Powered by Techcity

Hoàng Thiện Thực – Nghệ sĩ đam mê truyền dạy múa dân gian






 

Tháng 3-2024, thầy giáo Hoàng Thiện Thực, giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, vinh dự là một trong 7 nghệ sĩ của tỉnh Thái Nguyên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT). So với lớp nghệ sĩ cùng thời, anh ít có cơ hội biểu diễn dưới ánh đèn sân khấu, bởi chọn công việc thầm lặng cống hiến sau cánh gà: Biên đạo múa và đào tạo nhiều diễn viên, nghệ sĩ múa dân gian.





 





 

Gặp NSƯT Hoàng Thiện Thực, chúng tôi ấn tượng ngay với con người giản dị, cách nói chuyện có duyên và vô cùng hài hước. Anh Thực kể về duyên đến với nghề: Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố, mẹ đều làm công nhân ở vùng mỏ Trại Cau (Đồng Hỷ), nhưng yêu thích hát từ nhỏ, nên ở nhà tôi thường hát theo và thuộc làu các bài quan họ, chèo, cải lương nghe được trên radio.





 

Cũng vì thích hát, hồi đó, anh Thực thường xuyên tham gia các chương trình văn nghệ của trường và địa phương. Rồi một ngày, có người bạn đến chơi nhà, nghe được giọng hát của cậu bé Thực, bảo: Em hát hay vậy không đi theo nghệ thuật thì phí lắm. “Chính câu nói này đã thắp lên trong tôi ước mơ làm ca sĩ. Và anh bạn đã hướng dẫn tôi đăng ký, thi tuyển vào Trường Trung cấp Nghệ thuật Việt Bắc. Sau khi nghe hát thử, cô giáo thấy tôi bắt bài nhanh, hát hay, giọng ca lại khá ở chất liệu dân gian, chèo, quan họ, cải lương, tuồng, nên động viên tôi theo học” – anh Thực nhớ lại.





 

Thế nhưng, Trường chỉ tuyển học sinh học hết cấp 3 mà anh còn 3 năm nữa mới hoàn thành chương trình THPT, nên cô giáo Nguyễn Thị Đông đã định hướng cho anh theo học múa, chờ đủ tuổi sẽ chuyển sang học hát. Vậy là anh gật đầu đồng ý thi và đỗ vào Khoa Múa. Cái duyên nghề múa đến với anh tình cờ như thế.





 

Người ta thường nói: “Không chịu được khổ, đừng đi học múa”, anh Thực cảm nhận quả đúng như vậy. Quá trình tập luyện bộ môn này rất vất vả, chịu nhiều đau đớn, với nam giới lại càng gian nan hơn. Giai đoạn tập môn múa cổ điển châu Âu đòi hỏi rất khắt khe, anh chứng kiến nhiều người không vượt qua được thử thách, phải bỏ cuộc giữa chừng. Song vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, nhờ sự động viên của thầy cô giáo, đặc biệt là từ mẹ, anh Thực đã dấn thân tập luyện, quyết theo đuổi nghiệp múa.





 

Dần dần, tình yêu với múa được bồi đắp và anh yêu múa từ bao giờ không hay. Có những giờ học, khi các bạn nghỉ, anh vẫn tự tập luyện một cách say mê. Vượt qua năm đầu đầy thử thách, từ năm thứ hai trở đi, anh Thực đều là học sinh nổi trội nhất của lớp múa, được tín nhiệm bầu làm Lớp trưởng. Mấy năm học ở Trường, anh đều “ẵm” các suất học bổng, có thể tự lo mọi chi phí sinh hoạt, học tập.

Nhờ kết quả học tập xuất sắc, năm 1994, sau khi tốt nghiệp, anh Thực được giữ lại trường làm giảng viên ở Khoa Múa. Từ năm 2008 đến nay, anh là Phó Trưởng Khoa, rồi Trưởng Khoa Múa và Sân khấu của Trường.





 





 





 

Ngay từ khi còn là học sinh, anh Thực đã có “máu” biên đạo. Chính vì thế mà sau khi tốt nghiệp, trong lúc bạn bè theo nghiệp diễn, tỏa sáng trên các sân khấu trong và ngoài tỉnh, thì anh Thực quyết định ở lại Trường làm giảng viên, với mong muốn dìu dắt, đào tạo ra nhiều lớp diễn viên múa dân gian đúng nghĩa.





 

Chia sẻ với chúng tôi, anh bảo: Nghề múa vốn áp lực, vất vả nên không phải ai cũng có thể theo được. Đây cũng là lý do khiến hầu hết các khóa học múa, số học sinh cứ dần “rơi rụng”, chỉ còn lại 50-60%. Tôi luôn nghĩ, thầy cô không chỉ là người chỉ dạy tỉ mỉ về kỹ thuật, kỹ năng múa, mà còn đóng vai trò là người “truyền lửa”, dìu dắt, giúp các em rèn tính kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách.





 

Trong Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, học sinh theo học múa tuổi còn nhỏ, nên anh Thực vừa là thầy, vừa như người cha dạy bảo các em từ lời ăn tiếng nói, kỹ năng sống, rồi sinh hoạt sao cho nền nếp, để đảm bảo sức khỏe học tập. Anh cũng là người hướng các em không sa ngã vào những cám dỗ vật chất, tệ nạn xã hội…

Đặc biệt, khi các em mắc lỗi, anh bao dung, uốn nắn các em đi vào “quỹ đạo”. Thậm chí, khi học sinh trong lớp mình chủ nhiệm vi phạm kỷ luật, anh đứng ra bảo lãnh, cam kết với Nhà trường sẽ dạy dỗ tiến bộ, tạo cơ hội cho các em có thể tiếp tục theo học.

Quan tâm, thấu hiểu tính cách của từng học sinh, anh Thực còn giống như người bạn, thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với học trò từ những câu chuyện thường ngày đến những tâm tư thầm kín.





 





 

Tiếp xúc bên ngoài trường học, thấy anh gần gũi, cởi mở bao nhiêu thì khi trên lớp, chúng tôi lại thấy anh là người thầy nghiêm khắc bấy nhiêu. Chứng kiến giờ dạy của anh, chúng tôi thấy anh tỉ mỉ chỉnh cho học sinh từng động tác, dáng đứng, ngón tay và cả sự tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc, trang phục.

Anh Thực tâm sự: Đối với múa dân gian dân tộc, ngoài đòi hỏi người học hội đủ những tiêu chuẩn khắt khe về hình thể, còn cần có khả năng cảm thụ âm nhạc, diễn xuất đúng chất dân gian dân tộc. Động tác không chuẩn sẽ không thể truyền tải được thông điệp điệu múa muốn mang đến cho khán giả… Tôi luôn yêu cầu học sinh phải luyện đi luyện lại từng động tác, đến khi thật chuẩn mới thôi, nên không ít học sinh nói vui “thầy khó tính như mẹ chồng”.





 

Tôi nhớ lại buổi báo cáo tốt nghiệp của lớp múa tài năng K1 của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, gặp em Nguyễn Minh Hải (ở huyện Bắc Quang, Hà Giang) sau khi em vừa hoàn thành các phần thi. Mồ hôi khắp khuôn mặt, song mắt em ánh lên niềm vui. Nói về thầy Thực, Hải xúc động: Hồi đầu đi học, tập luyện nhiều cơ thể vô cùng đau đớn, em đã nản, có ý định từ bỏ nghiệp múa chuyển sang khoa khác. Nhưng nhờ sự động viên, dìu dắt của thầy Thực, em đã phát huy được khả năng của mình và được chọn vào lớp múa tài năng K1. Với em, thầy Thực vừa là người thầy, vừa như người cha thứ hai.





 





 





 

Với mỗi nghệ sĩ múa, được biểu diễn trên sân khấu là niềm hạnh phúc lớn nhất. Nhưng với anh Thực, dù là học sinh xuất sắc của khóa, có nhiều cơ hội tỏa sáng, nhưng anh chọn đứng phía sau hào quang rực rỡ của ánh đèn sân khấu để cống hiến một cách thầm lặng.

Ngoài đào tạo những lứa nghệ sĩ múa chuyên nghiệp, chất lượng cho các tỉnh miền núi phía Bắc, các đoàn nghệ thuật của Quân khu 1, 2, 3, anh còn tham gia sưu tầm, nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật múa dân gian dân tộc. Quá trình tham gia nghiên cứu, anh Thực nhận thấy đây là mảng còn đang thiếu và yếu của nghệ thuật múa.





 





 





 

Anh Thực thể hiện quan điểm: Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn, sử dụng ngôn ngữ hình thể để phản ánh tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Múa dân gian dân tộc đòi hỏi điệu múa phải mang được cái hồn, cốt của mỗi dân tộc đến với khán giả. Vì thế, điều quan trọng trong biên đạo các điệu múa dân gian là sáng tạo, phát triển phải dựa trên cái gốc văn hóa dân tộc. Điệu múa dân gian dân tộc tốt là không cần phụ thuộc vào trang phục, vào phụ kiện, mà chỉ thông qua điệu múa, người xem vẫn nhận biết được đó là của dân tộc gì, làm sao để thoát khỏi lối mòn, nhưng vẫn giữ được “đúng chất” dân tộc đó.





 





 

Và công việc nghiên cứu đã phục vụ nhiều cho việc biên đạo các điệu múa dân gian dân tộc của anh. Đến nay, gia tài các điệu múa do anh biên đạo khá phong phú, đều được đánh giá cao, được nhiều diễn viên và khán giả yêu thích.





 





 

Gần đây nhất, năm 2024, anh kết hợp cùng Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam nghiên cứu về văn hóa dân tộc Lự. Từ những nghiên cứu đó, anh đang trong quá trình biên soạn giáo trình dạy múa dân gian dân tộc Lự để đưa vào giảng dạy trong Trường. Sau này, anh tiếp tục đặt mục tiêu nghiên cứu, xây dựng giáo trình dạy múa một số dân tộc khác, phục vụ việc giảng dạy và lưu giữ văn hóa, nghệ thuật múa dân gian dân tộc cho mai sau…





 





 





 





Nguồn: https://baothainguyen.vn/multimedia/emagazine/202406/hoang-thien-thuc-nghe-si-dam-me-truyen-day-mua-dan-gian-d381e90/

Cùng chủ đề

Chuyện về một doanh nhân cựu chiến binh

Luôn khiêm nhường, giản dị là cảm nhận của chúng tôi về ông. Là thương binh, về nghỉ chế độ tại địa phương, ông đã khắc phục khó khăn, thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ, đến nay đã lớn mạnh trên thị trường, trở thành công ty. Ông là doanh nhân Lê Đức Ân, Giám đốc Công ty TNHH Ân Hường, ở phường Phố Cò (TP. Sông Công). Doanh nhân Lê Đức...

Bảo đảm chất lượng thi công tuyến đường Tiên Hội – Hoàng Nông

Báo Thái Nguyên nhận được phản ánh của một số hộ dân xóm Đồng Chung, xã Tiên Hội (Đại Từ) về việc chủ đầu tư và đơn vị thi công tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông triển khai không đúng với thiết kế nên chưa bảo đảm công bằng về giải phóng mặt bằng; nhiều hộ dân bị ngập úng vì có cốt đường cao hơn so với nền nhà... Tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông được xây dựng...

Gamshow “Dân ta phải biết sử ta”: Ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5

Sáng 5-10, tại Trường quay S1, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, Gameshow (trò chơi truyền hình) “Dân ta phải biết sử ta” được ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5. Các đại biểu và đông đảo học sinh, sinh viên tham gia cổ vũ gameshow. Gameshow Dân ta phải biết sử ta một chương trình truyền hình do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị: Đài Phát thanh - Truyền hình...

Thái Nguyên nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

  Mở rộng cơ hội phát triển, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo chỗ đứng trên thị trường... là những giá trị các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) được nhận lại khi có sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Với ý nghĩa này, Chương bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng thu hút nhiều HTX, DN tham gia, từ đó góp phần khai...

Tạo bứt phá trong thu hút đầu tư

Năm 2023, Thái Nguyên đã tổ chức và tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trên địa bàn tỉnh có 41 dự án FDI được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn 253,4 triệu USD, 17 lượt dự án tăng vốn với...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: TTXVN) Trưa 4/10, Tổng thống Emmanuel Macron và Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các Trưởng Đoàn dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ. Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 diễn ra trong 2 ngày (4 và...

‘Hoa khôi’ Thanh Hiếu tỏa sáng, U.19 Phong Phú Hà Nam chia điểm với đội Hà Nội

Trước khi bước vào màn đụng độ tối 5.10, U.19 Phong Phú Hà Nam và U.19 Hà Nội cũng đang tạo nên cuộc đua song mã trên bảng xếp hạng. Cả hai đều bất bại sau lượt đi và U.19 Phong Phú Hà Nam đang dẫn đầu với 13 điểm, hơn Hà Nội 2 điểm. Đúng như sự chờ đợi, U.19 Phong Phú Hà Nam và U.19 Hà Nội tạo ra thế trận hấp dẫn với liên tiếp các tình...

Chuyện về một doanh nhân cựu chiến binh

Luôn khiêm nhường, giản dị là cảm nhận của chúng tôi về ông. Là thương binh, về nghỉ chế độ tại địa phương, ông đã khắc phục khó khăn, thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ, đến nay đã lớn mạnh trên thị trường, trở thành công ty. Ông là doanh nhân Lê Đức Ân, Giám đốc Công ty TNHH Ân Hường, ở phường Phố Cò (TP. Sông Công). Doanh nhân Lê Đức...

Bảo đảm chất lượng thi công tuyến đường Tiên Hội – Hoàng Nông

Báo Thái Nguyên nhận được phản ánh của một số hộ dân xóm Đồng Chung, xã Tiên Hội (Đại Từ) về việc chủ đầu tư và đơn vị thi công tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông triển khai không đúng với thiết kế nên chưa bảo đảm công bằng về giải phóng mặt bằng; nhiều hộ dân bị ngập úng vì có cốt đường cao hơn so với nền nhà... Tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông được xây dựng...

Gamshow “Dân ta phải biết sử ta”: Ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5

Sáng 5-10, tại Trường quay S1, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, Gameshow (trò chơi truyền hình) “Dân ta phải biết sử ta” được ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5. Các đại biểu và đông đảo học sinh, sinh viên tham gia cổ vũ gameshow. Gameshow Dân ta phải biết sử ta một chương trình truyền hình do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị: Đài Phát thanh - Truyền hình...

Cùng chuyên mục

Gamshow “Dân ta phải biết sử ta”: Ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5

Sáng 5-10, tại Trường quay S1, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, Gameshow (trò chơi truyền hình) “Dân ta phải biết sử ta” được ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5. Các đại biểu và đông đảo học sinh, sinh viên tham gia cổ vũ gameshow. Gameshow Dân ta phải biết sử ta một chương trình truyền hình do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị: Đài Phát thanh - Truyền hình...

Chuyện ở những gia đình truyền thống

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 84.000 gia đình chỉ có bố hoặc mẹ sống chung với con; gần 25.000 hộ có 2 vợ chồng; hơn 121.000 gia đình hạt nhân, tức là có cả bố mẹ và các con… Đặc biệt có hơn 70.600 gia đình từ 3 thế hệ trở lên - đó là những gia đình truyền thống, gia đạo nền nếp, có tôn ti trật tự, trên dưới thuận hòa. Ông Chu Văn...

Một ngày với “Đệ nhất danh trà”

Trong hành trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”, trải nghiệm những vùng đất hùng vĩ với núi non, hang động, hồ nước, thác đổ…, nhưng sẽ thiệt thòi cho du khách nếu chưa đến một điểm trên vùng đất được dân gian mệnh danh là “Đệ nhất danh trà” Thái Nguyên. Đó là Không gian Văn hóa trà và vùng chè xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên). Không gian Văn hóa trà Tân Cương đón tiếp bình quân 10.000...

“Nhà mình nghèo lắm” – Báo Thái Nguyên điện tử

Đầu tuần, chị Vân nhận được tin nhắn của cô giáo, hỏi về việc trong lớp chỉ có Việt, con trai chị không đăng ký tham gia dã ngoại. Cô giáo dè dặt đặt vấn đề: “Nếu gia đình mình khó khăn quá, Nhà trường có thể hỗ trợ. Vì hoạt động lần này không chỉ là vui chơi mà còn kết hợp tham quan bảo tàng với giáo dục lịch sử cho các con.” Chị Vân hoàn toàn bất...

Nét quê rau muống – Báo Thái Nguyên điện tử

Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Rau muống là một loại rau rất dễ trồng, trồng trên ruộng, trồng ở bờ ao, bờ mương. Rau muống cũng dễ chế biến, mà chế biến được nhiều món ăn ngon, hơn nữa là một loại rau có quanh năm, ăn nhiều bữa mà không chán. Nhớ thời còn bé, tôi theo mẹ ra đồng trồng rau muống, chỉ cần bón phân một lần, ruộng...

Tiếng gọi – Báo Thái Nguyên điện tử

Lần nào lên thăm vợ chồng Vy, mẹ cũng không báo trước. Mà không, chính xác là từ buổi chiều trời đổ mưa tầm tã, nước chảy thành dòng trước con hẻm nhà Vy đúng cái giờ ra đón mẹ ở bến xe. Khôi, chồng Vy, gọi taxi vì không thể chạy xe máy như mọi lần. Có vậy thôi mà mẹ kể mãi, nói hai đứa không biết tiết kiệm là gì, tốn kém, gì mà tiền taxi...

Quảng bá du lịch Thái Nguyên theo cách của bạn

  Quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh... cùng nhiều mục tiêu cụ thể khác là những nội dung được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, thể hiện tầm nhìn, quyết tâm “bứt tốc” ngành Du lịch của tỉnh trong nhiệm kỳ, đặt nền móng cho tương lai. Do vậy, trong 4 năm qua, các cấp,...

Phục vụ gần 27.000 lư­­­­­­­­­­­­ợt bạn đọc

Tính đến hết tháng 9-2024, Thư viện tỉnh Thái Nguyên đã cấp mới 577 thẻ và phục vụ gần 27.000 lư­­­­­­­­­­­­ợt bạn đọc; luân chuyển hơn 49.000 l­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ượt sách báo; phục vụ hơn 1.100 lượt bạn đọc đến tìm hiểu, học tập, tra cứu thông tin tại phòng đa phương tiện và gần 124.000 lượt truy cập website của Thư viện. Nhiều bạn trẻ quan tâm tới sách, báo truyền thống. Cùng với phục vụ bạn đọc, Thư viện tỉnh tổ...

Tham mưu – Báo Thái Nguyên điện tử

Ông bắt đầu làm công tác lãnh đạo khi mới bước vào tuổi ba mươi. Hồi ấy, cả cái huyện miền núi gần trăm cán bộ nhưng chỉ có vài người tốt nghiệp đại học như ông thì điều ấy cũng không có gì lạ. Minh họa: Thanh Hạnh Trải qua đường trường công tác, tuy không phải là người quá thông minh, sắc sảo nhưng dần dần, tới lúc sắp về hưu, ông cũng đã làm đến chức giám đốc...

Thực hiện hiệu quả chính sách văn hóa vùng dân tộc thiểu số

Trong số hơn 1,3 triệu dân, người dân tộc thiểu số (DTTS) tại Thái Nguyên chiếm gần 30%. Thời gian qua, phát triển văn hóa, bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được tỉnh quan tâm. Học viên thực hành nghi lễ Cấp sắc của người Dao tại Lễ bế mạc lớp truyền dạy về thực hành nghi lễ Cấp sắc, chữ Nôm của người Dao tại xã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất