Powered by Techcity

Tìm về dấu xưa Huyền Trân công chúa

Hữu duyên, chúng tôi được về chùa Hổ Sơn (xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) trong một buổi chiều tĩnh mịch, ngay trước lễ kỷ niệm 684 năm ngày hóa thân của Huyền Trân công chúa. Chùa Hổ Sơn nay đã được tôn tạo bề thế nhưng vẫn còn đó dấu xưa của ngôi chùa cổ đã 700 năm, nơi lưu giữ những dấu tích về cuộc đời của Huyền Trân công chúa.





 

Dấu xưa công chúa

Chùa Hổ Sơn vừa tổ chức thành công Đại lễ Phật đản và kỷ niệm 684 năm ngày hóa thân Thần mẫu Trần triều Huyền Trân công chúa (diễn ra từ ngày 15 đến 21-5). Được biết, hơn 10.000 tín đồ Phật tử, nhân dân thập phương đã tới thăm viếng chùa trong dịp này. Không chỉ được chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ kính bên sườn núi Hổ, du khách còn có cơ hội hiểu hơn về công lao của Thần mẫu Huyền Trân công chúa thông qua những câu chuyện lịch sử mang hào khí Đông A.

Theo tư liệu ghi tại chùa, công chúa Huyền Trân (sinh năm 1287, tạ thế năm 1340) là con gái đức vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu. Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân, khi còn ở cương vị Thái tử, đã tỏ rõ tài năng qua phối hợp với Đại Việt đánh tan đội quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt và Chiêm Thành vào năm 1282. Năm 1301, Chế Mân mời Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông sang thăm Chiêm Quốc. Mến mộ tài năng của Thái Thượng hoàng, vua Chế Mân muốn cầu hôn con gái người để kết tình bang giao hai nước.

Tháng 6-1306, vua Chế Mân đã dâng châu Ô và châu Lý, tức từ đèo Hải Vân đến tỉnh Quảng Trị ngày nay, cho nước Đại Việt làm sính lễ để rước công chúa Huyền Trân về làm Chính cung và phong Vương hậu với tước hiệu là Paramecvari. Với lòng yêu nước thương dân, vâng lời vua cha, công chúa Huyền Trân đã lên kiệu hoa về Chiêm Thành. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 1 năm thì vua Chế Mân đột ngột qua đời.

Năm 1308, công chúa Huyền Trân được đoàn tùy giá đưa về Thăng Long. Đầu năm 1309, công chúa Huyền Trân đã xin vua cha cho bà xuống tóc xuất gia tu hành. Đến năm 1311, công chúa Huyền Trân về chân núi Hổ lập am thờ Phật. Thời điểm đó, ở làng Tiền, xã Tam Thanh, phía tây núi Hổ có công chúa Thụy Bảo là cô ruột của công chúa Huyền Trân cũng đang tu hành. Hai người đã cùng nhau tu hành, khai hoang lập ấp, dạy dân trồng cây lương thực để cuộc sống ấm no, trồng cây thuốc nam để chữa bệnh, chăm lo cho đời sống nhân dân trong vùng. Khi bà mất đi, dân chúng quanh vùng thương tiếc tôn bà là Thần Mẫu, lập đền thờ bà. Hằng năm vào ngày 9-4 Âm lịch là ngày kỵ của công chúa Huyền Trân, dân làng Hổ Sơn tổ chức lễ hội để tưởng nhớ, tri ân công đức bà.

Hiện chùa Hổ Sơn vẫn giữ được 27 tượng thờ và 27 đồ thờ cổ, trong đó nhiều cổ thư, cổ vật quý như tượng 2 công chúa, 4 sắc phong của các triều đại phong kiến phong cho 2 công chúa, một số bát hương sứ, sành mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Ngày 27-9-2006, chùa Hổ Sơn được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Một vùng du lịch tâm linh hấp dẫn

Hiện nay, khu di tích Hổ Sơn đã được đầu tư tôn tạo và mở rộng khuôn viên với tổng diện tích 13ha, gồm 30 hạng mục công trình lớn nhỏ. Đi vào cổng bên trái, qua vài chục bậc thang lát đá là 2 dãy tượng 18 vị la hán theo nguyên mẫu ở chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội). Nằm chính giữa cổng là ngôi Tam bảo khang trang; bên phải là đền thờ Huyền Trân công chúa. Cả chùa và đền đều được tôn tạo theo kiến trúc “tiền chữ nhất, hậu chữ đinh”.

Từ chùa và đền, du khách có thể ngắm toàn cảnh khuôn viên với bảo tháp 13 tầng, cao 26m, tượng Phật Bà Quan Âm, cột cờ, giếng ngọc đá ong, nhà thuốc nam và nhất là Bảo tàng Huyền Trân công chúa có hình dáng mô phỏng chiếc thuyền rồng đón công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về nước. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa còn có tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá sapphire nguyên khối, cao 5,1m, tượng trưng cho 51 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông thị hiện…

Cùng với quần thể Phủ Dày nổi tiếng, chùa Hổ Sơn được xác định là một trong những di tích tâm linh quan trọng của huyện Vụ Bản để phát triển du lịch tâm linh. Theo ông Nguyễn Khắc Xung, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản, với 173 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 25 di tích được Nhà nước xếp hạng, đặc biệt có 7 di tích cấp quốc gia gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng mẫu Liễu Hạnh (thuộc Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy, xã Kim Thái); đền Giáp Nhất (xã Quang Trung); đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh (xã Liên Bảo); đền Đông (xã Thành Lợi); đền, chùa Vĩnh Lại (xã Vĩnh Hào); đền Vụ Nữ (xã Hợp Hưng)… huyện Vụ Bản có nhiều lợi thế và đang đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh.

Ông Trần Minh Hoan, Bí thư Huyện ủy Vụ Bản cũng nhận định: Là vùng đất “Thiên Bản lục kỳ” (vùng đất Vụ Bản có 6 chuyện kỳ lạ – PV), huyện Vụ Bản có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, tâm linh. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay có trên 800 hạng mục của hơn 170 di tích được đầu tư trùng tu, tôn tạo. Để thúc đẩy du lịch địa phương, huyện đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; lập quy hoạch tổng thể hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn huyện; kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa trong phát triển du lịch địa phương…

Nếu được kết nối với các công trình tín ngưỡng khác trong và ngoài huyện, kết nối với tuyến du lịch tâm linh nổi tiếng của các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Hà Nam, chắc chắn chùa Hổ Sơn sẽ là một điểm đến được du khách yêu thích, mang đến những cơ hội mới về phát triển du lịch cho vùng đất thiêng Vụ Bản.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyện về một doanh nhân cựu chiến binh

Luôn khiêm nhường, giản dị là cảm nhận của chúng tôi về ông. Là thương binh, về nghỉ chế độ tại địa phương, ông đã khắc phục khó khăn, thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ, đến nay đã lớn mạnh trên thị trường, trở thành công ty. Ông là doanh nhân Lê Đức Ân, Giám đốc Công ty TNHH Ân Hường, ở phường Phố Cò (TP. Sông Công). Doanh nhân Lê Đức...

Bảo đảm chất lượng thi công tuyến đường Tiên Hội – Hoàng Nông

Báo Thái Nguyên nhận được phản ánh của một số hộ dân xóm Đồng Chung, xã Tiên Hội (Đại Từ) về việc chủ đầu tư và đơn vị thi công tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông triển khai không đúng với thiết kế nên chưa bảo đảm công bằng về giải phóng mặt bằng; nhiều hộ dân bị ngập úng vì có cốt đường cao hơn so với nền nhà... Tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông được xây dựng...

Gamshow “Dân ta phải biết sử ta”: Ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5

Sáng 5-10, tại Trường quay S1, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, Gameshow (trò chơi truyền hình) “Dân ta phải biết sử ta” được ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5. Các đại biểu và đông đảo học sinh, sinh viên tham gia cổ vũ gameshow. Gameshow Dân ta phải biết sử ta một chương trình truyền hình do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị: Đài Phát thanh - Truyền hình...

Thái Nguyên nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

  Mở rộng cơ hội phát triển, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo chỗ đứng trên thị trường... là những giá trị các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) được nhận lại khi có sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Với ý nghĩa này, Chương bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng thu hút nhiều HTX, DN tham gia, từ đó góp phần khai...

Tạo bứt phá trong thu hút đầu tư

Năm 2023, Thái Nguyên đã tổ chức và tham dự 4 chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc). Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trên địa bàn tỉnh có 41 dự án FDI được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn 253,4 triệu USD, 17 lượt dự án tăng vốn với...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: TTXVN) Trưa 4/10, Tổng thống Emmanuel Macron và Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các Trưởng Đoàn dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ. Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 diễn ra trong 2 ngày (4 và...

‘Hoa khôi’ Thanh Hiếu tỏa sáng, U.19 Phong Phú Hà Nam chia điểm với đội Hà Nội

Trước khi bước vào màn đụng độ tối 5.10, U.19 Phong Phú Hà Nam và U.19 Hà Nội cũng đang tạo nên cuộc đua song mã trên bảng xếp hạng. Cả hai đều bất bại sau lượt đi và U.19 Phong Phú Hà Nam đang dẫn đầu với 13 điểm, hơn Hà Nội 2 điểm. Đúng như sự chờ đợi, U.19 Phong Phú Hà Nam và U.19 Hà Nội tạo ra thế trận hấp dẫn với liên tiếp các tình...

Chuyện về một doanh nhân cựu chiến binh

Luôn khiêm nhường, giản dị là cảm nhận của chúng tôi về ông. Là thương binh, về nghỉ chế độ tại địa phương, ông đã khắc phục khó khăn, thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô nhỏ, đến nay đã lớn mạnh trên thị trường, trở thành công ty. Ông là doanh nhân Lê Đức Ân, Giám đốc Công ty TNHH Ân Hường, ở phường Phố Cò (TP. Sông Công). Doanh nhân Lê Đức...

Bảo đảm chất lượng thi công tuyến đường Tiên Hội – Hoàng Nông

Báo Thái Nguyên nhận được phản ánh của một số hộ dân xóm Đồng Chung, xã Tiên Hội (Đại Từ) về việc chủ đầu tư và đơn vị thi công tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông triển khai không đúng với thiết kế nên chưa bảo đảm công bằng về giải phóng mặt bằng; nhiều hộ dân bị ngập úng vì có cốt đường cao hơn so với nền nhà... Tuyến đường Tiên Hội - Hoàng Nông được xây dựng...

Gamshow “Dân ta phải biết sử ta”: Ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5

Sáng 5-10, tại Trường quay S1, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, Gameshow (trò chơi truyền hình) “Dân ta phải biết sử ta” được ghi hình số đầu tiên của năm thứ 5. Các đại biểu và đông đảo học sinh, sinh viên tham gia cổ vũ gameshow. Gameshow Dân ta phải biết sử ta một chương trình truyền hình do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị: Đài Phát thanh - Truyền hình...

Cùng chuyên mục

Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Địa chất Quốc tế

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà gồm toàn bộ các giai đoạn của quá trình biển làm ngập chìm karst nhiệt đới cũng như có 3 loại hình hang động chủ yếu (hang hàm ếch biển cổ, hang nền karst cổ, hàm ếch).  Vịnh Hạ Long. (Ảnh: TTXVN) Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà gồm toàn bộ các giai đoạn của quá trình biển làm ngập chìm karst nhiệt đới cũng như có 3 loại hình hang...

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV

Ngày 15-8, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức họp báo thông tin về Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV - Bắc Kạn năm 2024, gắn với một số hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949 - 24/8/2024). Quang cảnh họp báo. Chương trình Du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” được hình thành trên cơ sở thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa...

Vườn chè cổ trăm tuổi giữa vùng Đệ nhất danh trà Thái Nguyên

Vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên) được biết đến với nhiều loại chè ngon, trong số đó là giống chè cổ đã làm lên thương hiệu ở xứ Đệ nhất danh trà. Vùng chè Tân Cương (TP Thái Nguyên) được biết đến là thủ phủ chè của Thái Nguyên, ngoài hình ảnh đồi chè xanh ngát, nối tiếp nhau tạo hình bát úp, nơi đây còn nổi tiếng với sản phẩm chè ngon. Trong số đó, giống chè trung du cổ là...

Xúc tiến du lịch Việt Bắc tại Đà Nẵng

Sáng 8/7, tại thành phố Đà Nẵng, UBND tỉnh Bắc Kạn chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và truyền thông giới thiệu Chương trình Du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV - Bắc Kạn năm 2024.    Dự Hội nghị có ông Đinh Mạnh Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội...

Ngát xanh Mường Báng – Báo Thái Nguyên điện tử

Trên suốt chặng đường từ thành phố Điện Biên Phủ đến xã Mường Báng thuộc huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, chúng tôi cảm nhận rõ bầu không khí nóng dần trong cái nắng đầu mùa gay gắt quyện lẫn mùi khói đốt nương đặc trưng của vùng đất này. Thôn Phai Tung, xã Mường Báng, điểm sáng du lịch cộng đồng. (Ảnh KHIẾU MINH) Nhưng khi xe băng qua những chặng đèo dốc lớn, tới địa phận Mường Báng, tất...

Xây dựng thắng cảnh Ba Bể thành khu du lịch quốc gia

Tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt đề án phát triển Khu du lịch Ba Bể thành khu du lịch quốc gia giai đoạn 2022-2030, định hướng đến năm 2050. Đây là bước đi quan trọng của tỉnh nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn.  Một góc hồ Ba Bể. (Ảnh: TUẤN SƠN) Thắng cảnh hồ Ba Bể nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể là tài nguyên du lịch quý báu của quốc gia. Chính...

Thúc đẩy du lịch tàu biển

Du lịch bằng tàu biển đã tồn tại lâu năm và được khai thác nhiều ở các quốc gia phát triển. Theo Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch tàu biển có doanh thu cao hơn 40% so với du lịch bằng đường hàng không hay đường bộ.  Tàu biển quốc tế Spectrum of the Seas chở hơn 4.000 du khách đa quốc tịch đã cập cảng Tân Cảng-Cái Mép, thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng...

Thành phố Đà Nẵng trở thành điểm đến Du lịch cưới 

Chương trình thí điểm thu hút khách du lịch cưới đến Đà Nẵng được áp dụng trong thời gian 2 năm 2024-2025 cho các đám cưới du lịch từ 50 khách được tổ chức tại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng.    Chiều nay (5/6), Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng công bố kế hoạch phát triển du lịch cưới và Chương trình thí điểm thu hút khách du lịch cưới đến Đà Nẵng giai đoạn...

Độc đáo Hội chọi dê Ninh Bình

Ngày 4/6, tại sân vận động xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội chọi dê Ninh Bình năm 2024. Đây là hoạt động mới, lần đầu tiên được tổ chức trong Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024.  Hội chọi dê được tổ chức với hy vọng tạo ra sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, là nét văn hóa độc đáo, đồng thời góp phần bảo tồn và phát triển...

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu: Điểm đến “xanh” ngày càng hấp dẫn

Khu du lịch Mộc Châu nằm trên cao nguyên Mộc Châu, thuộc địa bàn hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ của tỉnh Sơn La. Cánh đồng chè xanh tươi trải dài ngút ngàn đã trở thành thương hiệu của Mộc Châu. Ảnh: Sở VHTTDL Sơn La Nơi đây sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ, lại nằm ở độ cao trung bình 1.050m so với mực nước biển nên thuộc kiểu khí hậu ôn đới,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất