Powered by Techcity

Người mang chè đi xa hơn


Từ một hộ nghèo, chật vật lo cái ăn, cái mặc, gia đình chị Đinh Thị Thúy (ở xóm Khe Mo 1, xã Khe Mo, Đồng Hỷ) đã vươn lên trở thành hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Chị chia sẻ: Tôi mang chè Thái Nguyên đi xa hơn, vì 100% sản phẩm được bán cho các đại lý ngoài tỉnh. Để bạn hàng hợp tác lâu bền, yên tâm sử dụng, gia đình tôi luôn coi trọng chất lượng sản phẩm…





Để nâng cao chất lượng sản phẩm chè, chị Đinh Thị Thúy (bên phải, ở xóm Khe Mo 1, xã Khe Mo, Đồng Hỷ) tích cực học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với bà con trong vùng.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm chè, chị Đinh Thị Thúy (bên phải, ở xóm Khe Mo 1, xã Khe Mo, Đồng Hỷ) tích cực học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với bà con trong vùng.

Thị trường – đầu ra cho sản phẩm – là điều bà con nông dân vùng chè quan tâm số một. Chị Thúy cũng thế, luôn trăn trở việc mình làm chè bán cho ai. Nghĩ “nát nước”, rồi chị cũng tạo được cho mình một thị trường riêng, đó là các đại lý chè và người tiêu dùng ngoài tỉnh. Ở gần có Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên… xa hơn là một số tỉnh phía Nam. Các đại lý cần hàng, chậm nhất là sau 1 ngày gọi điện đặt là chị sẽ gửi tới nơi đúng số lượng, chất lượng bảo đảm.

Trong ngôi nhà khang trang, tiện nghi đầy đủ, hương trà còn bện quánh trên miệng chén chưa kịp thưởng, chị đã mau miệng: Cơ ngơi của gia đình đều từ cây chè mà ra… Chị hãnh diện về điều này còn vì lý do khác. Chị sinh ra ở vùng đất Bắc Giang, đam mê nghề may mặc, nhưng về đất Khe Mo làm dâu thì buông bỏ tất cả để gắn bó với cây chè.

Bấy giờ năm 2000, tài sản lớn nhất của đôi vợ chồng trẻ là sức lao động và sự cần cù chịu khó. Chị chỉ cho chúng tôi xem vườn chè trước nhà và kể: Chè được các cụ trồng từ nhiều năm trước, bỏ hoang, cỏ guột chùm kín, vợ chồng bảo nhau phát dọn, gây tạo lại và mở rộng diện tích trồng chè mới…

Kí ức ùa về, chị nén xúc động: Bố mẹ chồng cho hơn 20.000m2 đất sản xuất, hôm nào vợ chồng cũng thức dậy từ sớm để lên đồi đào gốc guột, hửng sáng về “lùa” vội lưng cơm rồi tất tả đi hái chè thuê lấy tiền mua gạo. Ngày nào cũng quật sức từ 5 giờ sáng đến nửa đêm trên đồi. Lại tranh thủ sang Nông trường chè Sông Cầu nhặt quả giống về trồng.

Sau gần 5 năm kiên trì với cái cuốc và đặt hạt chè gống, vợ chồng chị đã có gần 4.000m2 đất chè. Để chè có sức phát triển tốt, vợ chồng tích lũy, mua máy bơm, đặt đường ống dẫn nước lên đồi tưới cho toàn bộ diện tích, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.

Từ hơn 10 năm gần đây, diện tích chè của gia đình chị cho thu hái ổn định, đạt hơn 1 tấn búp tươi/lứa. Ông Nguyễn Việt Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khe Mo, phấn chấn nói: Chị Thúy là tấm gương hội viên nông dân vượt khó. Ngày trước đi hái chè thuê, nay thường xuyên thuê từ 10-15 lao động giúp thu hái chè, với mức tiền công từ 200-300 nghìn đồng/người/ngày. 

Để nâng cao giá trị sản phẩm, chị tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật; đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chế biến chè ở các vùng Tân Cương (TP. Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ), Minh Lập (Đồng Hỷ)… Chị rút ra kinh nghiệm, chè đạt giá cao đòi hỏi nhiều yếu tố: Từ khâu chăm sóc, thu hái, chế biến đến bảo quản. Từng công đoạn lại đòi hỏi kỹ lưỡng, chi tiết.

Ví như khâu chăm sóc, việc bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh, tưới nước cũng cần có thời điểm thích hợp; khi thu hái chè không được chặt tay làm dập nát, ôi ngốt; lúc chế biến cần điều chỉnh nhiệt lượng vừa đủ. Chị kể: Để làm ra sản phẩm chè bảo đảm chất lượng, tôi rất kén người thu hái. Còn khi chế biến tôi phải tự tay làm, vì trước đó có một số lần vì bận việc, nhờ người đứng bếp đều bị hỏng đổ đi. Số chè đó mang bán có thể bù được ít tiền, nhưng mất thị trường vì người tiêu dùng mất niềm tin.

Trong khi phần lớn hộ làm chè trong vùng bán sản phẩm tại nhà, hoặc giao bán cho các đại lý trong tỉnh, chị lại chọn cách đi xa hơn, tức là mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh. Với một sản phẩm bình dân độc nhất, chè cánh dây; giá bán giao cũng bình dân, 300 nghìn đồng/kg. Chị cho biết: Bình quân mỗi năm gia đình tôi xuất bán cho các đại lý ngoài tỉnh khoảng 1,6 tấn chè búp khô, đạt tổng thu nhập gần 500 triệu đồng. Ngoài chè của gia đình, tôi còn thu mua thêm chè tươi của một số hộ trong vùng về chế biến để đáp ứng nhu cầu của đại lý. Nhưng quan trọng nhất vẫn là chất lượng chè, vì đó là chữ tín.

Mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh là cách chị góp phần đưa hương chè Thái Nguyên đi xa hơn. Chị tự hào về điều đó. Khi chia tay, chị tiết lộ tham vọng: Tôi có dự định đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm thêm máy móc rồi tổ chức thu mua, chế biến chè ở quy mô lớn hơn. Điều này cũng làm tăng giá trị của cây chè Khe Mo, đồng thời gây dựng thương hiệu cho một vùng chè và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn dỗi tại địa phương.





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202409/nguoi-mang-che-di-xa-hon-6350d07/

Cùng chủ đề

Nhanh chóng tái đàn để đảm bảo kế hoạch sản xuất chăn nuôi

Hơn 384 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết; trên 565ha nuôi trồng thủy sản bị ngập là thiệt hại của người dân Thái Nguyên trong cơn bão số 3. Nhằm hiểu rõ hơn về công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường và khôi phục đàn vật nuôi sau bão, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh. Nhiều hộ dân trong...

Điện hoa – Báo Thái Nguyên điện tử

Phương Lan tuổi ngoài ba mươi. Do mắc bệnh tim nên cô luôn đắn đo trong chuyện chồng con. Học xong đại học, cô mở lớp Anh ngữ tại nhà riêng - một căn hộ trên tầng hai của khu chung cư. Cuộc sống của cô không đến nỗi quá buồn. Duy chỉ có một điều làm cho cô khó chịu là khi tiếp xúc với học viên luôn gặp phải những cái nhìn soi mói về đời riêng của...

Chuyện về một doanh nhân cựu chiến binh

Luôn khiêm nhường, giản dị là cảm nhận của chúng tôi về ông. Là thương binh, về nghỉ chế độ tại địa phương, ông đã khắc phục khó khăn, thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ, đến nay đã lớn mạnh trên thị trường, trở thành công ty. Ông là doanh nhân Lê Đức Ân, Giám đốc Công ty TNHH Ân Hường, ở phường Phố Cò (TP. Sông Công). Doanh nhân Lê Đức...

Bảo đảm chất lượng thi công tuyến đường Tiên Hội – Hoàng Nông

Báo Thái Nguyên nhận được phản ánh của một số hộ dân xóm Đồng Chung, xã Tiên Hội (Đại Từ) về việc chủ đầu tư và đơn vị thi công tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông triển khai không đúng với thiết kế nên chưa bảo đảm công bằng về giải phóng mặt bằng; nhiều hộ dân bị ngập úng vì có cốt đường cao hơn so với nền nhà... Tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông được xây dựng...

Gamshow “Dân ta phải biết sử ta”: Ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5

Sáng 5-10, tại Trường quay S1, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, Gameshow (trò chơi truyền hình) “Dân ta phải biết sử ta” được ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5. Các đại biểu và đông đảo học sinh, sinh viên tham gia cổ vũ gameshow. Gameshow Dân ta phải biết sử ta một chương trình truyền hình do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị: Đài Phát thanh - Truyền hình...

Cùng tác giả

Nhanh chóng tái đàn để đảm bảo kế hoạch sản xuất chăn nuôi

Hơn 384 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết; trên 565ha nuôi trồng thủy sản bị ngập là thiệt hại của người dân Thái Nguyên trong cơn bão số 3. Nhằm hiểu rõ hơn về công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường và khôi phục đàn vật nuôi sau bão, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh. Nhiều hộ dân trong...

Điện hoa – Báo Thái Nguyên điện tử

Phương Lan tuổi ngoài ba mươi. Do mắc bệnh tim nên cô luôn đắn đo trong chuyện chồng con. Học xong đại học, cô mở lớp Anh ngữ tại nhà riêng - một căn hộ trên tầng hai của khu chung cư. Cuộc sống của cô không đến nỗi quá buồn. Duy chỉ có một điều làm cho cô khó chịu là khi tiếp xúc với học viên luôn gặp phải những cái nhìn soi mói về đời riêng của...

Hai tỉnh nào ở nước ta từng được sáp nhập rồi lại chia tách?

1. Tỉnh Nghĩa Bình được chia tách thành 2 tỉnh nào? Quảng Ngãi – Bình Định ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: TTXVN) Trưa 4/10, Tổng thống Emmanuel Macron và Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các Trưởng Đoàn dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ. Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 diễn ra trong 2 ngày (4 và...

‘Hoa khôi’ Thanh Hiếu tỏa sáng, U.19 Phong Phú Hà Nam chia điểm với đội Hà Nội

Trước khi bước vào màn đụng độ tối 5.10, U.19 Phong Phú Hà Nam và U.19 Hà Nội cũng đang tạo nên cuộc đua song mã trên bảng xếp hạng. Cả hai đều bất bại sau lượt đi và U.19 Phong Phú Hà Nam đang dẫn đầu với 13 điểm, hơn Hà Nội 2 điểm. Đúng như sự chờ đợi, U.19 Phong Phú Hà Nam và U.19 Hà Nội tạo ra thế trận hấp dẫn với liên tiếp các tình...

Cùng chuyên mục

Nhanh chóng tái đàn để đảm bảo kế hoạch sản xuất chăn nuôi

Hơn 384 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết; trên 565ha nuôi trồng thủy sản bị ngập là thiệt hại của người dân Thái Nguyên trong cơn bão số 3. Nhằm hiểu rõ hơn về công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường và khôi phục đàn vật nuôi sau bão, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh. Nhiều hộ dân trong...

Chuyện về một doanh nhân cựu chiến binh

Luôn khiêm nhường, giản dị là cảm nhận của chúng tôi về ông. Là thương binh, về nghỉ chế độ tại địa phương, ông đã khắc phục khó khăn, thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ, đến nay đã lớn mạnh trên thị trường, trở thành công ty. Ông là doanh nhân Lê Đức Ân, Giám đốc Công ty TNHH Ân Hường, ở phường Phố Cò (TP. Sông Công). Doanh nhân Lê Đức...

Bảo đảm chất lượng thi công tuyến đường Tiên Hội – Hoàng Nông

Báo Thái Nguyên nhận được phản ánh của một số hộ dân xóm Đồng Chung, xã Tiên Hội (Đại Từ) về việc chủ đầu tư và đơn vị thi công tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông triển khai không đúng với thiết kế nên chưa bảo đảm công bằng về giải phóng mặt bằng; nhiều hộ dân bị ngập úng vì có cốt đường cao hơn so với nền nhà... Tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông được xây dựng...

Thái Nguyên nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

  Mở rộng cơ hội phát triển, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo chỗ đứng trên thị trường... là những giá trị các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) được nhận lại khi có sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Với ý nghĩa này, Chương bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng thu hút nhiều HTX, DN tham gia, từ đó góp phần khai...

Tạo bứt phá trong thu hút đầu tư

Năm 2023, Thái Nguyên đã tổ chức và tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trên địa bàn tỉnh có 41 dự án FDI được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn 253,4 triệu USD, 17 lượt dự án tăng vốn với...

Xanh đồng Bản Ngoại – Báo Thái Nguyên điện tử

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, Đại Từ là một trong những địa phương của tỉnh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, so với các xã, thị trấn trong huyện, Bản Ngoại có phần may mắn hơn khi hơn 20ha lúa, màu bị ngập, đổ đã dần hồi phục. Bản Ngoại là một trong những xã đi đầu ở huyện Đại Từ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong ảnh: Người dân xóm Khâu Giang...

Phát triển cụm công nghiệp ở vùng khó: Những tín hiệu tích cực

Xác định phát triển cụm công nghiệp (CCN) là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, các huyện miền núi, vùng cao trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Nhờ đó, nhiều CCN đã được thành lập, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp xây dựng nhà máy và đi vào sản xuất, góp phần tạo việc làm, nâng cao...

Đồng hành, hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất

Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại khá nặng nề trên địa bàn tỉnh, nhiều hộ nông dân bị thiệt hại về tài sản, lúa, hoa màu. Cùng với sự chủ động khắc phục hậu quả của bà con, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã và đang tích cực đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ hội viên khôi phục và ổn định sản xuất. Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh đến...

Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của cơn bão số 3, song với sự chủ động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh; các ngành, địa phương nắm chắc tình hình thực tiễn, phân tích và tham mưu kịp thời các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển; tăng cường tháo...

Cấp mới 19 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Từ đầu năm tới nay, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên cấp mới 19 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký hơn 501 triệu USD; 4 dự án đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đăng ký hơn 4.000 tỷ đồng. Gia công cơ khí tại Công ty TNHH KH Heat Technology Thái Nguyên thuộc Tập đoàn KD (Nhật Bản) ở Khu công nghiệp Điềm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất