra trong đầu cô gái mơ mộng. Nào là hoa phượng và những tà áo trắng, nào là những vần thơ tôi đọc sẽ khiến bao học trò trở nên mê mẩn văn chương…

Nhưng hiện thực kéo tuột tôi xuống mặt đất. Ngôi trường khi đó là mấy dãy nhà trát đất, mái lợp lá cọ, xếp hình chữ U quanh cái sân đất rộng. Trong lớp, lỏng chỏng mấy cái bàn dài cập kênh. Ghế ngồi là thân cây tre chôn chân xuống đất. Học trò chỉ kém tôi dăm bảy tuổi, chúng chỉ trỏ trêu đùa, có đứa hét toáng lên “em ơi”.

Tôi được phân một nửa gian nhà tập thể chừng 15m2, nửa còn lại là chỗ tập kết xương trâu, xương bò của học sinh đóng góp làm quỹ lớp. Ngăn giữa tôi và đống xương xẩu là tấm vách trát bùn, cao hơn đầu người. Hầu hết giáo viên trong trường sống chật vật. Nhiều chị đi họp tay bế con tay đan len thuê. Hết giờ lên lớp là các anh chạy lên rừng kiếm củi, chặt cây chít về bện chổi bán, cuốc đất trồng rau nuôi lợn. Các hộ độc thân chúng tôi thì đêm đêm đan nón dưới ngọn đèn dầu. Được dăm cái nón mang ra chợ Đu bán, có lần bị quản lý chợ mắng bán nón là “mất tư cách giáo viên” và đòi thu thuế.

Những lúc rỗi rãi, tôi hay đến Đền thờ Dương Tự Minh để hít hà mùi thơm của hoa Ngọc Lan và để tâm sự với… Thánh Đuổm. Nhiều bài thơ, bài ký của tôi được đăng và in sách giai đoạn đó phảng phất màu cỏ cây núi thiêng và thoảng mùi hương khói.

Nghiệp “gõ đầu trẻ” của tôi chỉ được hơn 2 năm, tôi chuyển hẳn sang nghiệp chữ nghĩa và về thành phố Thái Nguyên. Nhiều lần lên thăm viếng cụ Dương Tự Minh, tôi rẽ vào ngắm chốn xưa. Tên trường đường bệ, các khu lớp học cao tầng lợp ngói đỏ.

Ngày thứ hai đầu tuần, nữ sinh mặc áo dài trắng muốt. Các thầy cô giáo óng ả chứ không tất tưởi, lem nhem như chúng tôi ngày nào. Trên trang web của ngành Giáo dục Thái Nguyên, tôi đọc được những dòng chữ này: “Trường THPT Phú Lương là một trong những ngôi trường được đánh giá là có chất lượng đào tạo tốt hàng đầu trong tỉnh. Trường là mục tiêu của nhiều em học sinh trên địa bàn. Việc trở thành học sinh của trường là niềm tự hào đối với học sinh”.

Tôi định nói cho cô học trò cũ lý do vì sao hồi đó mắt tôi buồn. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, điều đó chẳng còn quan trọng nữa. Bây giờ dưới mái trường này, chỉ có niềm vui ngời lên trong từng đôi mắt.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-hoa/202411/co-mot-ngoi-truong-duoi-chan-nui-duom-38b09ea/

Cùng chủ đề

Quảng bá sản phẩm gà đồi và nông sản chủ lực của huyện Phú Bình

Trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm gà đồi Phú Bình và nông sản tỉnh Thái Nguyên 2024, ngày 30-11, tại Quảng trường huyện, UBND huyện Phú Bình tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực của địa phương và các hội thi hấp dẫn. Dự chương trình có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Nghệ sĩ Tự...

Khơi dậy tình yêu sản phẩm trà trong mỗi người con Thái Nguyên

Việc hiểu về lịch sử, văn hoá trà và nghệ thuật thưởng trà của Việt Nam nói chung và tiềm năng, văn hoá trà Thái Nguyên nói riêng có ý nghĩa vô vùng quan trọng đối với lãnh đạo, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân, chủ thể sản xuất, kinh doanh trà. Bởi chỉ khi chúng ta hiểu sâu sắc, yêu và làm ra sản phẩm...

Phát triển trước tiêu thụ sau: Nông dân chịu thiệt – (kỳ 1) Nông dân “cầm dao đằng lưỡi”

Trong nhiều năm qua, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh luôn đối mặt với tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" bởi còn thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Hầu hết người dân vẫn đang phải tự tiêu thụ nông sản tại các chợ đầu mối với giá thấp. Tại chợ đầu mối Túc Duyên (TP. Thái Nguyên), người dân thường phải thức xuyên đêm chờ tư thương từ các nơi...

Phát triển trước tiêu thụ sau: Nông dân chịu thiệt – (kỳ 2) Lời giải cho bài toán “được mùa mất giá”

Hơn 20 năm nay, nông dân Thái Nguyên vẫn đi tìm lời giải cho bài toán “trồng - chặt”, “được mùa mất giá”. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, để có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, trước tiên, người dân phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là quan tâm sản xuất theo chuỗi, dán tem truy xuất nguồn gốc và phát...

Không để quần chúng đi đường vòng, chờ đợi lâu

Trong những năm qua, cấp ủy các cấp trong tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển Đảng và gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhiều quần chúng ưu tú dời quê đi làm ăn xa, học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học bậc cao hơn, thanh niên đến tuổi tham gia quân ngũ nên tình trạng thiếu nguồn kết nạp Đảng xảy ra ở cả nông thôn và đô thị. Để...

Cùng tác giả

Quảng bá sản phẩm gà đồi và nông sản chủ lực của huyện Phú Bình

Trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm gà đồi Phú Bình và nông sản tỉnh Thái Nguyên 2024, ngày 30-11, tại Quảng trường huyện, UBND huyện Phú Bình tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực của địa phương và các hội thi hấp dẫn. Dự chương trình có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Nghệ sĩ Tự...

Khơi dậy tình yêu sản phẩm trà trong mỗi người con Thái Nguyên

Việc hiểu về lịch sử, văn hoá trà và nghệ thuật thưởng trà của Việt Nam nói chung và tiềm năng, văn hoá trà Thái Nguyên nói riêng có ý nghĩa vô vùng quan trọng đối với lãnh đạo, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân, chủ thể sản xuất, kinh doanh trà. Bởi chỉ khi chúng ta hiểu sâu sắc, yêu và làm ra sản phẩm...

Phát triển trước tiêu thụ sau: Nông dân chịu thiệt – (kỳ 1) Nông dân “cầm dao đằng lưỡi”

Trong nhiều năm qua, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh luôn đối mặt với tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" bởi còn thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Hầu hết người dân vẫn đang phải tự tiêu thụ nông sản tại các chợ đầu mối với giá thấp. Tại chợ đầu mối Túc Duyên (TP. Thái Nguyên), người dân thường phải thức xuyên đêm chờ tư thương từ các nơi...

Phát triển trước tiêu thụ sau: Nông dân chịu thiệt – (kỳ 2) Lời giải cho bài toán “được mùa mất giá”

Hơn 20 năm nay, nông dân Thái Nguyên vẫn đi tìm lời giải cho bài toán “trồng - chặt”, “được mùa mất giá”. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, để có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, trước tiên, người dân phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là quan tâm sản xuất theo chuỗi, dán tem truy xuất nguồn gốc và phát...

Hợp tác phát triển đại học số tại Thái Nguyên

Đại diện Đại học số Seoul (Seoul Cyber University) và Đại học Thái Nguyên ký kết hợp tác Hàn Quốc đã trải qua một số phát triển vượt bậc, gần như không thể tin được trong 50 năm qua. Một trong những động lực quan trọng nhất cho quá trình phát triển vũ bão này chính là giáo dục. Hàn Quốc, trong một thời gian rất ngắn đã không chỉ bắt kịp các nước công nghiệp phát triển khác về...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy tình yêu sản phẩm trà trong mỗi người con Thái Nguyên

Việc hiểu về lịch sử, văn hoá trà và nghệ thuật thưởng trà của Việt Nam nói chung và tiềm năng, văn hoá trà Thái Nguyên nói riêng có ý nghĩa vô vùng quan trọng đối với lãnh đạo, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân, chủ thể sản xuất, kinh doanh trà. Bởi chỉ khi chúng ta hiểu sâu sắc, yêu và làm ra sản phẩm...

Chia sẻ kinh nghiệm khai thác tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng gắn với du lịch

Ngày 29-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Đoàn công tác đến tham quan, trải nghiệm tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và chia sẻ kinh nghiệm với Sở Du lịch TP. Hải Phòng về việc khai thác tuyến đường này gắn với phát triển du lịch. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí là lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành của tỉnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh. Các...

Bàn giao và đưa vào sử dụng công trình tu bổ di tích đền Đuổm

Ngày 29-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện Phú Lương tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng công trình tu bổ di tích đền Đuổm. Các hạng mục được tu bổ, tôn tạo. Dự án tu bổ Di tích đền Đuổm, xã Động Đạt (Phú Lương) gồm các hạng mục: Tôn tạo đường dạo, bậc cấp, đường lên trong khuôn viên di tích; cải tạo đường dạo, lan can và khuôn viên hồ Bán...

Cõng chữ ngược ngàn – Báo Thái Nguyên điện tử

Thương đàn em nhỏ bản nghèo Từ xuôi cô cõng chữ theo ngược ngàn Sương mù ướt áo chưa tan Mặt trời đổ lửa nắng tràn chói chang.   Liếp thưng hai dãy ghế bàn Đơn sơ lớp học tuềnh toàng thung sâu Cô trò nghiêng chụm mái đầu Tiếng Kinh, tiếng Thái chung nhau đánh vần.   Không còn phân biệt xa gần Hòa cùng già trẻ yêu thân một nhà Bảng đen, trang giấy hiện ra Âm vang giọng đọc: "Mẹ, Cha" ân tình.   Nụ cười tỏa sáng lung linh Trò quên...

Tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam

Ngày 28-11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị định hướng công tác tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các đại biểu tham dự Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ: Để nội dung trên được phổ biến đến toàn dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham...

Định nghĩa tình yêu – Báo Thái Nguyên điện tử

Báo Thái Nguyên điện tử - Trụ sở: Số 19, phố Nhị Quý, tổ 8, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số: 431/GP-BTTTT cấp ngày 20 tháng 11 năm 2023. Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Sơn. Các Phó Tổng Biên tập: Đào Ngọc Anh - Chu Thế Hà. Điện thoại: 0208.3859.666 Đường dây nóng: 0912.039.880 Email: [email protected]; [email protected] (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js...

Hoàn thành tu bổ, tôn tạo Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Khu Gang thép

Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Khu Gang thép Thái Nguyên (ở tổ 13, phường Cam Giá, TP. Thái Nguyên) được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Quốc gia từ năm 2004, với diện tích trên 1.220m2. Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu di tích. Để xứng tầm với giá trị lịch sử của Di...

Hương chàm – Báo Thái Nguyên điện tử

Báo Thái Nguyên điện tử - Trụ sở: Số 19, phố Nhị Quý, tổ 8, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số: 431/GP-BTTTT cấp ngày 20 tháng 11 năm 2023. Tổng Biên tập: Nguyễn Ngọc Sơn. Các Phó Tổng Biên tập: Đào Ngọc Anh - Chu Thế Hà. Điện thoại: 0208.3859.666 Đường dây nóng: 0912.039.880 Email: [email protected]; [email protected] (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js...

Triển khai Kế hoạch hành động lan tỏa tinh thần thượng võ xứ Trà

        Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên từng có những người anh hùng áo vải như: Dương Tự Minh (Phú Lương), Lưu Nhân Chú (Đại Từ) chiêu binh, luyện võ bảo vệ sự bình yên cho dân làng. Đến nay vẫn còn đó các di tích lịch sử văn hóa mang tên những người anh hùng áo vải: Núi Văn, Núi Võ (Đại Từ), đền Đuổm (Phú Lương)… Trải qua các thời kỳ lịch sử, Thái Nguyên trở...

Ra mắt cuốn sách “Ai đem giăng sáng giãi trên đồi chè”

Ngày 24-11, tại TP. Sông Công, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức ra mắt cuốn sách: “Ai đem giăng sáng giãi trên đồi chè”, do Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên ấn hành. Đến dự có lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương. Ông Đỗ Trọng Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên, phát biểu tại buổi ra mắt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất