Powered by Techcity

Dồn lực khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất nông nghiệp


Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh bị ngập lụt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp; nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan sau đợt mưa lũ rất cao. Theo ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay, ngành Nông nghiệp đang chỉ đạo các đơn vị, địa phương dồn lực khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.





Người dân xóm Bến Đò, xã Linh Sơn (TP. Thái Nguyên) phun thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống cây bị thối rữa sau lũ.
Người dân xóm Bến Đò, xã Linh Sơn (TP. Thái Nguyên), phun thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống cây bị thối rữa sau lũ.

P.V: Với những ảnh hưởng cho cây trồng do ngập lụt gây ra, ngành đã có sự chỉ đạo như thế nào nhằm khôi phục sản xuất, thưa ông?

Ông Vũ Đức Hảo: Ngành Nông nghiệp đã hướng dẫn, đề nghị các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn, xã, phường, thị trấn và nông dân tập trung mọi nguồn lực thực hiện bơm thoát, tiêu úng cho lúa, không để ngập kéo dài, gây thiệt hại. Toàn tỉnh có trên 38,3 nghìn hecta lúa mùa, trong đó có một số diện tích đã chín.

Ngành đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân tập trung thu hoạch đối với diện tích lúa đã đến thời kỳ thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” nhằm hạn chế thiệt hại và giải phóng đất để gieo trồng cây vụ đông ưa ấm như ngô, đậu tương, ớt và dưa, bí các loại… (gieo trồng càng sớm càng tốt). Với những diện tích lúa đang làm đòng, chuẩn bị trỗ hoặc sắp cho thu hoạch, cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn nông dân cách chăm bón, phục hồi.

Với cây rau màu, Ngành đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn bà con nông dân kịp thời thu hoạch diện tích đã đến thời kỳ thương phẩm để đảm bảo năng suất, chất lượng. Những diện tích chưa đến kỳ thu hoạch, bị thiệt hại, không có khả năng phục hồi, tranh thủ thời tiết thuận lợi, chủ động chuẩn bị đất để gieo trồng lại bằng loại rau ngắn ngày, ưa nước cung cấp rau kịp thời cho thị trường khi giáp vụ. Những diện tích thiệt hại nhẹ, chủ động khắc phục, chăm bón… để cây phục hồi.

Riêng các vùng chuyên rau màu, màu, chúng tôi khuyến cáo nông dân khơi thông, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng. Khi nước rút thì vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm vi lượng… cho cây nhanh phục hồi. Khi đất khô ráo, cần xới vun kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK…; chuẩn bị đủ lượng và chủng loại hạt giống rau để sẵn sàng gieo trồng lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau; mở rộng diện tích cây vụ Đông 2024 nhằm bù đắp thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Về sản xuất cây ăn quả, người dân khẩn trương khơi, thoát nước ngay, tránh để nước đọng trên vườn và xung quanh các gốc cây, gây hiện tượng úng cục bộ, tùy từng cây trồng mức độ ảnh hưởng cần thực thiện các biện pháp phù hợp.

P.V: Sau ngập lụt, tình trạng sâu bệnh có thể phát sinh, gây hại. Ngành Nông nghiệp và PTNT có khuyến cáo ra sao đối với các địa phương và nông dân, thưa ông?

Ông Vũ Đức Hảo: Sau ngập lụt, tình trạng sâu bệnh có thể phát sinh, do đó việc tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình sinh vật gây hại, bệnh hại trên các loại cây trồng sau bão rất quan trọng. Ngành đã yêu cầu các địa phương, đơn vị phân công cán bộ kỹ thuật theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Với lúa, có các biện pháp phòng trừ sự bùng phát của rầy nâu, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bạc lá, lùn sọc đen…

Đối với rau màu, thường xuyên theo dõi, kiểm tra để kịp thời phát hiện các loại nấm bệnh gây hại. Về cây ăn quả, thực hiện phun phòng trừ bệnh hại trên cây ăn quả, liều lượng phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất (bệnh loét bằng thuốc Bordeaux 1 – 2%, bệnh chảy gôm, loét bằng thuốc Ridomil MZ 72…). Khuyến cáo nông dân có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ và tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh để làm giàu hệ thống vi sinh vật đất, đặc biệt các vi sinh vật đối kháng. Đồng thời, ngành cũng sẽ phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật…); không để xảy ra tình trạng thiếu các loại vật tư nông nghiệp, đảm bảo chất lượng các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất…

P.V: Chúng ta cần thực hiện những giải pháp gì để khôi phục sản xuất, phòng chống dịch bệnh động vật, thưa ông?

Ông Vũ Đức Hảo: Thực hiện nghiêm công tác giám sát dịch bệnh, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao, các khu vực bị ngập lụt để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, không để dịch lây lan ra diện rộng là nhiệm vụ rất quan trọng. Cùng với đó là xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, tự ý chữa trị, không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.

Tại các vùng bị ngập, lụt, ngay sau khi nước rút, chính quyền và các cơ quan chuyên môn phải tổ chức tổng vệ sinh, thu gom phân, rác để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh. Chỉ đạo lực lượng khuyến nông, lực lượng thú y cơ sở kiểm tra các cơ sở chăn nuôi để hướng dẫn người dân chôn lấp, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết do mưa lũ (nếu có); tổ chức vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng ở những vùng trũng, ngập lụt kéo dài; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, bổ sung dinh dưỡng phù hợp đối với từng đối tượng nuôi, đồng thời bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho đàn vật nuôi.

Lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định để tái đàn. Không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh.

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đợt II/2024, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm trên vật nuôi như: cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn, tụ huyết trùng…, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng vắc-xin; chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ và bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh động vật theo quy định…

P.V: Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/nong-nghiep/202409/don-luc-khac-phuc-hau-qua-khoi-phuc-san-xuat-nong-nghiep-9f2072f/

Cùng chủ đề

Tăng cường biện pháp, nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8-11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 nội dung: Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thái Nguyên tham gia...

Thái Nguyên: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,1%

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tháng 10-2024 tiếp tục xu hướng tích cực khi chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 3,46% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ 2023. Đây là tháng có chỉ số IIP tăng cao nhất so với tháng trước tính từ đầu năm đến nay. May hàng xuất khẩu tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG. Trong đó,...

Lãnh đạo tỉnh dự buổi sinh hoạt của Chi bộ tổ dân phố Đông

Tối 7-11, đồng chí Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, dự buổi sinh hoạt thường kỳ của Chi bộ tổ dân phố Đông, Đảng bộ phường Đồng Bẩm (TP. Thái Nguyên).  Các đại biểu dự buổi sinh hoạt của Chi bộ tổ dân phố Đông, phường Đồng Bẩm (TP. Thái Nguyên). Tại buổi sinh hoạt, Chi bộ đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 10-2024. Theo đó, Chi...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên cho ý kiến vào 9 nội dung

Chiều 7-11, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 79, nhiệm kỳ 2020-2025, để thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng chủ trì Hội nghị. Hội nghị nghe và cho ý kiến...

Hỗ trợ 10.000 con gà giống cho các hộ chăn nuôi 

Nhằm hỗ trợ những hộ chăn nuôi bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3, chiều 7-11, tại UBND phường Lương Sơn (TP. Sông Công), Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên tổ chức tiếp nhận hỗ trợ từ Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, gồm: 10.000 con già giống; 2,5 tấn cám chăn nuôi; 48kg men vi sinh; 60 lít thuốc sát...

Cùng tác giả

Tăng cường biện pháp, nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8-11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 nội dung: Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thái Nguyên tham gia...

Thái Nguyên: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,1%

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tháng 10-2024 tiếp tục xu hướng tích cực khi chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 3,46% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ 2023. Đây là tháng có chỉ số IIP tăng cao nhất so với tháng trước tính từ đầu năm đến nay. May hàng xuất khẩu tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG. Trong đó,...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc với các bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện đa khoa các tỉnh… trên toàn quốc về công tác đấu thầu, mua thuốc, thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh. Hội nghị tổ chức với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Dự hội nghị có trên 300 đơn vị. Theo Bộ Y tế, đến...

Đại học nào có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất cả nước?

Theo danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, Đại học Quốc gia TP.HCM là đơn vị có nhiều ứng viên đạt chuẩn nhất với 40 người, gồm 7 giáo sư, 33 phó giáo sư. Các chuyên ngành có ứng viên đạt chuẩn giáo sư tại cơ sở giáo dục này gồm: ngành Cơ học, liên ngành Hóa học – Công nghệ thực...

Thái Nguyên: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội từ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ BHXH, BHYT cho người nghèo

Thông tin từ BHXH tỉnh Thái Nguyên cho biết, những năm qua toàn tỉnh đã thực hiện trao tặng 734 quyển sổ BHXH và 1.412 thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn nhằm tạo nếp quen tham gia BHXH, BHYT, phòng ngừa những rủi ro về sức khoẻ, khi hết tuổi lao động cho bản thân và góp phần vào việc ổn định chính trị- xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng...

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,1%

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tháng 10-2024 tiếp tục xu hướng tích cực khi chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 3,46% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ 2023. Đây là tháng có chỉ số IIP tăng cao nhất so với tháng trước tính từ đầu năm đến nay. May hàng xuất khẩu tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG. Trong đó,...

Hỗ trợ 10.000 con gà giống cho các hộ chăn nuôi 

Nhằm hỗ trợ những hộ chăn nuôi bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3, chiều 7-11, tại UBND phường Lương Sơn (TP. Sông Công), Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên tổ chức tiếp nhận hỗ trợ từ Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, gồm: 10.000 con già giống; 2,5 tấn cám chăn nuôi; 48kg men vi sinh; 60 lít thuốc sát...

Phổ Yên tập trung thực hiện các quy hoạch

Nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TP. Phổ Yên đã và đang phối hợp triển khai nhiều đồ án quy hoạch. Trong đó, đáng chú ý là Quy hoạch Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình và Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên. Khu công nghiệp - đô thị...

Khuổi Mèo, mùa cam trĩu cành

Sảng Mộc là xã vùng cao nằm ở phía bắc của huyện Võ Nhai, cách trung tâm huyện gần 60km, diện tích tự nhiên phần lớn là núi đá vôi, gần 99% số hộ là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên 51,8%. Tại xóm người Mông đặc biệt khó khăn Khuổi Mèo, người dân đang nỗ lực trồng một số loại cây giá trị kinh tế cao để nâng cao thu nhập. Ông...

Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu thụ sản phẩm

Mỗi năm, Thái Nguyên cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 200 nghìn tấn thịt gia súc, gia cầm. Để nâng cao giá trị, việc phát triển các loại vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi gắn với tiềm năng, lợi thế so sánh và thích ứng với thị trường tiêu thụ luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm. Sản phẩm chế biến từ các loại thịt gia súc, gia cầm của Thái Nguyên được giới thiệu tại nhiều...

Thái Nguyên: Cấp mới 5 dự án FDI ngoài khu công nghiệp

10 tháng năm 2024, Thái Nguyên đã cấp mới 5 dự án FDI ngoài khu công nghiệp với tổng số vốn đăng ký khoảng 4,51 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 215 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 10,91 tỷ USD, trong đó có 38 dự án FDI ngoài khu công nghiệp còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 298,6 triệu USD. Lãnh đạo Ban Quản lý các...

Không cho đất nghỉ – Báo Thái Nguyên điện tử

Gần 2 tháng sau trận mưa lũ lịch sử, cuộc sống đã trở lại bình thường. Với những người nông dân ở huyện Phú Bình, tập trung cho gieo trồng vụ mới là ưu tiên hàng đầu. “Không cho đất nghỉ”, những thửa ruộng, mảnh vườn từng bị chìm trong nước giờ xanh trở lại. Nhân dân các vùng bị ảnh hưởng đang hối hả vào vụ sản xuất mới. Ruộng cải ngọt của gia đình bà Hoàng Thị Tiến, ở xóm Náng, xã Nhã Lộng (Phú Bình)...

Thái Nguyên: Tiếp tục thực hiện thoái vốn đối với 3 công ty

Thực hiện Quyết định số 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025, tỉnh Thái Nguyên sẽ duy trì 2 công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty Xổ số kiến thiết Thái Nguyên và Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi. Đồng thời, thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH Một...

Hiệu quả từ nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm

Nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội đã được triển khai tại TP. Thái Nguyên hơn 30 năm qua. Với các đối tượng được hỗ trợ vay vốn là cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ và người lao động thiếu việc làm, nguồn vốn này góp phần quan trọng giúp nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố vươn lên phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ tạo việc...

Khai thác lợi thế phát triển dịch vụ logistics

Logistics là ngành dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao, không chỉ hỗ trợ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, mà còn góp phần phát triển hạ tầng giao thông vận tải, công nghệ thông tin. Với nhiều tiềm năng, lợi thế nổi trội, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, Thái Nguyên định hướng phát triển trở thành trung tâm logistics của vùng. Hệ thống kho hàng của Công ty CP Logistics ASG (ASGL) với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất